Bài 32: Nấm

Bài 32: Nấm

472
  Tải tài liệu

Bài 32: Nấm

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 108 Bài 32 KHTN lớp 6: Các em có biết vì sao những “cây nấm” nhỏ bé này lại được coi là những sinh vật to lớn nhất trên Trái Đất không?

Các em có biết vì sao những cây nấm nhỏ bé này lại được coi là những sinh vật

Lời giải:

“Cây nấm” mà chúng ta thường thấy chỉ là cơ quan sinh sản của nấm. Thực chất, cơ thể của chúng là hệ sợi khổng lồ len lỏi trong đất. 

→ Vì vậy, nấm được coi là cá thể sinh vật lớn nhất trên Trái Đất.

Câu hỏi 1 trang 108 Bài 32 KHTN lớp 6: Quan sát hình 32.1, nhận xét về hình dạng của các loại nấm. Hãy kể tên một số loại nấm mà em biết.

Quan sát hình 32.1, nhận xét về hình dạng của các loại nấm. Hãy kể tên một số loại nấm

Lời giải:

- Các loại nấm có rất nhiều hình dạng khac nhau. Có loại có kích thước nhỏ như nấm men, có loại lại có kích thước lớn như nấm linh chi…

- Tên một số loại nấm mà em biết: nấm sò, nấm cục, nấm mỡ, nấm hương,…

Hoạt động 1 trang 109 Bài 32 KHTN lớp 6: Dựa vào thông tin trên, trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người.

Lời giải:

Nấm đóng vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống của con người:

- Vai trò của nấm trong tự nhiên:

+ Tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác sinh vật (xác động vật, thực vật) thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

- Vai trò của nấm trong đời sống:

+ Được sử dụng làm thức ăn

+ Một số nấm được dùng làm thuốc như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo,…

+ Dùng trong công nghiệp thực phẩm: nấm men được sử dụng trong sản xuất bánh mì, làm bia, rượu; nấm mốc được sử dụng trong sản xuất tương,…

Hoạt động 2 trang 109 Bài 32 KHTN lớp 6: Nêu tên các loại nấm mà em biết và tác dụng của chúng rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Nêu tên các loại nấm mà em biết và tác dụng của chúng rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau

Lời giải:

Tên các loại nấm em biết và vai trò

Vai trò của nấm đối với con người

Tên các loại nấm

Dùng làm thực phẩm

Nấm sò, nấm mỡ, nấm hương…

Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm

Nấm men

Dùng làm dược liệu

Nấm linh chi, đông trùng hạ thảo

Câu hỏi 2 trang 109 Bài 32 KHTN lớp 6: Một số nấm được trồng làm thực phẩm (hình 32.2). Trong kĩ thuật trồng nấm, người trồng thường xuyên phải tưới nước sạch cho nấm. Em hãy giải thích vì sao cần tưới nước cho nấm? Nếu lượng nước tưới không đủ hoặc nước tưới kém vệ sinh thì điều gì sẽ xảy ra?

Một số nấm được trồng làm thực phẩm (hình 32.2). Trong kĩ thuật trồng nấm

Lời giải:

- Nấm cần có độ ẩm cao để phát triển tốt, càng ẩm nấm càng ra nhanh.

- Nếu nước tưới không đủ hoặc không hợp vệ sinh thì quả thể của nấm sẽ không mọc ra.

Câu hỏi 3 trang 110 Bài 32 KHTN lớp 6: Dựa vào kiến thức về điều kiện phát triển của nấm, em hãy đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người.

Lời giải:

Biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người:

- Tránh tiếp xúc với người hoặc vật nuôi nhiễm bệnh.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,…

- Vệ sinh môi trường sống, tạo không gian thoáng mát, khô ráo.

- Vệ sinh giữ gìn cơ thể sạch sẽ, lau khô người sau khi tắm.

Câu hỏi 4 trang 110 Bài 32 KHTN lớp 6: Giải thích vì sao khi mua đồ ăn thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng?

Lời giải:

Khi mua đồ ăn thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì:

- Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Em có thể 1 trang 110 Bài 32 KHTN lớp 6: Biết cách phòng bệnh ngoài da do nấm gây nên.

Lời giải:

Biết cách phòng bệnh ngoài da do nấm gây nên

Biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người:

- Tránh tiếp xúc với người hoặc vật nuôi nhiễm bệnh.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,…

- Vệ sinh môi trường sống, tạo không gian thoáng mát, khô ráo.

- Vệ sinh giữ gìn cơ thể sạch sẽ, lau khô người sau khi tắm.

Em có thể 2 trang 110 Bài 32 KHTN lớp 6: Phân biệt được nấm ăn và nấm độc.

Lời giải:

Phân biệt được nấm ăn và nấm độc

Phân biệt nấm ăn và nấm độc:

Nấm ăn

Nấm độc

- Thường không có màu sắc sặc sỡ (thường là màu trắng, màu nâu,…)

- Thường có có màu sắc sặc sỡ hơn.

- Thường không có bao gốc nấm và vòng cuống nấm.

- Có bao gốc nấm và có thêm vòng cuống nấm bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm rõ ràng.

- Không có độc tố hoặc rất ít nhưng vô hại.

- Độc tố từ ít đến cao vô cùng, sẽ gây hại.

Em có thể 3 trang 110 Bài 32 KHTN lớp 6: Biết cách bảo quản thực phẩm, đồ dùng không bị nấm mốc gây hư hỏng thông qua tìm hiểu nhiệt độ và độ ẩm đến sự hình thành nấm.

Lời giải:

Biết cách bảo quản thực phẩm, đồ dùng không bị nấm mốc gây hư hỏng thông qua

Cách bảo quản thực phẩm, đồ dùng không bị nấm mốc gây hư hỏng thông qua tìm hiểu nhiệt độ và độ ẩm đến sự hình thành nấm:

- Tùy từng loại thực phẩm mà bảo quản khô thực phẩm (phơi khô, sấy khô thực phẩm).

- Bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát.

- Tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh.

- Nếu thực phẩm đã bị nấm mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì có thể gây hại cho sức khỏe người dùng.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 32: Nấm hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Đa dạng nấm

- Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.

- Hình dạng và kích thước của nấm rất đa dạng, có loại có thể quan sát bằng mắt thường, có loại cần quán sát bằng kính hiển vi.

Nấm | Kết nối tri thức

- Nấm sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau, chủ yếu là những nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng

- Dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành một số nhóm, đại diện như:

+ Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi (nấm mốc đen bánh mì, nấm men rượu,…)

+ Nấm đảm: sinh sản bằng bào tử đảm (nấm rơm, nấm hương, nấm sò,…)

+ Nấm tiếp hợp: bao gồm các loài nấm mốc sinh trưởng nhanh và gây ra sự ôi thiu của thức ăn

II. Vai trò của nấm

- Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp dinh dưỡng cho đất và làm sạch môi trường.

- Nhiều loại nấm được sử dụng làm thức ăn, một số khác lại được sử dụng làm thuốc.

- Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu,… nấm mốc được sử dụng trong sản xuất tương…

III. Một số bệnh do nấm

- Ở người, nấm gây ra các bệnh hắc lào, nấm lưỡi, lang ben,…

- Ngoài ra, nấm còn gây bệnh ở thực vật và động vaatjnhw bệnh mốc cam ở thực vật, bệnh nấm da ở động vật.

- Một số loại nấm có thể gây hư hỏng thức ăn, đồ uống, quần áo, đồ dùng bằng gỗ…

- Nhiều loại nấm mốc chứa độc tố, nếu ăn phải sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 32: Nấm có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi

C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người

Lời giải

- B sai vì nấm hương là đại diện nhóm nấm đảm.

- C sai vì chỉ có một số loại nấm cần quan sát dưới kính hiển vi. Đa số nấm có thể quan sát được bằng mắt thường.

- D sai vì không phải loại nấm nào cũng có lợi cho con người (ví dụ: nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm)

Đáp án: A

Câu 2: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Lời giải Tác nhân gây ra bệnh viêm gan B ở người là virus, không phải nấm.

Đáp án: C

Câu 3: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm hương               B. Nấm bụng dê

C. Nấm mốc                   D. Nấm men

Lời giải Nấm men, nấm bụng dê và nấm mốc có cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Đáp án: A

Câu 4: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?

A. Nấm men                             B. Nấm mốc

C. Nấm mộc nhĩ                       D. Nấm độc đỏ

Lời giải Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ nấm Penicillium (một loại nấm mốc mọc trên bánh mì)

Đáp án: B

Câu 5: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men                             B. Vi khuẩn

C. Nguyên sinh vật                   D. Virus

Lời giải Nhờ có nấm men giúp lên men rượu nên chúng ta sẽ thu được rượu vang.

Đáp án: A

Câu 6: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương                B. Nấm mỡ           

C. Nấm men                    D. Nấm linh chi

Lời giải Nấm men là loại nấm đơn bào có cấu tạo từ một tế bào.

Đáp án: C

Câu 7: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

A. Nấm đùi gà                B. Nấm kim châm

C. Nấm thông                 D. Đông trùng hạ thảo

Lời giải Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Đây thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

Đáp án: D

Câu 8: Địa y được hình thành như thế nào?

A. Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng

B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo

C. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn

D. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật

Lời giải Địa y được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo. Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo, còn tảo có diệp lục nên quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cả hai.

Đáp án: B

Câu 9: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa

B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa

C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa

D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức

Lời giải Bệnh hắc lào là do một loại nấm da gây ra. Người bị bệnh hắc lào thường xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.

Đáp án: C

Câu 10: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

A. Lên men bánh, bia, rượu…

B. Cung cấp thức ăn

C. Dùng làm thuốc

D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật

Lời giải Trong tự nhiên, nấm cố vai trò chủ yếu là tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

Đáp án: D

 

Bài viết liên quan

472
  Tải tài liệu