Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

1 407
  Tải tài liệu

Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 60 Bài 17 KHTN lớp 6: Từ xưa có câu:" đãi cát tìm vàng". Vậy người ta đã tách vàng ra khỏi cát như thế nào?

Lời giải:

Người ta dùng phương pháp thủy lực sử dụng một dòng nước chảy xiết với sức nước đủ lớn để tách các hạt vàng ra khỏi đất cát sau đó để chúng chảy vào các máng để trôi đi đất cát và thu lại vàng.

Câu hỏi 1 trang 60 Bài 17 KHTN lớp 6: Trên thực tế em thường gặp chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao chúng ta cần phải tách chất?

Lời giải:

- Trên thực tế em thường gặp hỗn hợp.

- Ta cần phải tách chất để thu được chất tinh khiết, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người.

Câu hỏi 2 trang 60 Bài 17 KHTN lớp 6: Lấy một số vị dụ về quá trính tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết.

Lời giải:

Một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết:

- Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước

- Làm bay hơi nước biển, thu được muối ăn.

- Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.

Câu hỏi 3 trang 61 Bài 17 KHTN lớp 6: Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách khỏi nước sông?

Lời giải:

Hạt bụi bị tách ra khỏi không khí vì hạt bụi nặng hơn không khí do đó chúng sẽ tự động lắng xuống đất nên bụi bị tách ra khỏi không khí. Hạt phù sa nặng hơn nước nên nó sẽ lắng xuống và bị tách ra khỏi nước sông.

Hoạt động 1 trang 61 Bài 17 KHTN lớp 6: Lọc nước từ hỗn hợp nước lẫn đất

Chuẩn bị: nước, 2 cốc thủy tinh, đất, phễu lọc, giấy lọc.

Tiến hành:

- Lấy một cốc nước, cho 1 thìa đất vào cốc. Khuấy mạnh cho hỗn hợp trong cốc đục đều lên. Dừng khuấy và quan sát.

- Gấp giấy lọc và đặt vào phễu (hình 17.3)

- Gạn lấy lớp nước dưới phía trên (gọi là nước gạn), đem rót từ từ đến hết vào phễu lọc có giấy lọc (hình 17.4). Nước chảy ra khỏi phễu lọc được thu vào cốc hứng, gọi là nước lọc.

Em hãy quan sát, so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc.

Lọc nước từ hỗn hợp nước lẫn đất

Lời giải:

Màu sắc nước gạn và nước lọc khác nha. Nước gạn có màu nâu đục, còn nước lọc trong suốt.

Câu hỏi 4 trang 62 Bài 17 KHTN lớp 6: Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?

Lời giải:

Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp cô cạn.

Câu hỏi 5 trang 62 Bài 17 KHTN lớp 6: Có một mẫu muối có lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát.

Lời giải:

Ta cho hỗn hợp muối và cát vào nước, quấy đểu cho muối tan hết và để cát lặng xuống đáy, lọc cát ta thu được dung dịch nước muối. Dùng phương pháp cô cạn ta tách muối ra được khỏi dung dịch đó.

Hoạt động 2 trang 62 Bài 17 KHTN lớp 6: Tách dầu ăn khỏi nước

Chuẩn bị: 1 chai nhựa khoảng 500 ml, dầu ăn, phễu chiết, cốc thủy tinh.

Tiến hành:

- Rót nước đến ¼ chai nhựa, thêm dầu ăn đến ½ chai. Đậy nắp chai, lắc mạnh, quan sát hỗn hợp trong chai.

- Rót hỗn hợp trong chai ra phễu chiết, để yên vài phút cho tách lớp. Mở từ từ khóa phễu chiết cho chất lỏng phía dưới (nước) chảy xuống cốc. Khi phần dầu ăn chạm vào bề mặt khóa thì vặn khóa lại. Quan sát chất lỏng thu được trong cốc.

Quan sát và trả lời các câu hỏi:

a) Nước và dầu ăn, chất lỏng nào nặng hơn?

b) Tại sao phải mở khóa phễu chiết một cách từ từ?

c) Các chất lỏng thu được có còn lẫn vào nhau không?

Lời giải:

a) Nước nặng hơn dầu ăn nên dầu ăn nổi lên trên mặt nước.

b) Phải mở khóa phễu một cách từ từ để tránh việc làm xáo trộn hỗn hợp ,khi hết nước dầu ăn sẽ chảy xuống lẫn vào nước.

c) Các chất lỏng không lẫn vào nhau.

Câu hỏi 6 trang 63 Bài 17 KHTN lớp 6: Khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta làm thế nào để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp?

Lời giải:

Người ta dùng phương pháp chiết để tách dầu mỏ khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển vì dầu mỏ nhẹ hơn nước biển nên sẽ nổi lên trên bề mặt nước biển, nên có thể chiết ra được.

Em có thể 1 trang 63 Bài 17 KHTN lớp 6: Sử dụng khẩu trang khi không khí nơi em sống bị ô nhiễm bụi mịn.

Lời giải:

Sử dụng khẩu trang để ngăn cản không cho những hạt bụi mịn xuyên qua, để ảnh hướng đến đường hô hấp của mình.

Em có thể 2 trang 63 Bài 17 KHTN lớp 6: Làm sạch nước trong bể cá khi bể cá nhà em bị bẩn

Lời giải:

Để làm sạch nước trong bể cá, gia đình em có thể mua và lắp đặt các loại máy lọc nước chuyên dụng cho bể cá, được bán phổ biến trên thị trường.

- Cơ chế chung của các loại máy này là sử dụng phương pháp lọc:

Oxy và nước trong bể cá sẽ được bơm lên hộp lọc. Sau đó, nước sẽ chảy qua các lớp lọc có sẵn để loại bỏ các tạp chất và chất thừa trong bể.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

QUẢNG CÁO

I. Nguyên tắc tách chất

- Ta có thể tách các chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác nhau về tính chất của chúng.

Ví dụ: 

+ Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước .

+ Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi sẽ thu được muối ăn.

II. Một số cách tách chất

1. Lắng, gạn và lọc

- Lắng: tách các chất rắn lơ lửng nặng hơn ra khỏi các chất nhẹ hơn 

Ví dụ: 

+ Trong không khí thường có lẫn bụi.Khi lặng gió, sau một thời gian, hạt bụi nặng hơn tự động lắng xuống, giúp làm sạch không khí một cách tự nhiên.

+  Nước đục do bị lẫn đất, bùn, khi để yên, các hạt bùn đất sẽ lắng xuống đáy. Gạn lớp nước phía trên ta thu được nước trong hơn.

Tách chất khỏi hỗn hợp | Kết nối tri thức

- Lọc: Dùng để tách các chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

Ví dụ:  Khi các hạt chất rắn lơ lửng, khó lắng xuống, ta có thể lọc tách cúng ra khỏi chất lỏng hoặc chất khí.Để lọc chất rắn khỏi chất lỏng, ta thường dùng phễu lót giấy lọc. Giấy lọc chứa các lỗ li ti, khi chất lỏng chảy qua giấy lọc, các hạt chất rắn có kích thước lớn hơn lỗ này sẽ bị giữ lại.

Tách chất khỏi hỗn hợp | Kết nối tri thức

2. Cô cạn

- Tách các chất khó bay hơi ra khỏi các chất dễ bay hơi.

Ví dụ:

+ Tách muối ăn từ nước muối: đun nóng dung dịch muối ăn cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại là muối. Người làm muối cũng biết tận dụng nắng, gió để nước bay hơi, thu được muối ăn.

Tách chất khỏi hỗn hợp | Kết nối tri thức

+ Tách các chất tan rắn ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù bằng cách làm dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại.

3. Chiết

- Tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau bằng các dụng cụ như phễu chiết, bình chiết.

Tách chất khỏi hỗn hợp | Kết nối tri thức

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có

A. Kích thước hạt nhỏ hơn.                                   B. Tốc độ rơi nhỏ hơn.

B. Khối lượng nhẹ hơn.                                          D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Lời giải Do những hạt thóc lép có khối lượng nhỏ nên sẽ bị quạt gió thổi bay ra xa.

Đáp án: B

Câu 2: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

A. Chiết.                                                     B. Dùng máy li tâm.

C. Cô cạn.                                                   D. Lọc.

Lời giải Phương pháp lọc là phương pháp đơn giản nhất để tách cát ra khỏi nước.

Đáp án: D

Câu 3: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.

B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.

C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.

D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Lời giải Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt vì vẩn đục có kích thước đủ lớn để bị giữ lại trên lớp giấy lọc.

Đáp án: C

Câu 4: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

A. Dùng máy li tâm.                                                       B. Cô cạn.

C. Chiết.                                                                         D. Lọc.

Lời giải Dùng phương pháp chiết để tách dầu ăn ra khỏi nước vì dầu ăn không tan trong nước.

Đáp án: C

Câu 5: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 

C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Lời giải Đeo khẩu trang sẽ giúp lọc và giữ lại khói bụi trong không khí ở mặt ngoài khẩu trang, giúp chúng ta hít thở không khí được sạch hơn.

Đáp án: D

Câu 6: Cho hình ảnh về dụng cụ bên:

Bài tập trắc nghiệm Tách chất khỏi hỗn hợp có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Theo em, dụng cụ này có thể dùng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào dưới đây?

A. Dầu ăn và nước.                                                B. Bột mì lẫn trong nước.

C. Cát lẫn trong nước.                                            D. Rượu và nước.

Lời giải Dụng cụ trên là phễu chiết, có thể dùng để tách riêng hỗn hợp gồm các chất lỏng không hòa tan vào nhau như dầu ăn và nước.

Đáp án: A

Câu 7: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.

B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.

C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.

D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

Lời giải

Tác dụng của các lớp lót:

- Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.

- Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.

- Lớp sỏi có tác dụng lọc và giữ lại các thành phần lơ lửng có kích thước nhỏ.

Đáp án: D

Câu 8: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

A. Bột đá vôi và muối ăn.                                      B. Bột than và sắt.

C. Đường và muối.                                                D. Giấm và rượu.

Lời giải

- Khi cho bột đá vôi và muối ăn vào nước thì chỉ có muối ăn tan, lọc thu được bột đá vôi.

- Bột than và sắt đều không tan trong nước nên không tách được.

- Đường và muối đều tan trong nước nên không tách được.

- Giấm và rượu là chất lỏng tan tốt trong nước tạo thành dung dịch nên không tách được. 

Đáp án: A

Câu 9: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:

A. Lọc

B. Chưng cất

C. Bay hơi

D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước.

Lời giải Hiện nay thì muối được sản xuất chủ yếu bằng cách cho bay hơi nước biển thì thu được muối kết tinh.

Đáp án: C

Câu 10: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?

A. Hòa tan vào nước.

B. Lắng, lọc.

C. Dùng nam châm để hút.

D. Tất cả đều đúng.

Lời giải Sắt bị nam châm hút còn đồng thì không.

Đáp án: C

Bài viết liên quan

1 407
  Tải tài liệu