Bài 40: Lực là gì

Bài 40: Lực là gì

347
  Tải tài liệu

Bài 40: Lực là gì

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 144 Bài 40 KHTN lớp 6: Tuy chưa được học về lực nhưng chắc chắn em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em có thể xác định được những lực nào trong các hình trên?

Tuy chưa được học về lực nhưng chắc chắn em đã không ít lần nghe nói tới lực

Lời giải:

+ Hình a: Lực hút của nam châm tác dụng lên ghim sắt.

+ Hình b: Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả bóng.

+ Hình c: Lực đẩy của gió tác dụng lên cánh buồm.

+ Hình d: Lực đẩy của mặt vợt tác dụng lên quả bóng. 

Hoạt động 1 trang 145 Bài 40 KHTN lớp 6: Trong khi đá bóng người ta luôn phải tác dụng lực lên quả bóng, khi thì làm bóng bắt đầu chuyển động, khi thì làm bóng chuyển động nhanh dần, chuyển động chậm dần, dừng lại, đổi hướng chuyển động. Hãy thảo luận nhóm để xác định xem: mỗi hình ứng với tác dụng nào trong 5 tác dụng kể trên của lực và tìm cụm từ thích hợp cho các vị trí (1), (2), (3), (4), (5) mô tả trong Hình 40.2.

Trong khi đá bóng người ta luôn phải tác dụng lực lên quả bóng, khi thì làm bóng <strong>bắt đầu chuyển động</strong>, khi thì làm bóng

Lời giải:

a) Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng (1) bắt đầu chuyển động.

b) Bóng đang lăn trên sân, lực cản của cỏ trên sân làm bóng (2) chuyển động chậm dần.

c) Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang trái. Lực của hậu vệ làm bóng (3) đổi hướng chuyển động.

d) Bóng bay vào trước khung thành, bị thủ môn bắt dính. Lực của thủ môn làm bóng (4) dừng lại.

e) Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng (5) chuyển động nhanh dần.

Câu hỏi 1 trang 145 Bài 40 KHTN lớp 6: Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động.

Lời giải:

- Lực làm thay đổi tốc độ:

+ Lực tác dụng làm vật chuyển động chậm dần: Ôtô đang chuyển động, khi hãm phanh, lực hãm đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.

+ Lực tác dụng làm vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động: Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao đang đứng yên bắt đầu chuyển động.

- Lực làm đổi hướng chuyển động:

+ Đàn chim nhạn đang bay sang phải, đột nhiên đổi hướng sang bên trái do lực của cánh chim thay đổi hướng.

+ Khi đập mạnh quả bóng vào bức tường, quả bóng bật ngược trở lại do lực của bức tường cản trở đường bay quả bóng.

Hoạt động 2 trang 145 Bài 40 KHTN lớp 6: Nén một lò xo, kéo dãn dây cao su (Hình 40.3). Mô tả sự thay đổi hình dạng của lò xo, dây cao su khi chịu lực tác dụng.

Lời giải:

Nén một lò xo, kéo dãn dây cao su (Hình 40.3)

Lực nén do tay ta tác dụng vào lò xo, đã làm lò xo bị co lại. Lò xo đã bị thay đổi hình dạng.

Nén một lò xo, kéo dãn dây cao su (Hình 40.3)

Lực kéo do tay ta tác dụng vào dây cao su, đã làm dây cao su bị giãn ra. Dây cao su đã bị thay đổi hình dạng.

Câu hỏi 2 trang 145 Bài 40 KHTN lớp 6: Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật.

Lời giải:

+ Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng.

Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật

+ Vo tròn một tờ giấy.

Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật

+ Gió tác dụng lực làm cho cành cây gãy.

Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật

Câu hỏi 3 trang 145 Bài 40 KHTN lớp 6: Theo em, lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật không? Nếu có, hãy cho ví dụ hoặc dùng các lực trong hình ở đầu bài để chứng minh.

Lời giải:

- Lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.

- Ví dụ:

+ Cầu thủ đá vào quả bóng đứng yên làm quả bóng biến dạng đồng thời quả bóng biến đổi chuyển động.

+ Quả bóng bị đập mạnh vào bức tường, lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ vừa làm biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Câu hỏi 4 trang 146 Bài 40 KHTN lớp 6: Trong các lực ở hình đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?

Lời giải:

Trong các lực ở hình đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc

- Lực tiếp xúc: Hình c và d.

Vì quả quả bóng phải tiếp xúc với mặt vợt thì mặt vợt mới sinh ra lực đẩy đẩy quả bóng bay ngược trở lại.

- Lực không tiếp xúc: Hình a, b

Vì: 

+ Lực hút của nam châm hình a: không tiếp xúc với vật mà vẫn làm ghim sắt chuyển động. 

+ Lực hút của Trái Đất hình b: không tiếp xúc với vật mà vẫn làm quả bóng rơi xuống.

Câu hỏi 6 trang 146 Bài 40 KHTN lớp 6: Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 và lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 có gì khác nhau?

Lời giải:

Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 khác lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm ở điểm:

- Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 là lực tiếp xúc. Lò xo phải tiếp xúc với xe A mới làm cho xe A chuyển động được.

- Lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 là lực không tiếp xúc. Xe B không cần tiếp xúc với xe A mà vẫn làm cho xe A chuyển động được.

Em có thể 1 trang 146 Bài 40 KHTN lớp 6: Nhận biết được tác dụng của lực ở một số tình huống thường gặp trong đời sống.

Lời giải:

- Người tác dụng lực đẩy vào xe hàng làm nó chuyển động.

Nhận biết được tác dụng của lực ở một số tình huống thường gặp trong đời sống

- Lực của búa tác dụng vào đinh làm đinh xuyên sâu vào tường.

Nhận biết được tác dụng của lực ở một số tình huống thường gặp trong đời sống

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực là gì hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Lực và sự đẩy, kéo

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.

                                     Lực là gì | Kết nối tri thức

II. Tác dụng của lực

1. Lực và chuyển động của vật

 Lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của các vật như sau:

- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.

- Vật chuyển động nhanh lên.

- Vật chuyển động chậm lại.

- Vật đổi hướng chuyển động (vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác).

Ví dụ: 

Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang chuyển động bị dừng lại.

                                                                     Lực là gì | Kết nối tri thức

Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Ôtô đang chuyển động, lực hãm phanh đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.

Lực là gì | Kết nối tri thức

2. Lực và hình dạng của vật

- Lực làm thay đổi hình dạng của vật (biến dạng vật).

Ví dụ:

                                                    Lực là gì | Kết nối tri thức

- Ngoài ra, lực tác dụng lên một vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.

Ví dụ: 

Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.

.Lực là gì | Kết nối tri thức

Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống

Lực là gì | Kết nối tri thức

Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác

Lực là gì | Kết nối tri thức

III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

- Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủ môn và quả bóng tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Tay ta tác dụng một lực đẩy vào thùng hàng, tay ta và thùng hàng tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Gió tác dụng lực đẩy lên cánh buồm làm thuyền chuyển động, gió và cánh buồm có tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

- Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, nam châm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Lực hút của hai thanh nam châm, hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau. 

Lực là gì | Kết nối tri thức

Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực là gì có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.

B. Gió thổi làm thuyền chuyển động.

C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Lời giải

A – Tay của em bé tác dụng lực tại điểm tiếp xúc vào xe đồ chơi để đẩy xe rơi

=> Lực tiếp xúc.

B – Gió tác dụng lực tại điểm tiếp xúc với cánh buồm đẩy thuyền chuyển động

=> Lực tiếp xúc.

C – Chân của cầu thủ tác dụng lực tại điểm tiếp xúc với quả bóng làm quả bóng chuyển động.

=> Lực tiếp xúc.

D – Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo làm nó rơi => lực không tiếp xúc.

Đáp án: D

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………

A. Lực nâng

B. Lực kéo

C. Lực uốn

D. Lực đẩy

Lời giải Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.

Đáp án: D

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.

B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.

D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.

Lời giải

A – Không đúng

B – Đúng

C – Đúng

D  – Đúng

Đáp án: A

Câu 4: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?

A. Vẫn đứng yên.

B. Chuyển động nhanh dần.

C. Chuyển động chậm dần.

D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.

Lời giải Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ chuyển động nhanh dần.

Đáp án: B

Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài ban đầu của nó, thì khi đó lò xo chịu tác dụng của ………

A. Lực nâng

B. Lực kéo

C. Lực nén

D. Lực đẩy

Lời giải Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài ban đầu của nó, thì khi đó lò xo chịu tác dụng của lực nén.

Đáp án: C

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?

A. Lực là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của vật.

B. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động của vật.

C. Lực chỉ có thể làm vật thay đổi chuyển động.

D. Cả A và B đúng

Lời giải

A – Đúng

B – Sai

C – Sai

D - Sai

Đáp án: A

Câu 7: Việc làm nào dưới đây không cần dùng tới lực?

A. Cầm bút viết bài

B. Chơi nhảy dây

C. Bế em bé

D. Đọc một trang sách

Lời giải

A – Cần dùng tới lực

B – Cần dùng tới lực

C – Cần dùng tới lực

D – Không cần dùng tới lực

Đáp án: D

Câu 8: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

A. Hai thanh nam châm hút nhau.

B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.

Lời giải

A – Không có điểm tiếp xúc nào giữa hai thanh nam châm => lực không tiếp xúc.

B – Không có điểm tiếp xúc nào giữa hai thanh nam châm => lực không tiếp xúc.

C – Không có điểm tiếp xúc nào giữa Mặt Trăng và Trái Đất => lực không tiếp xúc.

D – Lực tiếp xúc, tay của mẹ đã tác dụng lực vào công tắc tại điểm tiếp xúc.

Đáp án: D

Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Lực của lực sĩ cử tạ tác dụng lên quả tạ, đưa quả tạ lên cao là một … .

A. Lực kéo

B. Lực nâng

C. Lực đẩy

D. Lực nén

Lời giải Lực của lực sĩ cử tạ tác dụng lên quả tạ, đưa quả tạ lên cao là một lực nâng.

Đáp án: B

Câu 10: Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị … .

A. Biến dạng.

B. Thay đổi chuyển động.

C. Biến dạng và thay đổi chuyển động.

D. Dừng lại.

Lời giải Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị biến dạng và thay đổi chuyển động (dừng lại).

Đáp án: C

Bài viết liên quan

347
  Tải tài liệu