Cách giải Bài tập về Cộng hưởng điện hay, chi tiết
Với Cách giải Bài tập về Cộng hưởng điện hay, chi tiết Vật lý lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách giải Bài tập về Cộng hưởng điện hay, chi tiết.
Cách giải Bài tập về Cộng hưởng điện hay, chi tiết
1. Phương pháp
- Khi ZL = ZC hay ωL = 1/ωC thì Zmin = R , lúc đó cường độ I đạt giá trị cực đại I = Imax = U / R
uAB cùng pha với i (cùng pha với uR), uAB chậm pha π/2 so với uL ; uAB nhanh pha π/2 so với uC .
Liên hệ giữa Z và tần số f :
fo là tần sồ lúc cộng hưởng .
Khi f < fo : Mạch có tính dung kháng , Z và f nghịch biến
Khi f > fo : Mạch có tính cảm kháng , Z và f đồng biến
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Một đoạn mạch gồm R = 50 Ω , cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C = 2.10-4 / π F mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện trở hiệu dụng 110V, tần số 50Hz thì thấy u và i cùng pha với nhau. Tính độ tự cảm của cuộn cảm và công suất tiêu thụ của mạch.
Hướng dẫn:
ZC = 1 / 2πfC = 50Ω . Để u và i cùng pha thì phải xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
Khi đó: ZL = ZC = 50Ω ⇒ L = 1 / 2π H
Công suất tiêu thụ đạt giá trị cực đại: P = Pmax = U2 / R = 242 W
Ví dụ 2: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm R,L,C mắc nối tiếp . Biết R2C = 16L . Đoạn mạch đang cộng hưởng . biết điện áp hiệu dụng của toàn đoạn mạch AB là 120 V.Tính điện áp hiệu dụng UR, UL, UC ?
Hướng dẫn:
Giả thiết cho: R2C = 16L ⇔ R2ωC = 16ωL ⇔ R2 . 1/ZC = 16ZL (1)
Đoạn mạch cộng hưởng nên : ZL = ZC (2) .
Từ (1) và (2) ⇒ R2 = 16 ZL2 = 16 ZC2 ⇒ UR = 4UL = 4UC .
Do U = 120V ⇒ UR = 120V; UL = UC = 30V
Ví dụ 3: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Các giá trị R, L, C hữu hạn và khác không. Với C = C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác không khi thay đổi giá trị R của biến trở. Với C = C1/2 thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng
A. 200 V. B.100√2 V. C. 100 V. D.200√2 V.
Hướng dẫn:
Khi C = C1 thì hiêu điện thế hiệu dụng hai đầu biến trở là
Đáp án A.
Bài viết liên quan
- Cách tính tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp hay, chi tiết
- Cách viết biểu thức Cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong Dòng điện xoay chiều hay, chi tiết
- Cách tính Công suất của dòng điện xoay chiều hay, chi tiết
- Cách tính Hệ số công suất của mạch điện xoay chiều hay, chi tiết
- Cách giải bài tập Mạch điện xoay chiều có R thay đổi hay, chi tiết