Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa
Hoạt động & Câu hỏi
Mở đầu trang 15 Bài 4 KHTN lớp 6: Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải làm thế nào?
Lời giải:
Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải dùng kính hiển vi.
Câu hỏi 1 trang 15 Bài 4 KHTN lớp 6: Những mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học?. Giải thích tại sao.
a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong).
b) Giun, sán dây.
c) Các tép cam, tép bưởi.
d) Các tế bào thực vật, động vật.
Lời giải:
- Mẫu vật không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học: Các tế bào thực vật, động vật. Vì chúng rất nhỏ nên cần dùng kính hiển vi quang học để có thể phóng to ảnh của chúng lên 40 – 3000 lần mới có thể quan sát rõ chúng.
Hoạt động 1 trang 16 Bài 4 KHTN lớp 6: Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học:
a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.
Lời giải:
a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) tùy theo chiếc lá quan sát.
- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
b) Học sinh quan sát chiếc là và mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.
Ví dụ hình dạng tế bào của 1 lá cây:
Dùng kính lúp quan sát lá gai, ta thấy lá có gân hình mạng.
Em có thể 1 trang 16 Bài 4 KHTN lớp 6: Sử dụng kính hiển vi quang học.
Lời giải:
Các bước sử dụng kính hiển vi quang học là:
- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.
- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
Em có biết 1 trang 16 Bài 4 KHTN lớp 6: Ca-mê-ra (camera) (Hình 4.2) có khả năng phóng to từ 40 lần đến 1000 lần, cho phép vừa quan sát vừa chụp ảnh và lưu vào máy tính. Em hãy tìm hiểu thêm các thông tin về loại thiết bị này để chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải:
Một số thông tin về camera:
- Camera góc rộng có khả năng quan sát 360 độ. Nó quan sát được toàn bộ khu vực xung quanh, quan sát ở khắp mọi nơi.
- Camera có khả năng ghi lại hình ảnh vào ban đêm, trong điều kiện ánh sáng cực tối.
- Camera có khả năng ghi hình, thu thập hình ảnh dữ liệu video siêu nét để báo đến “gia chủ” cảnh báo khi có trộm.
- Có thể đàm thoại 2 chiều như một chiếc điện thoại.
Phần 2: Lý thuyết bài học
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
I. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học
- Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.
- Kính hiển vi gồm các bộ phận chính:
+ Ống kính gồm:
* Thị kính (kính để mắt vào quan sát); có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần)…
* Đĩa quay gắn các vật kính.
* Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x…
+ Ốc điều chỉnh gồm: ốc to và ốc nhỏ.
+ Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
+ Ngoài ra, còn có đèn để chiếu sáng mẫu vật, thân kính và chân kính làm giá đỡ các bộ phận khác.
II. Sử dụng kính hiển vi quang học
Các bước sử dụng kính hiển vi quang học là:
- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.
- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
III. Bảo quản kính hiển vi quang học
- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.
- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
Phần 3: Bài tập trắc nghiệm
Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.
Câu 1: Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Lời giải Để quan sát được ảnh của vật qua kính hiển vi, ta cần điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Đáp án: C
Câu 2: Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?
A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
Lời giải Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
Đáp án: A
Câu 3: Người ta sử dụng kính hiển vi để quan sát:
A. Hồng cầu
B. Mặt Trăng
C. Máy bay
D. Con kiến
Lời giải Người ta sử dụng kính hiển vi để quan sát hồng cầu.
Đáp án: A
Câu 4: Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận:
A. Ốc to và ốc nhỏ.
B. Thân kính và chân kính.
C. Vật kính và thị kính.
D. Đèn chiếu sáng và đĩa quay gắn các vật kính.
Lời giải Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận ốc to và ốc nhỏ.
Đáp án: A
Câu 5: Cách nào sau đây là cách nên thực hiện để bảo quản kính hiển vi?
A. Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính.
B. Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
C. Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
D. Cả 3 phương án trên.
Bảo quản kính hiển vi quang học:
- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính.
- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng
Đáp án: D
Câu 6: Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát:
A. Khoảng từ 3 đến 20 lần.
B. Khoảng từ 40 đến 3000 lần.
C. Khoảng từ 10 đến 1000 lần.
D. Khoảng từ 5 đến 2000 lần.
Lời giải Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 đến 3000 lần.
Đáp án: B
Câu 7: Hãy sắp xếp các bước sau đây sao cho có thể sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát vật rõ nét.
(1) Chọn vật thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.
(2) Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần quan sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).
(3) Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.
(4) Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
(5) Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (4), (3), (5), (2)
C. (1), (4), (2), (5), (3)
D. (4), (1), (2), (3), (5)
Lời giải
Các bước sử dụng kính hiển vi để quan sát vật:
Bước 1: Chọn vật thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.
Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.
Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần quan sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).
Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.
Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.
Đáp án: C
Câu 8: Vật dụng nào sau đây có thể coi giống như kính hiển vi quang học?
A. Ti vi
B. Kính cận
C. Kính lão
D. Máy ca – mê – ra
Lời giải Máy ca – mê – ra có khả năng phóng to ảnh của vật được quan sát từ 40 lần lên đến 1000 lần. Cũng có thể coi là một kính hiển vi.
Đáp án: D
Câu 9: Quan sát vật nào dưới đây không cần phải sử dụng kính hiển vi quang học
A. Tế bào virus
B. Hồng cầu
C. Gân lá cây
D. Tế bào lá cây
Lời giải Để quan sát gân lá cây ta chỉ cần dùng kính lúp để quan sát.
Đáp án: C
Câu 10: Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi bao gồm
A. Thị kính và vật kính.
B. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.
C. Ốc to và ốc nhỏ.
D. Chân kính, thân kính, bàn kính và kẹp giữ mẫu.
Lời giải
A – Hệ thống phóng đại
B – Hệ thống chiếu sáng
C – Hệ thống điều chỉnh
D – Hệ thống giá đỡ
Đáp án: D