Cách tìm số lần vật đi qua vị trí có li độ x, có vận tốc v từ thời điểm t1 đến t2 hay, chi tiết
Với Cách tìm số lần vật đi qua vị trí có li độ x, có vận tốc v từ thời điểm t1 đến t2 hay, chi tiết Vật lý lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách tìm số lần vật đi qua vị trí có li độ x, có vận tốc v từ thời điểm t1 đến t2 hay, chi tiết.
Cách tìm số lần vật đi qua vị trí có li độ x, có vận tốc v từ thời điểm t1 đến t2 hay, chi tiết
1. Phương pháp
* Giải phương trình lượng giác được các nghiệm
* Từ t1 < t ≤ t2 ⇒ Phạm vi giá trị của (với k ∈ Z)
* Tổng số giá trị của k chính là số lần vật đi qua vị trí đó.
Lưu ý:
+ Có thể giải bài toán bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều.
+ Trong mỗi chu kỳ (mỗi dao động) vật qua mỗi vị trí biên 1 lần còn các vị trí khác 2 lần.
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Vật dao động điều hòa với phương trình : (1).
a) Trong khoảng thời gian 2,5 s vật qua vị trí x = 3 cm mấy lần.
b) Trong khoảng thời gian 2,0 s vật qua vị trí x = 4 cm theo chiều dương mấy lần.
c) Trong khoảng thời gian 2,5 s vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương mấy lần.
d) Trong khoảng thời gian 2,86 s vật qua vị trí cân bằng mấy lần.
Hướng dẫn:
Trước tiên ta biểu diễn phương trình (1) trên vòng tròn, với φ = π/6 rad.
Vật xuất phát từ M, theo chiều âm.
a) Trong khoảng thời gian Δt = 2,5s
⇒ góc quét Δφ = Δt.ω = 2,5.5π = 12,5π = 6.2π + π/2
Từ vòng tròn ta thấy:
Trong một chu kỳ vật qua x = 3cm được 2 lần tại P(chiều âm) và Q(chiều dương)
Trong Δφ1 = 6.2π ; 6 chu kỳ vật qua x = 3cm được 6.2 = 12 lần
Còn lại Δφ2 = π/2 từ M → N vật qua x = 3cm một lần tại P(chiều âm).
Vậy: Trong khoảng thời gian Δt = 2,5s vật qua x = 3cm được 12 + 1 = 13 lần.
b. Trong khoảng thời gian Δt = 2 s
⇒ góc quét Δφ = Δt.ω = 2.5π = 10π = 5.2π
Vật thực hiện được 5 chu kỳ (quay được 5 vòng)
Từ vòng tròn ta thấy:
Trong một chu kỳ vật qua vị trí x = +4cm theo chiều dương được một lần (tại N)
Vậy: trong 5 chu kỳ thì vật qua vị trí x = 4cm theo chiều dương được 5 lần.
c. Trong khoảng thời gian Δt = 2,5s
⇒ góc quét Δφ = Δt.ω = 2,5.5π = 12,5π = 6.2π + π/2
Từ vòng tròn ta thấy:
Trong một chu kỳ vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương 1 lần tại P.
Trong Δφ1 = 6.2π ; 6 chu kỳ vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương 6 lần tại P.
Còn lại Δφ2 = π/2 từ M → N vật qua không qua vị trí cân bằng theo chiều dương lần nào. Vậy trong khoảng thời gian Δt = 2,5s vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương 6 lần.
d) Trong khoảng thời gian Δt = 2,86s
⇒ góc quét Δφ = Δt.ω = 2,86.5π = 14,3π = 7.2π + 0,3π
Từ vòng tròn ta thấy:
Trong một chu kỳ vật qua vị trí cân bằng 2 lần tại P(chiều âm) và Q(chiều dương).
Trong Δφ1 = 7.2π; 7 chu kỳ vật qua vị trí cân bằng 14 lần tại P và Q.
Còn lại Δφ2 = 0,3π từ M → N vật qua không qua vị trí cân bằng lần nào.
Vậy trong khoảng thời gian Δt = 2,86s vật qua vị trí cân bằng 15 lần.
Bài viết liên quan
- Cách giải Bài toán Hai vật dao động điều hòa cùng tần số khác biên độ hay, chi tiết
- Cách giải Bài toán Hai vật dao động điều hòa khác tần số cùng biên độ hay, chi tiết
- Cách tính chu kì, tần số của Con lắc lò xo hay, chi tiết
- Cách tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi hay, chi tiết
- Cách tính năng lượng của Con lắc lò xo hay, chi tiết