Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

554
  Tải tài liệu

Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 176 Bài 51 KHTN lớp 6:

Chỉ ra những chi tiết trong hình trên có sự lãng phí năng lượng

Chỉ ra những chi tiết trong hình trên có sự lãng phí năng lượng. Em hãy đưa ra các gợi ý giúp điều chỉnh hoặc khắc phục sự lãng phí năng lượng đó.

Lời giải:

- Bóng đèn đang bật gây lãng phí năng lượng điện. Vì đang là ban ngày nên mở cửa ra để nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu sáng phòng.

- Nồi/xoong không đậy nắp gây lãng phí nhiệt năng. Nên khi đun cần đậy nắp để nấu chín thức ăn nhanh hơn.

- Tivi không xem nhưng vẫn bật gây lãng phí năng lượng điện. Cần tắt tivi khi không sử dụng.

- Hai nồi đun sôi nhưng không cho nhỏ lửa hoặc tắt gây lãng phí năng lượng điện và nhiệt. Nếu muốn ninh thức ăn cho nhừ thì cho nhỏ lửa, hoặc không cần ninh thì tắt khi thức ăn đã chín.

- Ấm nước đun sôi nhưng không rút phích gây lãng phí điện. Có thể ấm điện có chế độ tự ngắt, nhưng để tiết kiệm điện và an toàn khi dùng điện, ta vẫn nên ngắt hẳn điện cho các thiết bị điện khi không dùng.

Câu hỏi 1 trang 176 Bài 51 KHTN lớp 6: Hãy nêu một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường?

Lời giải:

- Một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường:

+ Ban ngày, bật tất cả các đèn học trong lớp.

+ Trời không nóng, nhưng tất cả các quạt đều mở.

+ Lấy nhiều nước uống nhưng uống không hết nên phải đổ đi.

+ Vặn vòi nước rửa không chặt.

Câu hỏi 2 trang 176 Bài 51 KHTN lớp 6: Hãy thảo luận về các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học?

Lời giải:

- In tờ thông báo:

+ Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

+ Ngắt hẳn nguồn điện khi không dùng tới.

+ Tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên.

+ Sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng

- Tuyên truyền nâng cao ý thức của các bạn học sinh về tiết kiệm năng lượng trong lớp học.

- Tổ chức cuộc thi vẽ báo tường về tiết kiệm năng lượng trong nhà trường và lớp học

Câu hỏi 3 trang 177 Bài 51 KHTN lớp 6: Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?

a/ Sử dụng ánh nắng Mặt Trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b/ Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c/ Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d/ Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

e/ Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

g/ Bật tivi xem cả ngày.

h/ Tắt vòi nước trong khi đánh răng.

i/ Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa,….) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

Lời giải:

Những biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng:

a/ Sử dụng ánh nắng Mặt Trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b/ Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c/ Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d/ Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

e/ Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

h/ Tắt vòi nước trong khi đánh răng.

i/ Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa,….) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

Câu hỏi 4 trang 177 Bài 51 KHTN lớp 6: Kẻ bảng 51.1 ra Phiếu học tập. Ghi các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã chọn ở câu 1 và đánh dấu “X” vào các cột thích hợp trong bảng. Ví dụ, biện pháp a/ đã được đánh dấu “X” vào các cột mô tả tương ứng để minh họa.

Kẻ bảng 51.1 ra Phiếu học tập. Ghi các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã chọn ở câu 1

Lời giải:

Biện pháp

Tiết kiệm điện

Tiết kiệm nước

Tiết kiệm nhiên liệu

Dùng nguồn năng lượng tái tạo

a/

X

 

X

X

b/

X

 

X

X

c/

X

 

X

X

d/

X

 

X

 

e/

X

 

X

 

h/

 

X

 

X

i/

 

 

X

 

Hoạt động 1 trang 177 Bài 51 KHTN lớp 6: Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của một số bóng đèn có độ sáng như nhau.

Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ

Dựa vào bảng số liệu về hai loại bóng đèn (Bảng 51.2), em hãy tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn trên trong 1 năm. Từ đó, đưa ra ý kiến của mình về việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Cho biết giá điện là 1500 đồng/kw.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h.

Lời giải:

- Số giờ thắp sáng bóng đèn trong 1 năm là:

365 . 12 = 4 380 (giờ)

- Xét bóng đèn dây tóc:

+ Mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1 000h, để thắp sáng 4 380 giờ cần tối thiểu số bóng là: Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ(bóng đèn)

+ Số tiền mua bóng đèn dây tóc là: 5000 . 5 = 25000 (đồng)

+ Tiền điện phải trả = (số giờ dùng 1 năm) x (số điện năng tiêu thụ trong 1 giờ) x (số tiền phải trả) = 4 380 . 0,075 . 1500 = 492750 đồng

Tổng toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả khi dùng bóng đèn dây tóc là: 25000 + 492750 =  517750 đồng

- Xét bóng đèn compact:

+ Mỗi bóng đèn compact có thời gian thắp sáng tối đa là 5 000h, để thắp sáng 4 380 giờ cần tối thiểu số bóng là: Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ(bóng đèn)

+ Số tiền mua bóng compact là: 40 000 . 1 = 40 000 (đồng)

+ Tiền điện phải trả = (số giờ dùng 1 năm ) x (số điện năng tiêu thụ trong 1 giờ) x (số tiền phải trả) = 4 380 . 0,020 . 1500 = 131400 đồng

Tổng toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả khi dùng bóng đèn compact là: 40000 + 131400 = 171400 đồng

Như vậy, ta thấy sử dụng bóng đèn compact vừa tiết kiệm điện năng vừa tiết kiệm chi phí trả tiền điện là : 517750 – 171400 = 346 350 (đồng)

Em có thể 1 trang 178 Bài 51 KHTN lớp 6: Nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế:

a/ Tái sử dụng và tái chế có những lợi ích gì?

b/ Tại sao cần hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa và nên thay thế bằng túi giấy, bình đựng nước cá nhân, ống hút bằng giấy?

c/ Em và các bạn trong nhóm hãy giới thiệu một số sản phẩm hữu ích tự làm từ các vật dụng phế thải, dễ tìm (như sử dụng các chai nhựa, giấy thải văn phòng, hộp giấy…)

Lời giải:

a/ Lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế:

- Giảm lượng rác thải tại các bãi rác: Việc tái chế rác thải và tái sử dụng giúp giảm lượng rác thải tại các bãi tập rác và hạn chế được lượng thải các độc tố ra ngoài môi trường.

- Giảm ô nhiễm môi trường: Khi các lượng rác thải được tái chế thì sẽ ít bị đốt hoặc chôn lấp, nên tránh được ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất.

- Giảm tiêu thụ năng lượng: Việc sử dụng rác thải hay phế liệu để tái chế lại thành sản phẩm mới. Sẽ tốn ít năng lượng hơn so với việc tạo các sản phẩm đấy từ các nguồn nguyên chất.

- Giảm chi phí:

+ Việc tái sử dụng rác thải sẽ tiết kiệm được chi phí cho nguồn tài nguyên của các công ty, nhà máy xí nghiệp.

+ Tiết kiệm chi phí xử lý rác thải.

Nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế

b/ - Cần hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa, vì:

+ Chúng khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên: Túi nilon bé nhỏ và mỏng manh cần có quá trình phân hủy kéo dài từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng Mặt Trời.

+ Chúng bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi làm tắc nghẽn cống, rãnh, sông,…gây ứ đọng nước thải và ngập ứng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

+ Chúng làm môi trường đất, nước bị ô nhiễm và làm ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới sức khỏe con người.

- Nên thay thế bằng túi giấy, bình đựng nước cá nhân, ống hút bằng giấy:

+ Chúng có thể dễ dàng tái chế và chế tạo thành nhiều sản phẩm hơn nhựa và nilong

+ Phân hủy nhanh trong môi trường

+ An toàn cho sức khỏe con người

+ Bảo vệ môi trường

Nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế

c/ Một số sản phẩm hữu ích tự làm từ các vật dụng phế thải, dễ tìm (như sử dụng các chai nhựa, giấy thải văn phòng, hộp giấy…)

- Sử dụng các chai nhựa để trồng cây

Nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế

- Chế tạo túi nilong thành cây trang trí phòng học

Nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế

Em có thể 2 trang 178 Bài 51 KHTN lớp 6: Nếu được đề cử là một “Đại sứ môi trường” của nhà trường, em hãy đề ra một “dự án” để góp phần bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường.

Nếu được đề cử là một Đại sứ môi trường của nhà trường, em hãy đề ra một dự án

Lời giải:

- Dự án bảo tồn năng lượng là tiết kiệm năng lượng dẫn tới tăng vốn tài chính, chất lượng môi trường, an ninh cá nhân và là một phần quan trọng của giảm bớt biến đổi khí hậu. Để bảo tồn năng lượng, sẽ thực hiện bằng cách phối hợp giữa sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm tiêu thụ năng lượng từ các nguồn năng lượng truyền thống.

+ Tắt và ngắt hẳn khỏi nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị điện

+ Thay dần các thiết bị điện truyền thống thành các thiết bị điện dán nhãn tiết kiệm năng lượng.

+ Sử dụng tối đa năng lượng tái tạo trong các hoàn cảnh có thể sử dụng (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió,….).

- Dự án bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe của mỗi con người.

+ Giữ gìn cây xanh.

+ Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.

+ Nói KHÔNG với thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày.

+ Giảm sử dụng túi nilong, chai nhựa; tăng sử dụng túi vải, giấy,…

Điều quan trọng nhất trong việc bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường chính là nâng cao ý thức sống và trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường mình ở.

+ Tái sử dụng và tái chế các đồ từ rác thải.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Tại sao cần tiết kiệm năng lượng?

- Tiết kiếm năng lượng giúp:

+ Tiết kiệm chi phí;

+ Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo;

+ Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.

II. Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động hàng ngày

Một số biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng:

- Sử dụng ánh nắng Mặt Trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

- Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

- Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

- Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

- Tắt vòi nước trong khi đánh răng.

- Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa,….) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Hoạt động nào dưới đây sử dụng năng lượng hiệu quả?

A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng

B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh

C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led

D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt

Lời giải

A – lãng phí năng lượng, vì máy tính vẫn cắm vào nguồn vẫn tiêu hao năng lượng điện.

B - lãng phí năng lượng, vì thức ăn còn nóng làm tủ lạnh phải hoạt động nhiều hơn.

C - lãng phí năng lượng, vì bóng đèn dây tóc tiêu hao năng lượng điện nhiều hơn bóng đèn led.

D - đúng

Đáp án: D

Câu 2: Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:

(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng tự nhiên

(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn tiết kiệm điện

(3) Sử dụng các vật dụng (chai, lọ, giấy cũ,…) để tạo thành đồ tái chế phục vụ cho cuộc sống.

(4) Tưới cưới khi trời vừa mưa xong

(5) Sử dụng hệ thống cảm biến tự động để tắt mở đèn khi có người.

(6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm.

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (3), (4)

C. (1), (2), (3), (5)

D. (4), (6)

Lời giải

Các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:

(1) Phơi quần áo tự nhiên dưới ánh nắng

(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn tiết kiệm điện

(3) Sử dụng các vật dụng (chai, lọ, giấy cũ,…) để tạo thành đồ tái chế phục vụ cho cuộc sống.

(5) Sử dụng hệ thống cảm biến tự động để tắt mở đèn khi có người.

Đáp án: C

Câu 3: Biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?

A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày.

B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

C. Sử dụng máy điều hòa đúng cách.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Lời giải

Biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng:

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày.

- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

- Sử dụng máy điều hòa đúng cách

Đáp án: D

Câu 4: Trong các cách sử dụng năng lượng dưới đây, đâu là cách tiết kiệm năng lượng phù hợp nhất?

A. Sử dụng quạt điện suốt ngày kể cả khi không có người.

B. Xả vòi nước chảy liên tục trong lúc đánh răng.

C. Để máy tính hoạt động liên tục ngay cả trong lúc nghỉ trưa.

D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết, tắt chúng khi không sử dụng.

Lời giải

A – hành động lãng phí năng lượng

B – hành động lãng phí năng lượng

C – hành động lãng phí năng lượng

D – hành động tiết kiệm năng lượng

Đáp án: D

Câu 5: Trong các hành động sau đây, hành động nào lãng phí năng lượng?

A. Ti vi không dùng nhưng vẫn bật.

B. Trời sáng nhưng vẫn bật đèn.

C. Hai bếp đun đã sôi nhưng không tắt bếp.

D. Cả 3 phương án trên.

Lời giải

Hành động lãng phí năng lượng là:

- Ti vi không dùng nhưng vẫn bật.

- Trời sáng nhưng vẫn bật đèn.

- Hai bếp đun đã sôi nhưng không tắt bếp.

Đáp án: D

Câu 6: Các hành động sau đây, hành động nào tiết kiệm năng lượng?

(1) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

(2) Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

(3) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

(4) Bật tivi xem cả ngày.

(5) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải

Các hành động tiết kiệm năng lượng là:

(1) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

(2) Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

(3) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

(5) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

Đáp án: C

Câu 7: Vì sao phải tiết kiệm năng lượng?

A. để tiết kiệm chi phí

B. bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo

C. góp phần giảm lượng chất thải và giảm ô nhiễm môi trường

D. Cả 3 phương án trên

Lời giải

Tiết kiệm năng lượng giúp:

- tiết kiệm chi phí

- bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo

- góp phần giảm lượng chất thải và giảm ô nhiễm môi trường

Đáp án: D

Câu 8: Các biện pháp nào sau đây tiết kiệm năng lượng?

A. Sử dụng điện, nước hợp lí

B. Tiết kiệm nhiên liệu

C. Ưu tiên dùng các nguồn năng lượng tái tạo

D. Cả 3 phương án trên

Lời giải

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng:

- Sử dụng điện, nước hợp lí

- Tiết kiệm nhiên liệu

- Ưu tiên dùng các nguồn năng lượng tái tạo

Đáp án: D

Câu 9: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.

B. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.

C. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.

D. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.

Lời giải

A – lãng phí năng lượng, nên tắt điện khi ra khỏi phòng

B – lãng phí năng lượng, vì chỉ cần bật đèn ở bàn học

C – lãng phí năng lượng, chỉ nên bật bình 30 phút trước khi tắm

D – tiết kiệm năng lượng

Đáp án: D

Câu 10: Hành động nào sau đây làm lãng phí điện năng? 

A. Tan học không tắt đèn, quạt trong phòng học. 

B. Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh khi có nhu cầu.   

C. Khi đi xem ti vi tắt đèn ở bàn học tập.       

D. Cả ba hành động trên. 

Lời giải

A – lãng phí năng lượng

B – tiết kiệm năng lượng

C – tiết kiệm năng lượng

Đáp án: A

Bài viết liên quan

554
  Tải tài liệu