Cách tìm thời điểm vật qua vị trí x lần thứ n
Với Cách tìm thời điểm vật qua vị trí x lần thứ n Vật lý lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách tìm thời điểm vật qua vị trí x lần thứ n
Cách tìm thời điểm vật qua vị trí x lần thứ n
1. Phương pháp
- Phương trình dao động có dạng: x = Acos(ωt + φ) cm.
- Phương trình vận tốc có dạng: v = -ωAsin(ωt + φ) cm/s.
Phương pháp chung:
a) Khi vật qua li độ x1 thì:
x1 = Acos(ωt + φ) ⇒ cos(ωt + φ) = = cosb ⇒ ωt + φ = ±b + k2π
+ với k ∈ N khi b – φ > 0 (v < 0) vật qua x0 theo chiều âm.
+ với k ∈ N* khi –b – φ < 0 (v > 0) vật qua x0 theo chiều dương.
Kết hợp với điều kiện của bài toán ta loại bớt đi một nghiệm.
Lưu ý : Ta có thể dựa vào “ mối liên hệ giữa DĐĐH và CĐTĐ ”. Thông qua các bước sau:
• Bước 1: Vẽ đường tròn có bán kính R = A (biên độ) và trục Ox nằm ngang.
• Bước 2: – Xác định vị trí vật lúc t = 0 thì
- Xác định vị trí vật lúc t (x1 đã biết)
• Bước 3: Xác định góc quét Δφ = = ?
• Bước 4:
b) Khi vật đạt vận tốc v1 thì:
Lưu ý:
+ Đề ra thường cho giá trị n nhỏ, còn nếu n lớn thì tìm quy luật để suy ra nghiệm thứ n.
+ Có thể giải bài toán bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều.
+ Dùng sơ đồ này có thể giải nhanh về thời gian chuyển động, quãng đường đi được trong thời gian Δt, quãng đường đi tối đa, tối thiểu….
+ Có thể áp dụng được cho dao động điện, dao động điện từ.
+ Khi áp dụng cần có kỹ năng biến đổi thời gian đề cho Δt liên hệ với chu kỳ T. và chú ý chúng đối xứng nhau qua gốc tọa độ.
2. Ví dụ :
Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình cm. Xác định thời điểm đầu tiên vật đi qua vị trí có li độ x = 5 cm theo chiều ngược chiều với chiều dương kể từ thời điểm t = 0.
Hướng dẫn:
Vì v < 0 nên ta chọn nghiệm:
10πt + π/2 = 0,42π + 2kπ → t = - 0,008 + 0,2k; với k ∈ Z.
Nghiệm dương nhỏ nhất trong họ nghiệm này (ứng với k = 1) là t = 0,192 s.
Chọn đáp án A
Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình cm. Xác định thời điểm gần nhất vận tốc của vật bằng 20π√3 cm/s và đang tăng kể từ lúc t = 0.
A. 1/6s B. 1/7s C. 1/8s D. 1/9s
Hướng dẫn:
Vì v đang tăng nên: 10πt + π/6 = –π/6 + 2kπ → t = –1/30 + 0,2k.
Với k ∈ Z. Nghiệm dương nhỏ nhất trong họ nghiệm này là t = 1/6 s, ứng với k = 1.
Chọn đáp án A.
Ví dụ 3: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = – 2 cm lần thứ 2011 tại thời điểm ?
A. 3015 s. B. 6030 s. C. 3016 s D. 6031 s.
Hướng dẫn:
Cách 1: Từ phương trình ta nhận thấy lúc t = 0, x0 = 4 cm, v0 = 0. Vật qua x = – 2 là qua M1 và M2. Vật quay 1 vòng qua x = – 2 là 2 lần, qua lần thứ 2011 thì phải quay 1005 vòng (ứng với 2010 lần) rồi đi từ M0 đến M1 để thêm 1 lần nữa là 2011 lần.
Khi đó, góc quét:
Vậy:
Chọn đáp án C
Cách 2: Giải phương trình lượng giác . Theo đề bài ta có:
Từ (*) ta nhận thấy:
+ Lần thứ 1 ứng với m = 0.
+ Lần thứ 2 ứng với n = 1.
+ Lần thứ 3 ứng với m = 1.
……………………………
+ Lần thứ 2011 ứng với m = 1005.
Khi đó, ta có: t = 1 + 3m = 1 + 3.1005 = 3016 s.
Chọn đáp án C
Cách giải 3:
Ta nhận thấy vật đi qua vị trí có li độ x = - 2 cm lần thứ 2011 (n = 2011) nên n lẻ, khi đó ta có:
Với là khoảng thời gian vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí x = - 2 lần thứ nhất.
Vậy:
Chọn đáp án C
Chú ý: Dạng bài toán tính thời điểm vật đi qua vị trí đã biết x (hoặc v, a, Wt, Wđ, F) lần thứ n ta có thể tính theo các công thức sau:
+ nếu n là lẻ. Với t1 là khoảng thời gian vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí x lần thứ nhất.
+ nếu n là chẵn. Với t2 là khoảng thời gian vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí x lần thứ hai.
Bài viết liên quan
- Cách Viết phương trình dao động điều hòa
- Cách xác định các đại lượng đặc trưng trong dao động điều hòa
- Cách tìm li độ của vật tại thời điểm t hay, chi tiết
- Cách tìm quãng đường, quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất (smax, smin) vật đi được hay, chi tiết
- Cách tính Tốc độ trung bình, vận tốc trung bình trong dao động điều hòa hay, chi tiết