Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B, C như sau

Lời giải Bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Tập 1.

386


Giải Toán 7 Luyện tập chung trang 37, 38

Bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1: Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B, C như sau:

Tài liệu VietJack

a) Hãy cho biết hai điểm A, B biểu diễn những số thập phân nào?

b) Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05.

Lời giải:

Quan sát hình trên ta thấy đoạn thẳng đơn vị (từ số 13 đến số 14) được chia làm 2 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn này lại được chia thành 5 đoạn bằng nhau, khi đó đoạn thẳng đơn vị cũ được chia thành 10 đoạn đơn vị mới, mỗi đoạn đơn vị mới bằng 110=0,1.

a) Điểm A nằm sau điểm 13 (nằm bên phải điểm 13) và cách điểm 13 một khoảng bằng 4 đoạn 0,1 nên điểm A biểu diễn số 13 + 4.0,1 = 13,4.

Điểm B nằm sau điểm 13 (nằm bên phải điểm 13) và cách điểm 13 một khoảng bằng 12 đoạn 0,1 nên điểm B biểu diễn số 13 + 12.0,1 = 14,2.

Ta cũng có thể tìm số biểu diễn điểm B bằng cách: Quan sát thấy điểm B nằm sau điểm 14 (nằm bên phải điểm 14) và cách điểm 14 một khoảng bằng 2 đoạn 0,1 nên điểm B biểu diễn số 14 + 2.0,1 = 14,2.

b) Giả sử điểm D là điểm nằm sau điểm 14 và cách điểm 14 một khoảng bằng 6 đoạn 0,1 (như hình vẽ) nên điểm D biểu diễn số 14 + 6.0,1 = 14,6.

Tài liệu VietJack

Quan sát hình ta thấy điểm C nằm sau điểm 14 (nằm bên phải điểm 14) và nằm trước điểm D (nằm bên trái điểm D) với khoảng cách rất nhỏ. Do vậy ta làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05 sẽ có kết quả xấp xỉ số thập phân biểu diễn bởi điểm D là 14,6.

Vậy số thập phân được biểu diễn bởi điểm C xấp xỉ bằng 14,6.

 

Xem thêm lời giải bài tập Toán 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2.19 trang 38 Toán 7 Tập 1: Cho bốn phân số: 17/80; 66/125; 133/91 và 9/8 

Bài 2.20 trang 38 Toán 7 Tập 1: a) Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn 

Bài 2.21 trang 38 Toán 7 Tập 1: Viết 5/9 và 5/99 dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn

Bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1: Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B, C như sau

Bài 2.23 trang 38 Toán 7 Tập 1: Thay dấu “?” bằng chữ số thích hợp. a) -7,02 < -7,?(1); b) -15,3?021 < -15,3819

Bài 2.24 trang 38 Toán 7 Tập 1: So sánh: a) 12,26 và 12,(24); b) 31,3(5) và 29,9(8)

Bài 2.25 trang 38 Toán 7 Tập 1: Tính: a) căn 1;  b) căn 1+2+1; c) căn 1+2+3=2+1

Bài 2.26 trang 38 Toán 7 Tập 1: Tính: a) ( căn 3 )^2;  b) ( căn 21 )^2

Bài viết liên quan

386