Sinh học 7 Bài 33: Thân nhiệt (Phần 2)
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 7 Bài 33: Thân nhiệt (Phần 2) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.
Bài 33: Thân nhiệt (Phần 2)
A. Lý thuyết
I. Thân nhiệt
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Có thể đo thân nhiệt bằng nhiệt kế.
- Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37oC và không dao động quá 0,5oC.
- Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào sản sinh ra nhiệt, nhiệt được toả ra môi trường qua da, qua hô hấp và bài tiết.
⇒ Vì vậy, đảm bảo thân nhiệt ổn định chính là tạo ra sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiột và quá trình toả nhiệt.
II. Điều hòa thân nhiệt
1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt:
- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và toả ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt:
+ Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
+ Khi trời rét, mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm sự toả nhiệt. Ngoài ra, khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt
- Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong điều hòa thân nhiệt vì điều hòa dị hóa ở tế bào tức điều hòa sự sinh nhiệt, điều hòa co dãn mạch máu dưới da, điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi, co duỗi chân lông, từ đó điều tiết sự tỏa nhiệt.
III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh
- Khi đi nắng cần đội mũ, nón
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc khi đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
- Trồng cây xanh tạo bong mát ở trường học và khu dân cư
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chức năng nào biểu hiện sự điều hòa nhiệt của da?
A. Bay hơi của mồ hôi
B. Dãn mạch, co mạch,
C. Rùng mình
D. Cả A. B và C đều đúng.
Lời giải
Chức năng nào biểu hiện sự điều hòa nhiệt của da: mồ hôi thoát ra sẽ bốc hơi, mạch máu dưới da co lại khi lạnh, dãn nở khi nóng, rùng mình khi lạnh...
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái ?
A. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Lời giải
Khi mùa đông lạnh, da thường tím tái hoặc sởn gai ốc vì: mao mạch máu co, lượng máu lưu thông ít. giảm sự tỏa nhiệt → giữ lại nhiệt cho cơ thể được ấm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách nào ?
1. Dãn mạch máu dưới da
2. Run
3. Vã mồ hôi
4. Sởn gai ốc
A. 1, 3
B. 1, 2, 3
C. 3, 4
D. 1, 2, 4
Lời giải
Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách dãn mạch máu dưới da, vã mồ hôi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt ?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ nội tiết
C. Hệ bài tiết
D. Hệ thần kinh
Lời giải
Hệ thần kinh có vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu ?
A. Hạch thần kinh
B. Dây thần kinh
C. Tuỷ sống
D. Não bộ
Lời giải
Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở não bộ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển
B. Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường
C. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt
D. Tất cả các phương án còn lại
Lời giải
Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường, mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt, bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Để chống rét, chúng ta phải làm gì ?
A. Giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân
B. Bổ sung các thảo dược giúp làm ấm phủ tạng như trà gừng, trà sâm…
C. Làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân
D. Tất cả các phương án còn lại
Lời giải
Để chống rét, chúng ta cần giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân, bổ sung các thảo dược giúp làm ấm phủ tạng như trà gừng, trà sâm, làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh?
A. Ăn nhiều tinh bột
B. Uống nhiều nước
C. Rèn luyện thân thể
D. Giữ ấm vùng cổ
Lời giải
Rèn luyện thể dục, thể thao hợp lý là biện pháp phòng chống nóng, lạnh: cơ thể tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả ?
A. Uống nước giải khát có ga
B. Tắm nắng
C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon
D. Trồng nhiều cây xanh
Lời giải
Trồng cây xanh là 1 biện pháp chống nóng tốt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây ?
A. Bổ sung nước điện giải
B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh
C. Mặc ấm để che chắn gió
D. Tất cả các phương án còn lại
Lời giải
Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải bổ sung nước điện giải, không nên lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Chức năng nào biểu hiện sự điều hòa nhiệt của da?
A. Bay hơi của mồ hôi
B. Dãn mạch, co mạch,
C. Rùng mình
D. Cả A. B và C đều đúng.
Đáp án
Chức năng nào biểu hiện sự điều hòa nhiệt của da: mồ hôi thoát ra sẽ bốc hơi, mạch máu dưới da co lại khi lạnh, dãn nở khi nóng, rùng mình khi lạnh...
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái ?
A. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Đáp án
Khi mùa đông lạnh, da thường tím tái hoặc sởn gai ốc vì: mao mạch máu co, lượng máu lưu thông ít. giảm sự tỏa nhiệt → giữ lại nhiệt cho cơ thể được ấm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách nào ?
1. Dãn mạch máu dưới da
2. Run
3. Vã mồ hôi
4. Sởn gai ốc
A. 1, 3
B. 1, 2, 3
C. 3, 4
D. 1, 2, 4
Đáp án
Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách dãn mạch máu dưới da, vã mồ hôi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt ?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ nội tiết
C. Hệ bài tiết
D. Hệ thần kinh
Đáp án
Hệ thần kinh có vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu ?
A. Hạch thần kinh
B. Dây thần kinh
C. Tuỷ sống
D. Não bộ
Đáp án
Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở não bộ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển
B. Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường
C. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt
D. Tất cả các phương án còn lại
Đáp án
Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường, mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt, bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Để chống rét, chúng ta phải làm gì ?
A. Giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân
B. Bổ sung các thảo dược giúp làm ấm phủ tạng như trà gừng, trà sâm…
C. Làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân
D. Tất cả các phương án còn lại
Đáp án
Để chống rét, chúng ta cần giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân, bổ sung các thảo dược giúp làm ấm phủ tạng như trà gừng, trà sâm, làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh?
A. Ăn nhiều tinh bột
B. Uống nhiều nước
C. Rèn luyện thân thể
D. Giữ ấm vùng cổ
Đáp án
Rèn luyện thể dục, thể thao hợp lý là biện pháp phòng chống nóng, lạnh: cơ thể tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả ?
A. Uống nước giải khát có ga
B. Tắm nắng
C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon
D. Trồng nhiều cây xanh
Đáp án
Trồng cây xanh là 1 biện pháp chống nóng tốt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây ?
A. Bổ sung nước điện giải
B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh
C. Mặc ấm để che chắn gió
D. Tất cả các phương án còn lại
Đáp án
Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải bổ sung nước điện giải, không nên lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh.
Đáp án cần chọn là: A