Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa
Hoạt động & Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 124 Bài 35 KHTN lớp 6: Em hãy sắp xếp các mẫu vật đã quan sát vào vị trí phân loại thực vật cho phù hợp và giải thích vì sao em sắp xếp như vậy. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Lời giải:
Tên cây |
Tên ngành |
Lí do |
Dương xỉ |
Dương xỉ |
- Có rễ thật - Không có hoa, không có quả - Sinh sản bằng bào tử |
Thông |
Hạt trần |
- Có rễ thật - Không có hoa, không có quả - Có lá noãn - Hạt nằm trên lá noãn |
Bí ngô |
Hạt kín |
- Có rễ thật - Có hoa, có quả - Hạt nằm trong quả |
Câu hỏi 2 trang 124 Bài 35 KHTN lớp 6: Nêu dấu hiệu nhận biết một số đại diện ngành thực vật thông qua đặc điểm hình thái.
Lời giải:
Đặc điểm nhận biết một số ngành thực vật qua đặc điểm hình thái:
Nhóm thực vật |
Đại diện |
Đặc điểm hình thái |
Rêu |
Rêu tường |
- Chưa có hệ mạch - Rễ giả - Sinh sản bằng bào tử |
Dương xỉ |
Dương xỉ, bèo ong, rau bợ |
- Có hệ mạch - Rễ, thân, lá thật; lá non thường cuộn ở đầu - Không có hạt, sinh sản bằng bào tử |
Hạt trần |
Thông, vạn tuế |
- Có hệ mạch - Rễ, thân, lá thật phát triển - Có hạt, hạt nằm trên lá noãn, không có hoa |
Hạt kín |
Bàng, cam, bưởi, nho, táo |
- Có hệ mạch - Rễ, thân, lá thật phát triển. - Có hạt, hạt nằm trong quả, có hoa |
Phần 2: Lý thuyết bài học
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
I. Chuẩn bị
1. Thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi có vật kính 10x và 40x
- Kính lúp
- Dao lam
- Nước cất
- Kim mũi mác
- Ống nhỏ giọt
- Lam kính
- Lamen
2. Mẫu vật
- Rêu tường: mẫu vật thật hoặc ảnh cây có đủ rễ, thân, lá và túi bào tử.
- Dương xỉ, cỏ bợ: cây có đủ rễ, thân, lá non, lá già có ổ túi bào tử/quả bào tử hoặc tranh, ảnh minh họa.
- Thông: cành thông mang cả hai loại nón đực và nón cái hoặc ảnh cây thông có thân, lá, nón đực, nón cái.
- Bí ngô: quả bí ngô đã già hoặc ảnh bổ đôi quả bí. Ảnh cây bí ngô có hoa, quả, rễ, thân, lá. Có thể sử dụng mẫu vật khác thuộc ngành hạt kín.
II. Cách tiến hành
1. Quan sát đại diện thực vật không có mạch
- Sử dụng kính lúp để quan sát các cơ quan của cây rêu: rễ, thân, lá và vị trí của bào tử trên mẫu vật thật hoặc quan sát trên tranh, ảnh.
- Quan sát thân có phân nhánh hay không.
- Dùng dao lam cắt một lát cắt mỏng ngang thân cây rêu (nếu có), đặt lát cắt lên lam kính, nhỏ một giọt nước cất lên trên mẫu vật và đậy lại bằng lamen.
- Đặt mẫu lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x và 40x.
- Quan sát thân cây có mạch dẫn hay không.
2. Quan sát đại diện ngành Dương xỉ
- Quan sát, xác định được các bộ phận của cây dương xỉ: rễ, thân, lá.
- Quan sát đặc điểm của lá non cây dươn xỉ.
- Tìm và chỉ ra vị trí ổ bào tử của dương xỉ hoặc quả bào tử của cây rau bợ.
3. Quan sát đại diện ngành Hạt trần
- Sử dụng tranh, ảnh hoặc mẫu vật thật quan sát hình thái của cây thông: rễ, thân (thân gỗ hay thân bò,…), lá (hình dạng, kích thước).
- Quan sát và xác định cơ quan sinh sản trên mẫu vật hoặc trên tranh, ảnh. Nón đực mọc thành cụm, nhỏ, màu vàng; nón cái mọc riêng rẽ, lớn hơn nón đực.
- Quan sát vị trí của hạt thông (được bao bọc hay lộ ra ngoài)
4. Quan sát đại diện ngành Hạt kín
- Sử dụng hình ảnh cây bí ngô (hoặc cây khác thuộc ngành hạt kín) có hoa, quả, rễ, thân, lá; hình ảnh quả bí ngô bổ đôi hoặc mẫu quả thật.
- Quan sát cơ quan sinh sản (hoa): hoa bí ngô có hoa đực, hoa cái.
- Quan sát vị trí của hạt (bên trong hay bên ngoài quả).
III. Thu hoạch