Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai (Phần 2)

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai (Phần 2) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.

399
  Tải tài liệu

Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai (Phần 2)

A. Lý thuyết

I. Ý nghĩa của việc tránh thai

- Sinh đẻ có kế hoạch mang lại nhiều lợi ích cho mọi thành viên trong gia đình và cho đất nước.

   + Sinh đẻ có kế hoạch giúp nâng cao được chất lượng cuộc sống cả vật chất và tinh thần đối với mọi thành viên trong gia đình như dễ cải thiện điều kiện kinh tế, có điểu kiện chăm lo sức khoẻ, học hành, giải trí....

   + Đối với xã hội, sinh đẻ có kế hoạch làm giảm áp lực gây ra đối với phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường. Để có thể sinh đẻ có kế hoạch cần phải có hiểu biết về các biện pháp tránh thai và sử dụng chúng.

   + Các biện pháp tránh thai đang sử dụng rộng rãi hiện nay rất đa dạng và đều có hiệu quả tránh thai cao.

- Mỗi cặp vợ chồng nên sinh tối đa là 2 con. Không nên đẻ sớm trước tuổi trưởng thành (tuổi cho phép kết hôn của nữ là 18). Khoảng cách giữa 2 lần sinh không dưới 3 năm.

- Những người còn đang đi học nếu có thai sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học tập. Dưới 19 tuổi không nên sử dụng biện pháp triệt sản (đình sản) để tránh mang thai vì việc nối lại ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng để các ống này trở lại tình trạng như ban đầu là rất khó khăn, chi phí rất cao. Có thể nói là sau khi triột sản rất khó có thể có con.

   + Phá thai không được xem là biện pháp tránh thai vì phá thai có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng dối với sức khoẻ người phụ nữ như viêm nhiễm dường sinh dục, vô sinh ... thậm chí tử vong.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai (hay, chi tiết)

II. Những nguy cơ có thai khi ở tuổi vị thành niên

- Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:

   + Dễ xảy thai ,đẻ non.

   + Con để ra thường nhẹ cân,khó nuôi,dễ tử vong.

   + Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm

   + Có thể phải bỏ học,ảnh hưởng đến tiền đò cuộc sống sau này.

- Hậu quả của việc nạo phá thai:

   + Dính buồng trứng,tắc vòi trứng.

   + Tổn thương thành tử cung(có thể để lại sẹo) là nguyên nhân làm vỡ tử cung.

- Muốn tránh thai ngoài ý muốn và tránh nạo phá thai thì phải thực hiện các biện pháp tránh thai

III. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

- Không cho sự thụ tinh xảy ra

- Trứng thụ tinh không thể làm tổ trong thành tử cung được nghĩa là không thụ thai được.

- Từ đó có thể đề ra các nguyên tắc sau:

   + Ngăn trứng chín và rụng.

   + Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.

   + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên ?

A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao

B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Lời giải 

- Mang thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ: tỉ lệ sẩy thai, đẻ con non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn …

- Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao hơn.

- Ngoài ra, khi mang thai ở tuổi đang đi học còn ảnh hưởng đến học tập, địa vị xã hội, công tác, gia đình, cuộc sống …

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Muốn tránh thai, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc nào dưới đây ?

A. Tránh không để tinh trùng gặp trứng

B. Ngăn cản trứng chín và rụng

C. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải 

Muốn tránh thai, chúng ta cần:

- Tránh không để tinh trùng gặp trứng

- Ngăn cản trứng chín và rụng

- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh?

A. Thắt ống dẫn tinh

B. Đặt vòng tránh thai

C. Cấy que tránh thai

D. Sử dụng bao cao su

Lời giải 

Đặt vòng tránh thai làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự chín và rụng của trứng?

A. Sử dụng bao cao su

B. Đặt vòng tránh thai

C. Uống thuốc tránh thai

D. Tính ngày trứng rụng

Lời giải 

Uống thuốc tránh thai làm cản trở sự chín và rụng của trứng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Hoocmôn nào không thể thiếu trong thành phần của thuốc tránh thai là

A. prôgestêrôn.

B. ơstrôgen.

C. LH.

D. FSH.

Lời giải 

Hoocmôn prôgestêrôn không thể thiếu trong thành phần của thuốc tránh thai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Thông thường, khi uống thuốc tránh thai thì

A. trứng sẽ không còn khả năng thụ tinh.

B. chúng ta vẫn có kinh nguyệt bình thường.

C. chúng ta sẽ tắt kinh hoàn toàn.

D. trứng vẫn rụng bình thường.

Lời giải 

Khi uống thuốc tránh thai thì chúng ta vẫn có kinh nguyệt bình thường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Biện pháp tránh thai nào dưới đây có thể áp dụng cho nam giới?

A. Sử dụng bao cao su

B. Thắt ống dẫn tinh

C. Uống thuốc tránh thai

D. Cả A và B

Lời giải 

Sử dụng bao cao su và thắt ống dẫn tinh thường được áp dụng cho nam giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

A. Uống thuốc tránh thai

B. Thắt ống dẫn tinh

C. Đặt vòng tránh thai

D. Sử dụng bao cao su

Lời giải 

Sử dụng bao cao su không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Phương pháp tránh thai nào dưới đây không áp dụng cho những người có chu kì kinh nguyệt không đều?

A. Uống thuốc tránh thai

B. Đặt vòng tránh thai

C. Tính ngày trứng rụng

D. Sử dụng bao cao su

Lời giải 

Tính ngày trứng rụng không áp dụng cho những người có chu kì kinh nguyệt không đều, vì kết quả tính toán sẽ không chính xác, tỉ lệ có thai vẫn cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên ?

A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao

B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Đáp án

- Mang thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ: tỉ lệ sẩy thai, đẻ con non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn …

- Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao hơn.

- Ngoài ra, khi mang thai ở tuổi đang đi học còn ảnh hưởng đến học tập, địa vị xã hội, công tác, gia đình, cuộc sống …

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Muốn tránh thai, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc nào dưới đây ?

A. Tránh không để tinh trùng gặp trứng

B. Ngăn cản trứng chín và rụng

C. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Muốn tránh thai, chúng ta cần:

- Tránh không để tinh trùng gặp trứng

- Ngăn cản trứng chín và rụng

- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh?

A. Thắt ống dẫn tinh

B. Đặt vòng tránh thai

C. Cấy que tránh thai

D. Sử dụng bao cao su

Đáp án

Đặt vòng tránh thai làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự chín và rụng của trứng?

A. Sử dụng bao cao su

B. Đặt vòng tránh thai

C. Uống thuốc tránh thai

D. Tính ngày trứng rụng

Đáp án

Uống thuốc tránh thai làm cản trở sự chín và rụng của trứng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hoocmôn nào không thể thiếu trong thành phần của thuốc tránh thai là

A. prôgestêrôn.

B. ơstrôgen.

C. LH.

D. FSH.

Đáp án

Hoocmôn prôgestêrôn không thể thiếu trong thành phần của thuốc tránh thai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Thông thường, khi uống thuốc tránh thai thì

A. trứng sẽ không còn khả năng thụ tinh.

B. chúng ta vẫn có kinh nguyệt bình thường.

C. chúng ta sẽ tắt kinh hoàn toàn.

D. trứng vẫn rụng bình thường.

Đáp án

Khi uống thuốc tránh thai thì chúng ta vẫn có kinh nguyệt bình thường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Biện pháp tránh thai nào dưới đây có thể áp dụng cho nam giới?

A. Sử dụng bao cao su

B. Thắt ống dẫn tinh

C. Uống thuốc tránh thai

D. Cả A và B

Đáp án

Sử dụng bao cao su và thắt ống dẫn tinh thường được áp dụng cho nam giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

A. Uống thuốc tránh thai

B. Thắt ống dẫn tinh

C. Đặt vòng tránh thai

D. Sử dụng bao cao su

Đáp án

Sử dụng bao cao su không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Phương pháp tránh thai nào dưới đây không áp dụng cho những người có chu kì kinh nguyệt không đều?

A. Uống thuốc tránh thai

B. Đặt vòng tránh thai

C. Tính ngày trứng rụng

D. Sử dụng bao cao su

Đáp án

Tính ngày trứng rụng không áp dụng cho những người có chu kì kinh nguyệt không đều, vì kết quả tính toán sẽ không chính xác, tỉ lệ có thai vẫn cao.

Đáp án cần chọn là: C

Bài viết liên quan

399
  Tải tài liệu