Giải Toán 7 (Kết nối tri thức) Luyện tập chung trang 85, trang 86
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Toán lớp 7 Luyện tập chung trang 85, trang 86 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Luyện tập chung trang 85, trang 86. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 7 Luyện tập chung trang 85, trang 86
Lời giải:
GT |
ΔABC,ΔABD, AC = 4 cm, BD = 3,3 cm; ^BAC=45°,^ABD=60°,^ACB=75°,^ADB=75°. |
KL |
Tìm x, y và tính a, b. |
+) Xét tam giác ABD có ^ABD=60°,^ADB=75°, theo định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có ^BAD+^ABD+^ADB=180°.
Suy ra ^BAD=180°−^ABD−^ADB
Hay x = 180° – 60° – 75°
x = 45°.
Xét tam giác ABC có ^BAC=45°,^ACB=75°, theo định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có ^BAC+^ABC+^ACB=180°.
Suy ra ^ABC=180°−^BAC−^ACB
Hay y = 180° – 45° – 75°
y = 60°.
+) Xét tam giác ABC và tam giác ABD có:
^BAC=^BAD (cùng có số đo bằng 45°);
AB là cạnh chung;
^ABC=^ABD (cùng có số đo bằng 60°).
Vậy ΔABC=ΔABD (g.c.g).
Suy ra BC = BD (hai cạnh tương ứng) và AC = AD (hai cạnh tương ứng).
Mà BD = 3,3 cm và AC = 4 cm.
Do đó a = BC = 3,3 cm và b = AD = 4 cm.
Vậy x = 45°, y = 60°, a = 3,3 cm và b = 4 cm.
Lời giải:
GT |
^xOy, A,M∈Ox;B,N∈Oy; OA = OB, OM = ON, OA > OM. |
KL |
a) ΔOAN=ΔOBM; b) ΔAMN=ΔBNM. |
a) Xét tam giác OAN và tam giác OBM có:
OA = OB (theo giả thiết);
^AOB là góc chung;
ON = OM (theo giả thiết).
Vậy ΔOAN=ΔOBM (c.g.c).
b) Do B, N cùng nằm trên tia Oy, OA = OB, OM = ON và OA > OM (theo giả thiết) nên OB > ON, khi đó OB = ON + NB suy ra NB = OB – ON.
Do A, M cùng nằm trên tia Ox, OA > OM (theo giả thiết) nên OA = OM + MA suy ra MA = OA – OM.
Lại có OA = OB, OM = ON (theo giả thiết) nên OA – OM = OB – ON.
Hay MA = NB.
Từ ΔOAN=ΔOBM (chứng minh ở câu a) suy ra AN = BM (hai cạnh tương ứng).
Xét tam giác AMN và tam giác BNM có:
AN = BM (chứng minh trên);
MN là cạnh chung;
MA = NB (chứng minh trên).
Vậy ΔAMN=ΔBNM(c.g.c).
Bài 4.31 trang 86 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 4.74, biết OA = OB, OC = OD. Chứng minh rằng:
Lời giải:
GT |
OA = OB, OC = OD. |
KL |
a) AC = BD; b) ΔACD=ΔBDC. |
a) Xét tam giác OAC và tam giác OBD có:
OA = OB (theo giả thiết);
^AOC=^BOD (hai góc đối đỉnh);
OC = OD (theo giả thiết).
Vậy ΔOAC=ΔOBD (c.g.c).
Suy ra AC = BD (hai cạnh tương ứng).
b) Ta có AD = AO + OD và BC = BO + OC.
Mà OA = OB, OC = OD (theo giả thiết) nên AO + OD = BO + OC hay AD = BC.
Xét tam giác ACD và tam giác BDC có:
AC = BD (chứng minh ở câu a);
AD = BC (chứng minh trên);
CD là cạnh chung.
Vậy ΔACD=ΔBDC (c.c.c).
Lời giải:
GT |
ΔMBC vuông tại M, ˆB=60°, MA = MB. |
KL |
Tam giác ABC là tam giác đều. |
Xét tam giác MBC (vuông tại M) và tam giác MAC (vuông tại M) có:
MB = MA (theo giả thiết);
MC là cạnh chung.
Vậy ΔMBC=ΔMAC (hai cạnh góc vuông).
Suy ra ˆB=ˆA (hai góc tương ứng)
Mà ˆB=60° nên ˆB=ˆA=60°.
Tam giác ABC có ˆB=ˆA=60°, theo định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có ˆA+ˆB+ˆC=180°
Suy ra ˆC=180°−ˆA−ˆB hay ˆC=180°−60°−60°=60°.
Do đó ˆA=ˆB=ˆC=60° suy ra tam giác ABC đều.
Vậy tam giác ABC đều.