Bài 55: Ngân hà

Bài 55: Ngân hà

361
  Tải tài liệu

Bài 55: Ngân hà

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 190 Bài 55 KHTN lớp 6: Em đã từng nghe kể chuyện về dải Ngân Hà chưa? Em nhìn thấy dài Ngân Hà khi nào? Em có thể mô tả về nó không?

Lời giải:

Câu hỏi này trả lời theo ý của mỗi người. Ví dụ:

Em đã từng nghe kể chuyện về dải Ngân Hà chưa? Em nhìn thấy dài Ngân Hà khi nào

- Em đã từng nghe kể chuyện về dải Ngân Hà.

- Em đã nhìn thấy dải ngân hà vào ban đêm khi trời quang mây.

- Dải ngân hà là một tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Từ Trái Đất nhìn lên thấy dải ngân hà như một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

Câu hỏi 1 trang 190 Bài 55 KHTN lớp 6: Theo em, dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta có hoàn toàn chính xác không? Tại sao?

Lời giải:

Dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta có hoàn toàn chính xác. Vì Ngân Hà là một tập hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Hoạt động 1 trang 191 Bài 55 KHTN lớp 6: Hãy làm một mô hình bằng giấy về Ngân Hà

Lời giải:

Em thực hành tự làm trên lớp.

Câu hỏi 2 trang 191 Bài 55 KHTN lớp 6: Theo em dải Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không?

Lời giải:

Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 km/s và nó còn tự quay quanh lõi của mình.

Em có thể 1 trang 192 Bài 55 KHTN lớp 6: Chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà?

Lời giải:

Em quan sát vào hình và chỉ vị trí của Trái Đất

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 55: Ngân Hà hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Ngân Hà là gì?

- Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân Hà và thấy nó giống một dòng sông.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng, bề dày của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

II. Ngân Hà và Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngàn Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

Ngân Hà | Kết nối tri thức

- Kích thước của Hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 55: Ngân hà có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

A. Thiên Hà xoắn ốc

B. Thiên Hà elip

C. Thiên Hà hỗn hợp

D. Thiên Hà không định hình.

Lời giải Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà xoắn ốc.

Đáp án: A

Câu 2: Dải Ngân Hà là:

A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ

C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời

D. dải sáng trong vũ trụ

Lời giải Dải Ngân Hà là Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

Đáp án: A

Câu 3: Thành phần cấu tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm:

A. các thiên thể, khí, bụi.

B. các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ

C. các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi.

D. các hành tinh và các vệ tinh của nó

Lời giải Thành phần cấu tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.

Đáp án: B

Câu 4: Hệ Mặt Trời bao gồm:

A. các dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.

B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.

C. rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

D. các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh khác, đám bụi, khí.

Lời giải Hệ Mặt Trời bao gồm: Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.

Đáp án: B

Câu 5: Chọn phát biểu đúng:

A. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời đều thuộc về Thiên Hà của chúng ta (còn gọi là Ngân Hà).

B. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời chỉ có một số ít thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

C. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà không thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

D. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà có hơn một nửa thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

Lời giải

A – đúng

B – sai, vì hệ Mặt Trời của chúng ta thuộc về Thiên Hà trong đó có cả các sao trên bầu trời.

C, D – sai, vì Ngân Hà và Thiên Hà là một

Đáp án: A

Câu 6: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của ….., ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

A. to lớn, Ngân Hà

B. nhỏ bé, Ngân Hà

C. to lớn, Mặt Trăng

D. nhỏ bé, Trái Đất.

Lời giải Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng nhỏ bé so với kích thước của Ngân Hà, ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

Đáp án: B

Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.

C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp

D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.

A – sai, vì Ngân Hà có chuyển động

B – đúng

C – sai, vì muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính thiên văn

D – sai, vì kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

Đáp án: B

Câu 8: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

A. Thiên thạch.

B. Thiên hà.

C. Vũ Trụ.

D. Dải Ngân hà.

Lời giải Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là Thiên hà.

Đáp án: B

Câu 9: Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là

A. Thiên hà.

B. Vũ Trụ.

C. hệ Mặt Trời.

D. dải Ngân hà.

Lời giải Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là hệ Mặt Trời.

Đáp án: C

Câu 10: Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ nào sau đây?

A. Kính thiên văn

B. Kính viễn vọng

C. Kính hiển vi

D. Ống nhòm

Lời giải Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ kính thiên văn.

Đáp án: A

Bài viết liên quan

361
  Tải tài liệu