Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

753
  Tải tài liệu

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Mở đầu trang 79 Bài 23 KHTN lớp 6: Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đá một mình. Trong đội bóng, mỗi cầu thủ ở các vị trí khác nhau cùng phối hợp trong khi chơi bóng. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó. Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?

Lời giải:

- Sự tổ chức trong cơ thể đa bào diễn ra như sau:

+ Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng nhỏ nhất của cơ thể.

+ Các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định hợp lại với nhau tạo thành mô.

+ Nhiều mô kết hợp tạo nên cơ quan.

+ Các cơ quan có cùng chức năng kết hợp tạo thành hệ cơ quan.

+ Cơ thể được cấu tạo từ các cơ quan và các hệ cơ quan.

- Sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể đa bào: Các tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều phối hợp hoạt động với nhau để cơ thể có thể hoạt động bình thường.

Câu hỏi 1 trang 79 Bài 23 KHTN lớp 6: Quan sát hình 23.1, viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao.

Quan sát hình 23.1, viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức

Lời giải:

Các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao là:

Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể

Câu hỏi 2 trang 80 Bài 23 KHTN lớp 6: Quan sát hình 23.3 và 23.4, nêu một số mô ở người và ở thực vật.

Quan sát hình 23.3 và 23.4, nêu một số mô ở người và ở thực vật

Lời giải:

- Ở người: mô liên kết, mô cơ, mô biểu bì

- Ở thực vật: mô mạch gỗ, mô biểu bì, mô mạch rây

Câu hỏi 3 trang 81 Bài 23 KHTN lớp 6: Quan sát hình 23.5 và xác định vị trí một số cơ quan trong cơ thể người.

Quan sát hình 23.5 và xác định vị trí một số cơ quan trong cơ thể người

Lời giải:

- Não ở trong hộp sọ

Câu hỏi 4 trang 81 Bài 23 KHTN lớp 6: Quan sát hình 23.6, hãy xác định vị trí và tên gọi các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D. Ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:

1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng

2. Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể

3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể

4. Tạo ra quả và hạt

Quan sát hình 23.6, hãy xác định vị trí và tên gọi các cơ quan tương ứng

Lời giải:

- Xác định vị trí và tên gọi các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D:

A: Hoa, nằm trên tán cây

B: Lá, nằm trên tán cây

C: Thân, nối giữa tán cây và bộ rễ

D: Rễ, nằm ở dưới đất

- Ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:

A – 4: Hoa có chức năng tạo ra quả và hạt.

B – 2: Lá có chức năng tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

C – 1: Thân có chức năng nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.

D – 3: Rễ có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Tim và phổi ở trong khoang ngực

- Dạ dày, gan, thận, ruột ở trong khoang bụng

Câu hỏi 5 trang 82 Bài 23 KHTN lớp 6: Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?

2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể.

QUẢNG CÁO

Lời giải:

* Hệ cơ quan ví dụ: Hệ tuần hoàn.

1. Hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch).

2. Chức năng của hệ tuần hoàn: Vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí O2 đến các tế bào và mô trên khắp cơ thể đồng thời vận chuyển các chất thải và khí CO2 đến các cơ quan bài tiết. Trong đó:

- Tim co bóp đẩy máu và hệ mạch.

- Hệ mạch đưa máu đi khắp cơ thể.

* Tham khảo 1 số hệ cơ quan khác:

Hệ cơ quan

Cơ quan cấu tạo

nên hệ cơ quan

Chức năng hệ cơ quan

Hệ tiêu hóa

Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, đồng thời đào thải các chất thải trong quá trình tiêu hóa ra ngoài.

Hệ tuần hoàn

Tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).

Vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí O2 đến các tế bào trong cơ thể; vận chuyển chất thải và CO2 từ tế bào đến các cơ quan bài tiết.

Hệ thần kinh

Thần kinh trung ương (não, tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (hạch thần kinh và dây thần kinh)

Tiếp nhận, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường.

Hệ hô hấp

Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

Giúp cơ thể trao đổi khí.

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

Lọc máu để bài tiết các sản phẩm dư thừa, độc hại,…

Em có thể 1 trang 82 Bài 23 KHTN lớp 6: Giải thích vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng. Từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể.

Lời giải:

- Giải thích vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng: Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có những chức năng riêng nhưng sự hoạt động của chúng đều có sự liên quan mật thiết với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. Ví dụ, khi tập thể dục, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh kéo theo các hệ cơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn,… Sự phối hợp của các cơ quan, hệ cơ quan được điều khiển bởi hệ thần kinh. Từ đó, nếu một cơ quan trong cơ thể bị tổn thương thì tất cả sự hoạt động của các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng dẫn tới cả cơ thể bị ảnh hưởng.

- Cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể:

+ Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lí để đảm bảo tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều khỏe mạnh, tạo tiền đề cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.

+ Bảo vệ, tránh tổn thương cho các cơ quan, hệ cơ quan.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

Tổ chức cơ thể đa bào | Kết nối tri thức

- Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau. Các tế bào phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể) để tạo thành cơ thể.

II. Từ tế bào tạo thành mô

Tổ chức cơ thể đa bào | Kết nối tri thức

- Nhóm các tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành mô.

III. Từ mô tạo thành cơ quan

Tổ chức cơ thể đa bào | Kết nối tri thức

- Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan.

IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan

Tổ chức cơ thể đa bào | Kết nối tri thức

- Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống của cơ thể gọi là hệ cơ quan.

→ Các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại cà phát triển cơ thể.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6.

Câu 1: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là

A. Hệ cơ quan                B. Cơ quan

C. Mô                              D. Tế bào

Lời giải Tế bào là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất có khả năng độc lập thực hiện chức năng trong một cơ thể đa bào.

Đáp án: D

Câu 2: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?

A. Tế bào                        B. Mô

C. Cơ quan                     D. Hệ cơ quan

Lời giải Cơ quan là cấu trúc được cấu tạo nên bởi nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể (Vd: da được cấu tạo từ nhiều mô biểu bì)

Đáp án: C

Câu 3: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?

A. Hệ rễ và hệ thân                   B. Hệ thân và hệ lá

C. Hệ chồi và hệ rễ                   D. Hệ cơ và hệ thân

Lời giải

Hệ cơ quan ở thực vật gồm:

- Hệ rễ: bao gồm rễ cây

- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả

Đáp án: C

Câu 4: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?

A. Tim và máu                         B. Tim và hệ mạch

C. Hệ mạch và máu                  D. Tim, máu và hệ mạch

Lời giải

- Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi tim và hệ mạch.

- Máu là một chất dịch được cấu tạo chủ yếu từ hai thành phần là huyết tương và các tế bào máu. Máu được sản sinh và thay mới liên tục theo chu kì (120 ngày) nên không phải một cơ quan. Máu là một loại mô (mô liên kết).

Đáp án: B

Câu 5: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?

A. Tim                  B. Phổi                 C. Não                  D. Dạ dày

Lời giải

- Tim là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn

- Phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp

- Não là cơ quan thuộc hệ thần kinh

- Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa

Đáp án: C

Câu 6: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?

A. Tế bào -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể -> mô

B. Mô -> tế bào -> hệ cơ quan -> cơ quan -> cơ thể

C. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể

D. Cơ thể -> hệ cơ quan -> cơ quan -> tế bào -> mô

Lời giải Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là tế bào và cấp lớn nhất là cơ thể. Cụ thể là: tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể.

Đáp án: C

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào

B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan

C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ

Lời giải

Hệ cơ quan ở thực vật gồm:

- Hệ rễ: bao gồm rễ cây

- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả

Đáp án: D

Câu 8: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?

A. Tế bào              B. Cơ thể              C. Cơ quan           D. Mô

Lời giải Con cá vàng là một cơ thế - cấp độ tổ chức cao nhấp của cơ thể đa bào.

Đáp án: B

Câu 9: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

A. Mô và hệ cơ quan                B. Tế bào và cơ quan

C. Tế bào và mô                       D. Cơ quan và hệ cơ quan

Lời giải Dạ dày là một cơ quan trong cơ thể và được cấu tạo từ tế bào và mô.

Đáp án: C

Câu 10: Hệ chồi ở thực vật bao gồm các cơ quan nào?

A. Rễ, thân, lá                 B. Cành, lá, hoa, quả

C. Hoa, quả, hạt              D. Rễ, cành, lá, hoa

Lời giải Hệ chồi ở thực vật bao gồm cành, lá, hoa, quả.

Đáp án: B

Bài viết liên quan

753
  Tải tài liệu