Bài 54: Hệ Mặt Trời

Bài 54: Hệ Mặt Trời

698
  Tải tài liệu

Bài 54: Hệ Mặt Trời

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 187 Bài 54 KHTN lớp 6: Em đã biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Vậy còn có những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời không?

Lời giải:

Có những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời:

- Có các hành tinh khác: Thổ tinh, Hỏa tinh,….

- Có các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch,….

Em đã biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

Câu hỏi 1 trang 188 Bài 54 KHTN lớp 6: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất, hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?

Lời giải:

- Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy Tinh.

- Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương Tinh.

Câu hỏi 2 trang 188 Bài 54 KHTN lớp 6: Lực hấp dẫn gây ra chuyển động của tám hành tinh xung quanh Mặt Trời phụ thuộc khối lượng và khoảng cách đến Mặt Trời của các hành tinh. Theo em dự đoán, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh có giống nhau không?

Lời giải:

Em dự đoán, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh không giống nhau, vì: Mỗi hành tinh quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo khác nhau nên sẽ có thời gian quay quanh Mặt Trời khác nhau.

Câu hỏi 3 trang 188 Bài 54 KHTN lớp 6: Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất?

Lời giải:

Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của Hỏa Tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất, vì:

+ Chu kì tự quay của Trái Đất là 1 ngày.

+ Chu kì tự quay của Hỏa Tinh là 1,03 ngày.

Câu hỏi 4 trang 189 Bài 54 KHTN lớp 6: Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là đúng hay sai? Tại sao?

Lời giải:

Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là không đúng, vì:

- Sao là các thiên thể tự phát sáng,

- Các hành tinh sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều không tự phát sáng mà nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

Nên sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… chỉ là các hành tinh quay quanh sao.

Câu hỏi 5 trang 189 Bài 54 KHTN lớp 6: Vì sao ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời? Em hãy giải thích bằng hình vẽ?

Lời giải:

Ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vì:

- Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng.

- Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó.

Nên các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời, và ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta, khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại.

Vì sao ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời? Em hãy giải thích bằng hình vẽ

Câu hỏi 6 trang 189 Bài 54 KHTN lớp 6: Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời lớn hơn hay nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất?

Lời giải:

Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất, vì Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn Hải Vương tinh.

Hoạt động 1 trang 189 Bài 54 KHTN lớp 6: Vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh theo tỉ lệ 1cm ứng với 1 AU?

Lời giải:

Vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh theo tỉ lệ 1cm ứng với 1 AU

Vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh theo tỉ lệ 1cm ứng với 1 AU

Hoạt động 2 trang 189 Bài 54 KHTN lớp 6: Có nhận xét gì về khoảng cách giữa các hành tinh?

Lời giải:

- Nhận xét: Các hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì khoảng cách giữa các hành tinh càng lớn.

Em có thể 1 trang 189 Bài 54 KHTN lớp 6: Chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.

Lời giải:

Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Hoạt động 3 trang 189 Bài 54 KHTN lớp 6: Vận dụng: Chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên Mặt Trời

Lời giải:

Các em vận dụng thực hành trên lớp.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) gồm:

+ Mặt Trời ở trung tâm.

+ Các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời: 

* Tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

* Hơn trăm vệ tinh

* Các sao chổi 

* Các tiểu hành tinh

* Các thiên thạch

* Bụi vũ trụ.

Hệ Mặt Trời | Kết nối tri thức

- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

- Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau:

+ Thủy tinh gần Mặt Trời nhất.

+ Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.

II. Các hành tinh của Hệ Mặt Trời

1. Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời

- Bốn hành tinh vòng trong (nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh):

+ Thủy tinh

+ Kim tinh

+ Trái Đất

+ Hỏa tinh

Hệ Mặt Trời | Kết nối tri thức

- Chúng có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại.

- Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.

2. Các hành tinh vòng ngoài của Hệ Mặt Trời

- Bốn hành tinh vòng ngoài là:

+ Mộc tinh

+ Thổ tinh

+ Thiên Vương tinh

+ Hải Vương tinh

Hệ Mặt Trời | Kết nối tri thức

- Chúng được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì:

+ Chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí;

+ Chúng có kích thước rất lớn.

- Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời nên có nhiệt độ thấp.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 54: Hệ mặt trời có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể.

B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà.

C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà.

D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh.

Lời giải

A – đúng

B – đúng

C – sai, vì Ngân Hà và Thiên Hà là một

D - đúng 

Đáp án: C

Câu 2: Một đơn vị thiên văn là

A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau

B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng

D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh.

Lời giải

Một đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

1 Au = 150 triệu km

Đáp án: B

Câu 3: Các thiên thể số 3, 5, 7 trong hình là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 54 (có đáp án): Hệ mặt trời | Kết nối tri thức

A. Kim tinh – Mộc tinh – Thiên Vương tinh

B. Thủy tinh – Hỏa tinh – Mộc tinh

C. Kim tinh – Hỏa tinh – Thổ tinh

D. Thủy tinh - Hỏa tinh – Thổ tinh

Lời giải Các thiên thể số 3, 5, 7 trong hình là những hành tinh Kim tinh – Hỏa tinh – Thổ tinh

Đáp án: C

Câu 4: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quanh trục của mình ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

A. Trái Đất

B. Hải Vương tinh

C. Kim tinh

D. Mộc tinh

Lời giải: Sao Kim, còn được gọi là sao Hôm, hay sao Mai là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời tự quay quanh trục từ đông sang tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bầu khí quyển dày đặc của Kim tinh.

Đáp án: C

Câu 5: Thổ tinh là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời nếu tính từ Mặt Trời ra?

A. Thứ 3

B. Thứ 4

C. Thứ 5

D. Thứ 6

Lời giải Thổ tinh là hành tinh thứ 6 trong hệ Mặt Trời nếu tính từ Mặt Trời ra.

Đáp án: D

Câu 6: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?

A. Ban ngày

B. Ban đêm

C. Giữa trưa

D. Nửa đêm

Lời giải Ta thường thấy Mặt Trời vào ban ngày.

Đáp án: A

Câu 7: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:

A. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. 

B. Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thủy tinh, Hải Vương tinh. 

C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh. 

D. Hải Vương tinh. Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh,Thủy tinh.

Lời giải Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh.

Đáp án: C

Câu 8: Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Lời giải Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

Đáp án: B

Câu 9: Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:

A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.

B. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.

C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.

D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Lời giải Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Đáp án: D

Câu 10: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?

A. Thủy tinh

B. Hải Vương tinh

C. Thiên Vương tinh

D. Hỏa tinh

Lời giải Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.

Đáp án: A

Bài viết liên quan

698
  Tải tài liệu