Bài 47: Một số dạng năng lượng

Bài 47: Một số dạng năng lượng

1 568
  Tải tài liệu

Bài 47: Một số dạng năng lượng

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 165 Bài 47 KHTN lớp 6: Em hãy chỉ ra các dạng năng lượng xuất hiện trong những hiện tượng ở hình trên?

Em hãy chỉ ra các dạng năng lượng xuất hiện trong những hiện tượng ở hình trên

Lời giải:

- Các dạng năng lượng xuất hiện trong hiện tượng bắn pháo hoa:

+ Năng lượng âm

+ Năng lượng nhiệt

+ Năng lượng ánh sáng

+ Năng lượng hóa học

- Các dạng năng lượng xuất hiện trong hiện tượng trời dông bão có tia sét:

+ Năng lượng ánh sáng

+ Năng lượng điện

+ Năng lượng nhiệt

+ Năng lượng gió

+ Năng lượng âm

Hoạt động 1 trang 165 Bài 47 KHTN lớp 6: Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng. Sắp xếp những thứ tìm thấy theo các dạng năng lượng sử dụng tương ứng (điện, nhiệt, âm thanh, ánh sáng). Nêu những gì đang xảy ra đối với các vật đó?

Lời giải:

- Những vật đang sử dụng năng lượng:

+ Năng lượng điện: Máy tính, quạt, điều hòa

+ Năng lượng nhiệt: Bình nước năng lượng Mặt Trời.

+ Năng lượng âm thanh: Loa.

+ Năng lượng ánh sáng: Cây cảnh.

- Những điều đang xảy ra với các vật đó:

+ Máy tính sử dụng năng lượng điện để hoạt động: màn hình máy tính sáng, nhiệt do máy tính tỏa ra…

Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng

+ Quạt sử dụng năng lượng điện để hoạt động: cánh quạt đang chạy tạo ra gió, phát ra âm thanh, động cơ quạt tỏa nhiệt….

Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng

+ Điều hòa sử dụng năng lượng điện để hoạt động: nhiệt do điều hòa tỏa ra, quạt gió của điều hòa đang chạy và phát ra âm thanh….

Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng

+ Bình nước sử dụng năng lượng nhiệt từ Mặt Trời tỏa ra để làm nóng nước ở trong bình.

Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng

+ Loa của máy tính sử dụng năng lượng âm: màng loa dao động tạo ra âm thanh.

Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng

+ Cây cảnh sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để quang hợp giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng để phát triển.

Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng

Câu hỏi 2 trang 167 Bài 47 KHTN lớp 6: Hãy chọn tên dạng năng lượng (ở cột A) phù hợp với phần mô tả (ở cột B)?

Ví dụ 1 - d

Hãy chọn tên dạng năng lượng (ở cột A) phù hợp với phần mô tả (ở cột B)

Lời giải:

1 – d: Hóa năng lưu trữ trong các hóa chất tạo thành vật (trong thực phẩm, pin, nến, diêm, pháo hoa,…).

2 – a: Nhiệt năng tỏa ra từ Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt,…

3 – e: Năng lượng âm được lan truyền từ một nguồn phát âm (dây đàn, mặt trống, màng loa,…).

4 – b: Điện năng tạo ra từ pin, acquy, máy phát điện, pin mặt trời, thủy điện, sét,…

5 – c: Quang năng phát ra từ Mặt Trời, từ các phản ứng hóa học, từ một số loài động vật (đom đóm, sứa biển)….

Em có thể 1 trang 167 Bài 47 KHTN lớp 6: Trình bày trước lớp ý kiến của mình về dạng năng lượng dễ vận chuyển, dễ sử dụng và dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

Lời giải:

- Dạng năng lượng dễ vận chuyển:

+ Hóa năng: Ta có thể vận chuyển được năng lượng hóa năng qua việc vận chuyển thức ăn, lương thực, thực phẩm; diêm,…

+ Năng lượng nhiệt: Ta có thể vận chuyển được năng lượng nhiệt qua việc vận chuyển các vật: củi, gỗ, xăng, dầu, gas….

- Dạng năng lượng dễ sử dụng:

+ Năng lượng điện: Ta có thể sử dụng dễ dàng năng lượng điện qua việc ta sử dụng ti vi, điều hòa, quạt điện.

+ Năng lượng ánh sáng: Ta có thể sử dụng dễ dàng năng lượng điện qua việc ta sử dụng ánh sáng từ Mặt Trời, bóng đèn….

- Dạng năng lượng dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác:

+ Năng lượng điện: Ta thấy năng lượng điện dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác ví dụ như: điện năng chuyển hóa thành cơ năng trong khi sử dụng quạt điện, điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng khi sử dụng bếp từ,….

+ Năng lượng hóa năng: Ta thấy năng lượng hóa học dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Ví dụ như: năng lượng hóa năng chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng khi chúng ta quẹt diêm, năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành năng lượng nhiệt khi chúng ta phơi nắng ở ngoài trời,….

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Nhận biết năng lượng

- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể nhận ra năng lượng nhờ các biểu hiện của nó.

Ví dụ: 

Nhận biết quang năng khi nhìn thấy ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng: Mặt Trời, bóng đèn, đèn pin,…

Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

Nhận biết động năng khi ta thấy vật đang chuyển động: người đi xe đạp, ô tô đang chạy…

                                  Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

II. Các dạng năng lượng

- Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.

                                     Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).

                                         Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng hóa học (hóa năng): năng lượng sinh ra do phản ứng hóa học của các hóa chất.

                                             Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng điện (điện năng): năng lượng được tạo ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy phát điện, pin…)

                               Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

+ Năng lượng ánh sáng (quang năng): năng lượng được phát ra từ các nguồn sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo).

                                     Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng âm: năng lượng lan truyền từ các nguồn âm.

                                                Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): năng lượng được sinh ra từ các nguồn nhiệt.

                                      Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

Ví dụ: 

Khi em bé đang trượt cầu trượt, thì:

+ Em bé đang chuyển động: em bé có động năng.

+ Em bé ở trên cao so với mặt đất: em bé có thế năng hấp dẫn.

Một số dạng năng lượng | Kết nối tri thức

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là

A. động năng

B. hóa năng

C. thế năng đàn hồi

D. quang năng

Lời giải Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là thế năng đàn hồi vì khi đó cung đang bị biến dạng.

Đáp án: C

Câu 2: Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?

A. Mũi tên đang bay

B. Xe đang chạy trên đường

C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất

D. Quả bóng lăn trên mặt đất

Lời giải

A – mũi tên bay có độ cao so với mặt đất => có thế năng hấp dẫn.

B – xe chạy trên đường, độ cao so với mặt đất bằng 0 => không có thế năng hấp dẫn.

C – Lò xo bị kéo giãn có thế năng đàn hồi vì nó bị biến dạng, không có thế năng hấp dẫn vì không có độ cao so với mặt đất.

D – Quả bóng chuyển động có động năng, không có thế năng hấp dẫn vì không có độ cao so với mặt đất.

Đáp án: A

Câu 3: Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?

A. Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng.

B. Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp.

C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường.

Lời giải

Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí:

- Nguồn gốc tạo ra năng lượng

- Nguồn gốc vật chất

- Mức độ ô nhiễm môi trường.

Đáp án: D

Câu 4: Động năng của vật là

A. năng lượng do vật có độ cao.

B. năng lượng do vật bị biến dạng.

C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao.

D. năng lượng do vật chuyển động.

Lời giải Động năng của vật là năng lượng do vật chuyển động.

Đáp án: D

Câu 5: Chọn mốc tính thế năng ở mặt đất. Hãy chọn phương án chỉ rõ những trường hợp vật có thế năng.

a) Dây cung bị căng

b) Ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi

c) Máy bay đang bay ở độ cao ổn định

d) Một bình chứa nước nóng đặt trên mặt đất

e) Lò xo không bị nén và cũng không bị dãn.

f) Một hòn bi được treo trên một sợi dây. 

A. a), c), f)

B. a), c), e)

C. a), c), d), f)

D. d), e), f).

Lời giải

Những trường hợp vật có thế năng là:

a) Dây cung bị căng có thế năng đàn hồi vì dây cung bị biến dạng.

c) Máy bay đang bay ở độ cao ổn định có thế năng hấp dẫn vì có độ cao so với mặt đất

f) Một hòn bi được treo trên một sợi dây có thế năng hấp dẫn vì có độ cao so với mặt đất và có cả thế năng đàn hồi vì sợi dây lúc này bị dãn ra so với hình dạng đầu.

Đáp án: A

Câu 6: Khi nước chảy từ trên cao xuống nó có dạng năng lượng nào?

A. động năng

B. thế năng hấp dẫn

C. cả động năng và thế năng hấp dẫn

D. năng lượng khác

Lời giải

- Khí nước chảy => có động năng.

- Nước chảy từ một độ cao so với mặt đất => có thế năng hấp dẫn.

=> Khi nước chảy từ trên cao xuống nó có cả động năng và thế năng hấp dẫn.

Đáp án: C

Câu 7: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?

A. năng lượng thủy triều

B. năng lượng nước

C. năng lượng mặt trời

D. năng lượng gió

Lời giải Năng lượng nước làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện.

Đáp án: B

Câu 8: Dạng năng lượng nào được dự trữ trong thức ăn, nhiên liệu, pin,…?

A. Hóa năng

B. Nhiệt năng

C. Thế năng hấp dẫn

D. Thế năng đàn hồi

Lời giải Hóa năng là dạng năng lượng được dự trữ trong thức ăn, nhiên liệu, pin, … .

Đáp án: A

Câu 9: Dạng năng lượng nào tỏa ra từ bếp lửa, que diêm đang cháy,…?

A. Hóa năng

B. Nhiệt năng

C. Động năng

D. Cơ năng

Lời giải Nhiệt năng là dạng năng lượng tỏa ra từ bếp lửa, que diêm đang cháy, … .

Đáp án: B

Câu 10: Dạng năng lượng nào được lan truyền từ một nguồn âm như dây đàn, mặt trống rung động,…?

A. Hóa năng

B. Nhiệt năng

C. Động năng

D. Năng lượng âm

Lời giải Năng lượng âm là dạng năng lượng được lan truyền từ một nguồn âm như dây đàn, mặt trống rung động,… .

Đáp án: D

Bài viết liên quan

1 568
  Tải tài liệu