Bài 29: Virus

Bài 29: Virus

455
  Tải tài liệu

Bài 29: Virus

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 98 Bài 29 KHTN lớp 6: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam do virus gây ra. Theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 50.000 đến 100.000 ca mắc trên 100 quốc gia. Vậy virus là gì? Làm cách nào để phòng bệnh do virus gây ra?

Lời giải:

- Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sống.

- Cách phòng bệnh do virus gây ra là:

+ Tiêm vaccine phòng bệnh

+ Tiêu diệt các vật chủ trung gian truyền bệnh

Câu hỏi 1 trang 98 Bài 29 KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.1, em có nhận xét gì về hình dạng của virus?

Quan sát hình 29.1, em có nhận xét gì về hình dạng của virus

Lời giải:

Virus có nhiều hình dạng khác nhau, chủ yếu có ba dạng chính là:

- Dạng xoắn

- Dạng khối (dạng khối cầu, dạng khối đa diện)

- Dạng hỗn hợp (đầu dạng khối, đuôi dạng xoắn)

Câu hỏi 2 trang 99 Bài 29 KHTN lớp 6: Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virus là vật thể không sống không? Giải thích.

Lời giải:

- Nói virus chưa có dạng cấu tạo tế bào điển hình vì:

+ Cấu trúc của virus không đủ ba thành phần chính của một tế bào (màng sinh chất, tế bào chất và nhân/vùng nhân) mà chỉ được cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là vỏ protein và lõi vật chất di truyền, ngoài ra một số virus có thêm vỏ ngoài.

+ Virus không có các bào quan để tự tổng hợp các chất cần thiết mà phải dựa vào vật chủ.

- Em không đồng ý với ý kiến virus là vật thể không sống. Virus là thực thể nằm trong ranh giới của vật thể sống và vật thể không sống:

+ Virus không phải là vật thể sống vì virus không có cấu tạo tế bào; virus sống kí sinh bắt buộc, chỉ có thể nhân lên trong cơ thể sinh vật khác; không có đầy đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể sống.

+ Virus không phải là vật thể không sống vì khi ở trong cơ thể vật chủ chúng sẽ có thể biểu hiện các quá trình sống cơ bản như nhân lên,…

Câu hỏi 3 trang 99 Bài 29 KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.2 và hình 27.2 (bài 27 – chương VII), hãy phân biệt vi khuẩn và virus.

Quan sát hình 29.2 và hình 27.2 (bài 27 – chương VII), hãy phân biệt vi khuẩn và virus

Lời giải:

- Phân biệt vi khuẩn và virus:

 

Vi khuẩn

Virus

Có cấu tạo tế bào

Không

Sinh sản độc lập

Không

Kí sinh bắt buộc

Không

Là cơ thể sống

Không

Tự tổng hợp được các chất cần thiết

Không

Hoạt động 1 trang 99 Bài 29 KHTN lớp 6: Dựa trên hình dạng và cấu tạo của virus mà em đã học, quan sát các hình trong bảng, nêu tên các thành phần được chú thích trong hình và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Dựa trên hình dạng và cấu tạo của virus mà em đã học, quan sát các hình trong bảng, nêu tên các thành phần

QUẢNG CÁO

Lời giải:

Dựa trên hình dạng và cấu tạo của virus mà em đã học, quan sát các hình trong bảng, nêu tên các thành phần

Câu hỏi 4 trang 100 Bài 29 KHTN lớp 6: Đọc thông tin trên, kể tên các bệnh do virus gây ra. Ngoài các bệnh đó, virus còn gây ra các bệnh nào khác mà em biết?

Lời giải:

Một số bệnh do virus gây ra là:

- Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra

- Bệnh viêm não Nhật Bản do virus viêm não Nhật Bản gây ra

Câu hỏi 5 trang 101 Bài 29 KHTN lớp 6: Kể tên các loại vaccine mà em biết.

Lời giải:

Kể tên một số loại vaccine mà em biết:

- Vaccine viêm gan B

- Vaccine BCG phòng bệnh lao

- Vaccine phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – HiB

- Vaccine phòng bệnh phế cầu

- Vaccine ngừa Rotavirus

- Vaccine phòng cúm

- Vaccine phòng bệnh sởi

- Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản

- Vaccine phòng ngừa thủy đậu

- Vaccine phòng bệnh sởi – quai bị – rubella

- Vaccine phòng bệnh thương hàn

Câu hỏi 6 trang 101 Bài 29 KHTN lớp 6: Em có biết mình đã từng tiêm những loại vaccine bào không? Tại sao cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau?

Lời giải:

- Một số loại vaccine mà trẻ em có thể được tiêm: vaccine viêm gan B, vaccine BCG phòng bệnh lao, vaccine phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – HiB, vaccine phòng bệnh sởi, vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản, vaccine phòng ngừa thủy đậu, vaccine phòng bệnh sởi – quai bị – rubella,…

- Cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau vì mỗi loại vaccine chỉ có tác dụng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của một hoặc một số chủng virus. Do đó, cần tiêm phòng nhiều loại vaccine để giúp cơ thể tạo ra sức đề kháng trước sự tấn công của nhiều chủng virus (tức là phòng chống được nhiểu bệnh).

Câu hỏi 7 trang 101 Bài 29 KHTN lớp 6: Nêu cách phòng tránh các bệnh do virus gây ra

Lời giải:

Một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra:

- Tiêm vaccine phòng bệnh: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus gây ra. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu. Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen” trước với mầm bệnh và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.

- Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng: Tùy thuộc vào con đường lây truyền của mỗi loại bệnh mà có các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng động khác nhau (ví dụ bệnh lây qua đường hô hấp thì cần đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người,…).

- Tập thể dục nâng cao sức khỏe.

- Vệ sinh cơ thể thường xuyên.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong sạch, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh ví dụ muỗi.

- Khi cây trồng đã bị bệnh do virus gây ra thì các biện pháp chữa bệnh cho cây sẽ không đạt hiệu quả. Nên phòng bệnh là phương pháp cần được thực hiện (tạo giống cây trồng sạch bệnh).

Em có thể 1 trang 101 Bài 29 KHTN lớp 6: Thực hiện được các biện pháp phòng tránh bệnh do virus.

Lời giải:

Một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra:

- Tiêm vaccine phòng bệnh: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus gây ra. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu. Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen” trước với mầm bệnh và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.

- Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng: Tùy thuộc vào con đường lây truyền của mỗi loại bệnh mà có các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng động khác nhau (ví dụ bệnh lây qua đường hô hấp thì cần đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người,…).

- Tập thể dục nâng cao sức khỏe.

- Vệ sinh cơ thể thường xuyên.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong sạch, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh ví dụ muỗi.

- Khi cây trồng đã bị bệnh do virus gây ra thì các biện pháp chữa bệnh cho cây sẽ không đạt hiệu quả. Nên phòng bệnh là phương pháp cần được thực hiện (tạo giống cây trồng sạch bệnh).

Em có thể 2 trang 101 Bài 29 KHTN lớp 6: Tuyên truyền về sự cần thiết của việc tiêm phòng vaccine.

Lời giải:

Tuyên truyền về sự cần thiết của việc tiêm phòng vaccine

  Vaccine là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vaccine là vật lạ nên sẽ tiêu diệt rồi ghi nhớ chúng. Người được chủng ngừa sẽ tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân bệnh thực thụ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh này nhanh chóng và hiệu quả hơn để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

  Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, vaccine đã cứu sống 3 triệu người mỗi năm. Hơn bao giờ hết, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong y học, giờ đây trẻ em từ khi được sinh ra sẽ được bảo vệ khỏi rất nhiều bệnh tật. Một số bệnh từng gây tổn thương nặng nề và gây tử vong cho hàng ngàn trẻ em, thì nay đã và đang được loại trừ hoàn toàn. Tất cả là nhờ vào những vaccine đã được đánh giá là an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chương trình TCMR hàng năm đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Virus hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Đa dạng virus

Virus | Kết nối tri thức

- Virus là dạng sống có kích thươc vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sinh sống.

- Virus có ba dạng chính: 

+ Dạng xoắn ( virus Ebola, virus cúm,…)

+ Dạng khối (HIV, virus bại liệt,…)

+ Dạng hỗn hợ (thể thực khuẩn, virus đậu mùa,…)

II. Cấu tạo của virus

Virus | Kết nối tri thức

- Virus chưa có cấu tạo tế bào.

- Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản là vỏ protein và lõi là vật chất di truyền.

- Một số virus có thêm vỏ ngoài và các gai glycoprotein.

III. Vai trò và ứng dụng của virus

- Trong y học, virus được sử dụng trong sản xuất vaccine hoặc sản xuất nhiều chế phẩm sinh học như hormone, protein,…

- Trong nông nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sau cho hiệu quả cao mà không gây ô nhiễm môi trường. 

- Người ta còn sử dụng virus để chuyển gưn từ loài này sang loài khác góp phần tạo giống vật nuôi, cây trồng có năng xuất và chất lượng cao, kháng bệnh tốt.

IV. Một số bệnh do virus và cách phòng bệnh

1. Một số bệnh do virus

- Ở người: virus gây ra các bệnh như: thủy đậu. quai bị, viêm gan B,…

- Ở động vật: bệnh tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở trâu bò, cúm ở gia cầm,…

- Ở thực vật: bệnh khảm ở cây đậu, bệnh xoăn lá ở cà chua,…

Virus | Kết nối tri thức

2. Phòng bệnh do virus

- Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh do virus gây ra là tiêm vaccine.

- Việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ cùng giúp phòng bệnh do virus.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Virus có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Vật chất di truyền của một virus là?

A. ARN và ADN

B. ARN và gai glycoprotein

C. ADN hoặc gai glycoprotein

D. ADN hoặc ARN

Lời giải Vật chất di truyền của virus có thể là ADN hoặc ARN nhưng không thể có mặt cả 2 loại.

Đáp án: D

Câu 2: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?

A. Viêm gan B, AIDS, sởi

B. Tả, sởi, viêm gan A

C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B

D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da

Lời giải

- Bệnh tả là do vi khuẩn tả gây nên

- Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây nên

- Bệnh viêm da là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên

Đáp án: A

Câu 3: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?

A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.

B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.

C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.

Lời giải Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm bằng cách tạo ra kháng thể cho cơ thể từ những mầm bệnh đó nên tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus gây ra

Đáp án: D

Câu 4: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian

B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm

C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm

D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian

Lời giải Virus cúm có nhiều loại và luôn thay đổi theo các năm (ví dụ: có nhiều chủng virus cúm: A, B, C, D… trong mỗi chúng virus cúm lại có nhiều loại virus cúm khác nhau. Cúm A sẽ có cúm A (H1N1), cúm A (H3N2), cúm A (H5N1),…)

Đáp án: B

Câu 5: Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào?

A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh

B. Khi cơ thể khỏe mạnh

C. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh

D. Sau khi khỏi bệnh

Lời giải Khi tiêm vaccine đồng nghĩa với việc đưa virus vào cơ thể. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh và chưa tiếp xúc với nguồn virus đó trước đây thì mới có khả năng hình thành kháng thể để chống lại những lần xâm nhập sau của loại virus đã được tiêm.

Đáp án: C

Câu 7: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

A. Bệnh kiết lị                  B. Bệnh dại

C. Bệnh vàng da             D. Bệnh tả

Lời giải Bệnh dại là bệnh do virus dại gây nên.

Đáp án: B

Câu 8: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

A. Có kích thước hiển vi

B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ

C. Chưa có cấu tạo tế bào

D. Có hình dạng không cố định

Lời giải Virus chưa có cấu tạo tế bào nên không thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết và tiến hành sinh sản nên cần kí sinh nội bào bắt buộc.

Đáp án: C

Câu 9: Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.

Bài tập trắc nghiệm Virus có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

A. (1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi

B. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi

C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài

D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein

Lời giải

Virus có cầu tạo gồm 2 thành phần chính. Từ trong ra ngoài lần lượt là:

- Phần lõi chứa vật chất di truyền (ADN hoặc ARN)

- Phần vỏ protein bao bọc bên ngoài phần lõi

- Một số virus sẽ có thêm phần vỏ ngoài và gai glycoprotein

Đáp án: D

Câu 10: Virus có các hình dạng chính nào sau đây?

A. Dạng xoắn, dạng cầu, dạng que

B. Dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp

C. Dạng khối, dạng que, dạng hỗn hợp

D. Dạng cầu, dạng xoắn, dạng que

Lời giải

Virus có 3 loại hình dạng chính là:

- Dạng xoắn (virus Ebola, virus cúm…)

- Dạng khối ( HIV, virus bại liệt…)

- Dạng hỗn hợp (thể thực khuẩn, virus đậu mùa…)

Đáp án: B

Bài viết liên quan

455
  Tải tài liệu