Bài 6: Đo khối lượng

Bài 6: Đo khối lượng

315
  Tải tài liệu

Bài 6: Đo khối lượng

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 20 Bài 6 KHTN lớp 6: Một bạn lần lượt rót sữa, nước vào đầy hai cốc giống nhau. Làm thế nào để so sánh chính xác khối lượng của hai cốc?

Một bạn lần lượt rót sữa, nước vào đầy hai cốc giống nhau. Làm thế nào để so sánh chính xác

Lời giải:

Để so sánh chính xác khối lượng của hai cốc:

- Dùng cân để đo khối lượng của mỗi cốc.

Câu hỏi 1 trang 21 Bài 6 KHTN lớp 6: Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác.

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.

b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.

d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân.

e) Đọc kết quả khi cân ổn định.

Lời giải:

Các thao tác sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử là:

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.

=> Cách khắc phục: Phải đặt cân trên bề mặt bằng phẳng để cân đo chính xác khối lượng vật.

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.

=> Cách khắc phục: Để các vật có kích thước vừa phải, phù hợp với từng loại cân. Với những vật cồng kềnh ta nên chọn cân có đĩa cân lớn hơn.

d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân.

=> Để cân đo chính xác khối lượng vật, ta cần để vật cân đối trên đĩa cân (giữa đĩa cân).

Hoạt động 1 trang 20 Bài 6 KHTN lớp 6: Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong đời sống.

Lời giải:

- Tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong đời sống:

Mẹ em mang 1 bao gạo về nhà và bảo em lấy cân của nhà để cân bao gạo này xem người bán hàng có gian lận hay không.

Em hỏi mẹ: Lấy cân bao nhiêu thì cân được ạ?

Mẹ em bảo: Con thử ước lượng bao này bao nhiêu kg thì lấy cân như vậy để đo.

Em nói: Hay là con cứ lấy đại một cái cân nhé mẹ, không vừa thì đổi cân khác?

Mẹ em: Thế thì cho con tập thể dục bằng cách lấy cân ra để cân gạo nhé.

Và em phải lấy 3 cái cân mới cân được chính xác khối lượng bao gạo. Vì khi lấy cân có giới hạn đo (GHĐ) nhỏ hơn khối lượng thật của bao gạo thì kim đồng hồ chỉ quay một vòng và chỉ sai số lượng của  bao gạo.

=>  Như vậy, em thấy ước lượng được khối lượng của vật rất cần thiết.

Hoạt động 2 trang 20 Bài 6 KHTN lớp 6: Thử dự đoán khối lượng của một bạn khác trong nhóm dựa vào sự so sánh với khối lượng đã biết của cơ thể em.

Lời giải:

Tùy thuộc vào cách em chọn bạn nào để ước lượng được khối lượng của bạn.

+ Nếu ngoại hình bạn ấy to hơn em thì bạn ấy có khối lượng lớn hơn em. 

+ Nếu ngoại hình bạn ấy nhỏ hơn em thì bạn ấy có khối lượng nhỏ hơn em.

Hoạt động 3 trang 21 Bài 6 KHTN lớp 6: Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai nhựa. Kiểm tra kết quả ước lượng bằng cách sử dụng cân đồng hồ.

Lời giải:

Tùy ước lượng ở mỗi học sinh.

Ví dụ: 

- Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai coca 1,5 lít  là 1,5 kg.

-  Sau đó đặt chai coca lên cân đồng hồ và đọc kết quả: 1,4 kg.

Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai nhựa. Kiểm tra kết quả

Hoạt động 4 trang 21 Bài 6 KHTN lớp 6: Theo em, cần lưu ý điều gì để thu kết quả đo chính xác hơn? Tại sao?

Lời giải:

- Để thu được kết quả đo chính xác hơn, cần chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp

- Vì vật có khối lượng nhỏ mà đặt lên chiếc cân có ĐCNN lớn thì kết quả đo sẽ không chính xác.

Do đó, ĐCNN càng nhỏ và phù hợp với khối lượng cần đo sẽ thu được kết quả chính xác hơn. 

Hoạt động 5 trang 21 Bài 6 KHTN lớp 6: Do ước lượng không đúng nên một học sinh đã để vật có khối lượng rất lớn lên đĩa cân đồng hồ. Hãy nêu tác hại có thể gây ra cho cân.

Lời giải:

Các tác hại có thể gây ra cho cân là:

+ làm mất sự đàn hồi của lò xo ở cân

+ làm kim chỉ thị chỉ sai lệch

+ làm cân bị biến dạng

=> cân không chỉ chính xác và bị hỏng.

Em có thể 1 trang 21 Bài 6 KHTN lớp 6: Đo khối lượng vật bằng cân phù hợp.

Lời giải:

Ví dụ:

+ Đo cân nặng của em bé sơ sinh dùng cân đồng hồ có GHĐ 5kg.

Đo khối lượng vật bằng cân phù hợp

+ Đo cân nặng của người lớn dùng cân đồng hồ có GHĐ 100kg.

Đo khối lượng vật bằng cân phù hợp

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo khối lượng hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Đơn vị khối lượng

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật.

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

  + Một số đơn vị đo khối lượng khác:

       1 miligam (mg) = 0,001 g

       1 gam (g) = 0,001 kg

       1 héctôgam (1 lạng) = 100 g

       1 tạ = 100 kg

       1 tấn (1 t) = 1000 kg

II. Dụng cụ đo khối lượng

- Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân đòn, cân Roberval,…

Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân đòn: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

III. Cách đo khối lượng 

1. Dùng cân đồng hồ

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

2. Dùng cân điện tử

Tùy vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau:

  - Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp.

  - Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân.

  - Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất/dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân (tránh để dầu, mỡ hoặc bột dính vào vật cần đo sẽ làm sai lệch kết quả đo).

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo khối lượng có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1. Đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị nào sau đây?

A. Kilôgam

B. Gam

C. Tấn

D. Lạng

Lời giải

A – Đúng

B – Đúng

C – Sai, khối lượng là số đo lượng chất của vật

D - Đúng

Đáp án: A

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mọi vật đều có khối lượng.

B. Người ta sử dụng cân để đo khối lượng.

C. Khối lượng là số đo của lượng bao bì chứa vật.

D. Các đơn vị đo khối lượng là miligam, gam, tạ,… .

Lời giải

A – Đúng

B – Đúng

C – Sai, khối lượng là số đo lượng chất của vật

D - Đúng

Đáp án: C

Câu 3. Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất?

A. Tấn

B. Tạ

C. Lạng

D. Gam

Lời giải

Sắp xếp các đơn vị đo khối lượng từ nhỏ đến lớn: gam, lạng, tạ, tấn.

1 lạng = 100 g

1 tạ = 100 kg = 100 000 g

1 tấn = 1000 kg = 1000 000 g

Đáp án: A

Câu 4. Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác là bao nhiêu ta nên dùng cân nào dưới đây là phù hợp nhất?

A. Cân Rô – béc – van

B. Cân y tế

C. Cân điện tử

D. Cân tạ

Lời giải

Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác ta nên dùng cân điện tử vì nó hiển thị số đo và có độ chính xác cao.

A – Thường sử dụng trong phòng thí nghiệm

B – Thường sử dụng ở cơ sở ý tế

C – Thường sử dụng ở các cửa hàng tạp hóa

D – Thường cân các vật có khối lượng lớn

Đáp án: C

Câu 5. Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ:

A. Thể tích của cả túi nước giặt.

B. Thể tích của nước giặt trong túi giặt.

C. Khối lượng của cả túi nước giặt.

D. Lượng nước giặt có trong túi .

Lời giải Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ lượng nước giặt có trong túi.

Đáp án: D

Câu 6. Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

A. 302g

B. 200g

C. 105g

D. 298g

Lời giải Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g thì kết quả của vật phải chia hết cho 10g.

Đáp án: B

Câu 7. Cân một túi gạo, kết quả là 2089 g. ĐCNN của cân đã dùng là?

A. 1 g

B. 2 g

C. 3 g

D. 5 g

Lời giải

Cân một túi gạo, kết quả là 2089 g, số này chia hết cho 1g.

=> ĐCNN của cân đã dùng là 1g.

Đáp án: A

Câu 8. Có các bước đo khối lượng của vật:

(1) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

(2) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

(3) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

(4) Đọc và ghi kết quả đo

(5) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện theo thứ tự các bước như nào là đúng nhất?

A. (1), (2), (3), (4), (5)

B. (2). (1), (3), (5), (4)

C. (2). (1), (3), (4), (5)

D. (1), (2), (3), (5), (4)

Lời giải

Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện các bước như sau:

- Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

- Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

- Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

- Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

- Đọc và ghi kết quả đo.

Đáp án: B

Câu 9. Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

A. Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.

B. Để vật cân bằng trên đĩa cân.

C. Đọc kết quả khi cân ổn định.

D. Cả 3 phương án trên.

Lời giải

Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

- Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng

- Để vật cân bằng trên đĩa cân

- Đọc kết quả khi cân ổn định

Đáp án: D

Câu 10. Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng?

A. Mét khối (m3)

B. Lạng

C. Tấn

D. Yến

Lời giải

A – Đo thể tích

B – Đo khối lượng

C - Đo khối lượng

D - Đo khối lượng

Đáp án: A

Bài viết liên quan

315
  Tải tài liệu