Bài 22: Cơ thể sinh vật

Bài 22: Cơ thể sinh vật

491
  Tải tài liệu

Bài 22: Cơ thể sinh vật

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 75 Bài 22 KHTN lớp 6: Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?

Lời giải:

Chúng ta có thể nhìn thấy con ếch mà không thể nhìn thấy trùng amip bằng mắt thường vì:

- Con ếch là cơ thể đa bào, cơ thể được cấu tạo nên bởi rất nhiều loại tế bào khác nhau → Kích thước của con ếch lớn, có thể quan sát bằng mắt thường.

- Trùng amip là cơ thể bào, cơ thể chỉ được cấu tạo bởi một tế bào → Kích thước của trùng amip nhỏ, khó có thể quan sát bằng mắt thường.

Câu hỏi 1 trang 75 Bài 22 KHTN lớp 6: Quan sát hình 22.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể.

Quan sát hình 22.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể

Lời giải:

Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm:

- Hô hấp

- Dinh dưỡng

- Bài tiết

- Cảm ứng và vận động

- Sinh trưởng

- Sinh sản

Hoạt động 1 trang 76 Bài 22 KHTN lớp 6: Nhận biết và mô tả đặc điểm cơ thể sống

Nhận biết và mô tả đặc điểm cơ thể sống

Lời giải:

1.

- Vật sống: em bé, con khỉ, cái cây

- Vật chết: bức tường, hàng rào, biển tên, gạch lát đường

- Những đặc điểm giúp em nhận ra một vật sống là:

+ Có khả năng trao đổi chất

+ Có khả năng cảm ứng

+ Có khả năng sinh trưởng, phát triển 

2. 

- Vật sống giống với ô tô, xe máy ở chỗ cùng sử dụng O2 để tạo ra năng lượng và thải ra CO2

- Ô tô, xe máy không phải vật sống vì nó không có khả năng cảm ứng, sinh trưởng, phát triển.

Câu hỏi 2 trang 77 Bài 22 KHTN lớp 6: Quan sát hình 22.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

Quan sát hình 22.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

Lời giải:

- Cơ thể đơn bào: tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván

- Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai

Em có thể 1 trang 78 Bài 22 KHTN lớp 6: Phân biệt được cơ thể sống và vật không sống

Lời giải:

Phân biệt được cơ thể sống và vật không sống:

Cơ thể sống

Vật không sống

- Có khả năng trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải).

- Không có sự trao đổi chất thường xuyên với môi trường.

- Có khả năng vận động và cảm ứng (cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường).

- Không có khả năng vận động (chỉ có khả năng vận động do bị điều khiển) và cảm ứng.

- Có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

- Không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

- Đại diện: con cá, con chim, cây hoa hồng,...

- Đại diện: hòn đá, xe máy, tàu thủy, cái cốc,...

Em có thể 2 trang 78 Bài 22 KHTN lớp 6: Dựa vào các quá trình sống cơ bản của cơ thể sinh vật để có hành động phù hợp giúp chăm sóc và bảo vệ sinh vật

Lời giải:

Hành động phù hợp giúp chăm sóc và bảo vệ sinh vật:

- Ăn uống hợp đủ chất, đủ lượng và hợp vệ sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

- Bảo vệ hệ thần kinh, sự tư duy để tăng cường khả năng cảm ứng của sinh vật.

- Tích cực hoạt động thể chất để đảm bảo khả năng vận động và tạo tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Cơ thể là gì?

Cơ thể sinh vật | Kết nối tri thức

- Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản (cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản,...)

II. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

- Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể là một tế bào và thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản.

Cơ thể sinh vật | Kết nối tri thức

+ Ví dụ: vi khuẩn, nấm men,…

- Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt  nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống cơ bản của cơ thể.

Cơ thể sinh vật | Kết nối tri thức

+ Ví dụ: con mèo, cây đào,…

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 22: Cơ thể sinh vật có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?

(1) Cảm ứng và vận động                   (4) Hô hấp

(2) Sinh trưởng                                    (5) Bài tiết

(3) Dinh dưỡng                                     (6) Sinh sản

A. (2), (3), (4), (6)                     B. (1), (3), (5), (6)

C. (2), (3), (4), (5), (6)              D. (1), (2), (3), (4), (5), (6)

Lời giải Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản là: cảm ứng và vận động, sinh trưởng, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết, sinh sản.

Đáp án: D

Câu 2: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.

Bài tập trắc nghiệm Cơ thể sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?

A. Lục lạp.                     B. Nhân tế bào.

C. Không bào.                D. Thức ăn.

Lời giải Lục lạp là bào quan có màu xanh nằm trong cơ thể trùng roi.

Đáp án: A

Câu 3: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?

A. Con chó.          B. Trùng biến hình.             C. Con ốc sên.            D. Con cua.

Lời giải Con chó, con ốc sên, con cua đều là cơ thể đa bào.

Đáp án: B

Câu 4: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?

A. Hoa hồng.                              B. Hoa mai.

C. Hoa hướng dương.               D. Tảo lục.

Lời giải Hoa hồng, hoa mai, hoa hướng dương là các cơ thể đa bào.

Đáp án: D

Câu 5: Vật nào dưới đây là vật sống?

A. Con chó           B. Con dao           C. Cây chổi           D. Cây bút

Lời giải Con chó là vật sống vì nó có đầy đủ các quá trình sống cơ bản là: cảm ứng và vận động, sinh trưởng, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết, sinh sản.

Đáp án: A

Câu 6: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?

A. Màu sắc                                        B. Kích thước

C. Số lượng tế bào tạo thành              D. Hình dạng

Lời giải

Điểm khác nhau lớn nhất giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là:

- Cơ thể đơn bào được cấu tạo bởi một tế bào

- Cơ thể đa bào được cấu tạo bởi nhiều tế bào

Đáp án: C

Câu 7: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật sống?

A. Quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng điện ở pin mặt trời

B. Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người

C. Quá trình thu nhỏ kích thước của hòn đá cuội bên dòng suối

D. Quá trình mài sắt thành kim

Lời giải Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người là một quá trình chuyển hóa vật chất cơ bản diễn ra ở cơ thể sống.

Đáp án: B

Câu 8: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?

A. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy

B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa

C. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp

D. Quá trình dài ra ở móng tay người

Lời giải Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy là quá trình đốt cháy vật chất để sinh ra năng lượng trên vật không sống.

Đáp án: A

Câu 9: Cho các sinh vật sau:

(1) Tảo lục                               (4) Tảo vòng

(2) Vi khuẩn lam                      (5) Cây thông

(3) Con bướm

Các sinh vật đơn bào là?

A. (1), (2)              B. (5), (3)              C. (1), (4)              D. (2), (4)

Lời giải Con bướm, tảo vòng, cây thông là các sinh vật đa bào.

Đáp án: A

Câu 10: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?

A. Tảo lục                      B. Trùng roi                   

C. Vi khuẩn lam             D. Tảo bong bóng

Lời giải Tảo bong bóng là một trong số ít các đại diện của sinh vật đơn bào có thể quan sát bằng mắt thường.

Đáp án: D

Bài viết liên quan

491
  Tải tài liệu