Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (Phần 2)

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (Phần 2) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.

613
  Tải tài liệu

Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (Phần 2)

A. Lý thuyết

I. Đông máu

- Đông máu là hiện tượng máu lỏng chảy ra khỏi mạch tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (hay, chi tiết)

- Sự đông máu liên quan chủ yếu đến hoạt động của tiểu cầu, tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau tạo thành nút tiểu cầu tạm thời bịt kín vết rách => là cơ chế giúp cơ thể tự bảo vệ khi có vết thương.

- Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu => cục máu đông

II. Các nguyên tắc truyền máu

1. Các nhóm máu ở người

- Ở người có 4 nhóm máu: A, B, O, AB

Tên nhóm máu Kháng nguyên (ở hồng cầu) Kháng thể (ở huyết tương)
A A β
B B α
AB Có cả A và B Không có
O Không có Có cả α và β

- Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, máu được truyền theo sơ đồ sau:

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu (hay, chi tiết)

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

- Không truyền máu có kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ gây kết dính hồng cầu.

- Không truyền các tác nhân gây bệnh cho người được truyền máu (virus HIV, viêm gan B, …) => gây nhiễm bệnh cho người nhận máu.

⇒ Cần xét nghiệm máu trước khi truyền máu.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?

A. Cl-

B. Ca2+

C. Na+

D. Ba2+

Lời giải

Khi mạch máu bị nứt vỡ, Ca2+ sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải

Tiểu cầu đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm:

A. Huyết tương và các tế bào máu

B. Tơ máu và các tế bào máu

C. Tơ máu và hồng cầu

D. Bạch cầu và tơ máu.

Lời giải

Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

Lời giải

Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

A. Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.

B. Giúp cơ thể giảm thân nhiệt

C. Giúp cơ thể tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn.

D. Giúp cơ thể không mất nước.

Lời giải

Đông máu là một cơ chế chống mất máu, nó giúp cơ thể tự bảo vệ, không mất nhiều máu khi bị thương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Lời giải

Nhóm máu O không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể alpha ?

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Lời giải

Có 2 nhóm máu không mang kháng thể alpha là A và AB

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Lời giải

Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu AB.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?

A. AB

B. O

C. B

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải

Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu AB.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Nhóm máu không mang kháng thể alpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?

A. O 

B. B

C. A

D. AB

Lời giải

Nhóm máu không mang kháng thể anpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu AB

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ?

A. 7 trường hợp

B. 3 trường hợp

C. 2 trường hợp

D. 6 trường hợp

Lời giải

Có tất cả 7 trường hợp gây kết dính hồng cầu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ?

A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.

B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Lời giải

Máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?

A. Cl-

B. Ca2+

C. Na+

D. Ba2+

Đáp án

Khi mạch máu bị nứt vỡ, Ca2+ sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Tiểu cầu đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm:

A. Huyết tương và các tế bào máu

B. Tơ máu và các tế bào máu

C. Tơ máu và hồng cầu

D. Bạch cầu và tơ máu.

Đáp án

Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

Đáp án

Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

A. Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.

B. Giúp cơ thể giảm thân nhiệt

C. Giúp cơ thể tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn.

D. Giúp cơ thể không mất nước.

Đáp án

Đông máu là một cơ chế chống mất máu, nó giúp cơ thể tự bảo vệ, không mất nhiều máu khi bị thương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Đáp án

Nhóm máu O không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể alpha ?

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án

Có 2 nhóm máu không mang kháng thể alpha là A và AB

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Đáp án

Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu AB.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?

A. AB

B. O

C. B

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án

Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu AB.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Nhóm máu không mang kháng thể alpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?

A. O

B. B

C. A

D. AB

Đáp án

Nhóm máu không mang kháng thể anpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu AB

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ?

A. 7 trường hợp

B. 3 trường hợp

C. 2 trường hợp

D. 6 trường hợp

Đáp án

Có tất cả 7 trường hợp gây kết dính hồng cầu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ?

A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.

B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Đáp án

Máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

Đáp án cần chọn là: B

Bài viết liên quan

613
  Tải tài liệu