Cách tìm năng lượng dao động, tìm lực căng dây của con lắc đơn hay, chi tiết
Với Cách tìm năng lượng dao động, tìm lực căng dây của con lắc đơn hay, chi tiết Vật lý lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách tìm năng lượng dao động, tìm lực căng dây của con lắc đơn hay, chi tiết.
Cách tìm năng lượng dao động, tìm lực căng dây của con lắc đơn hay, chi tiết
1. Phương pháp
• Thế năng: Wt = mgh = mgl(1 - cosα).
• Động năng: Wđ = mv2/2 = mgl(cosα - cosαo).
• Cơ năng: W = Wt + Wđ = mgl(1 - cosαo).
♦ Vận tốc - lực căng dây
a) Vận tốc:
b) Lực căng dây:
T = mg (3cosα - 2cosαo)
⇒ Tmax = mg(3 - 2cosαo) Khi vật ngang qua vị trí cân bằng
⇒ Tmin = mg(cosαo) Khi vật đạt vị trí biên
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có khối lượng m = 0,1kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α = 45ο và buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động. Biết g = 10 m/s2. Hãy xác định cơ năng của vật?
A. 0,293J B. 0,3J C. 0,319J D. 0.5J
Hướng dẫn:
♦ Ta có: W = Wtmax = mgl(1- cosαo) = 0,1.10.1.(1- cos45ο) = 0,293J
Ví dụ 2: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có khối lượng m = 0,1kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α = 45ο và buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động. Biết g = 10 m/s2. Hãy xác định động năng của vật khi vật đi qua vị trí có α = 30ο.
A. 0,293J B. 0,3J C. 0,159J D. 0.2J
Hướng dẫn:
♦ Ta có: Wd = W - Wt = mgl(1- cosαo) - mgl(1- cosα) = mgl(cosα - cosαo)
= 0,1.10.1.(cos30ο - cos45ο) = 0,159 J.
Ví dụ 3: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có khối lượng m = 0,1kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α = 0,05rad và buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động. Biết g = 10 m/s2. Hãy xác định cơ năng của vật?
A. 0,0125J B. 0,3J C. 0,319J D. 0.5J
Hướng dẫn:
Ví dụ 4: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có khối lượng m = 0,1kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α = 45ο và buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động. Biết g = 10 m/s2. Hãy xác định vận tốc của vật khi vật đi qua vị trí có α = 30ο.
A. 3m/s B. 4,37m/s C. 3,25m/s D. 3,17m/s
Hướng dẫn:
Ví dụ 5: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, đầu trên treo vào trần nhà, đầu dưới gắn với vật có khối lượng m = 0,1kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α = 45ο và buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động. Biết g = 10 m/s2. Hãy xác lực căng dây của dây treo khi vật đi qua vị trí có α = 30ο.
A. 2N B. 1,5N C. 1,18N D. 3,5N
Hướng dẫn:
♦ Ta có: T = mg(3cosα - 2cosαo) = 0,1.10(3.cosα = 30ο - 2.cosα = 45ο) = 1,18N.
Bài viết liên quan
- Cách giải bài tập Chu kì con lắc đơn thay đổi theo chiều dài, nhiệt độ, độ cao, gia tốc trọng trường hay, chi tiết
- Cách giải bài toán Con lắc trùng phùng hay, chi tiết
- Công thức, cách giải bài tập Tổng hợp dao động điều hòa hay, chi tiết
- Cách tìm điều kiện để biên độ A, A1, A2 đạt cực đại, cực tiểu hay, chi tiết
- Lý thuyết Sóng cơ và sự truyền sóng cơ hay, chi tiết nhất