Học phí Học viện Ngân hàng 2020 - 2021
Học phí Học viện Ngân hàng 2020 - 2021, mời các bạn đón xem:
1. Học phí Học viện Ngân hàng 2020 - 2021
- Hệ Đại học (Đại học chính quy đại trà, Bằng II chính quy, Liên thông ĐH chính quy):
+ Đào tạo theo niên chế: 980.000đ/ tháng
+ Đào tạo theo tín chỉ: 277.000đ/ tháng
- Học ngoài giờ hành chính: mức thu học phí nhân hệ số 1,3 so với lớp học trong giờ hành chính
- Chương trình chất lượng cao: 120.000.000đ (Một trăm hai mươi triệu đồng) cho toàn khóa học (Không bao gồm học phần GDQP và GDTC - 2 môn này thu bằng hệ đại trà)
2. Học phí Học Viện Ngân Hàng 2021-2022
Mới đây, học viện Ngân hàng đã công bố mức học phí cho các chương trình đào tại đại trà, chương trình chất lượng cao và chương trình cử nhân quốc tế hợp tác với nước ngoài cho năm học 2021 -2022 với mức phí như sau:
3. Học phí Học viện Ngân hàng 2019 - 2020
- Hệ Đại học chính quy: 8.100.000 đồng/năm
- Chương trình đào tạo liên kết quốc tế:
+ Liên kết Đại học CityU, Hoa Kì: 135.000.000 đồng/3 năm học tại Việt Nam, học phí năm cuối tại Đại học CityU sẽ được quy định riêng. Trong trường hợp sinh viên học tại Việt Nam thì học phí đóng thêm 5.000. 000 đồng.
+ Liên kết Đại học Sunderland, Vương quốc Anh: 168.000.000 đồng/3 năm học tại Việt Nam, năm học cuối khoảng 136.000.000 đồng
4. Học phí Học viện Ngân hàng 2018 - 2019
- Hệ Đại học chính quy: Học viện Ngân hàng áp dụng mức học phí và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, mức học phí dự kiến cho năm học 2018 - 2019 như sau: Học phí đối với đại học chính quy: 8,1 triệu/ năm.
- Học phí dự kiến đối với đào tạo liên kết Quốc tế cho khóa học 4 năm
+ Liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ: khoảng 135 triệu đồng cho 03 năm đầu học tại Việt Nam; năm cuối nếu học tại Mỹ thì học phí do Đại học CityU quy định (sinh viên tốt nghiệp được cấp hai bằng, một của Đại học CityU và một của Học viện Ngân hàng), nếu học tại Việt Nam thì học phí đóng thêm khoảng 5 triệu đồng (sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng của Học viện Ngân hàng); với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6,0 (khi trúng tuyển) sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 35 triệu đồng.
+ Liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh: khoảng 168 triệu đồng cho 03 năm đầu và học phí năm cuối khoảng 136 triệu đồng; với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 5,5 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 56 triệu đồng (sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng của Đại học Sunderland- Vương quốc Anh).
- Không chỉ việc tìm hiểu chi tiết điểm chuẩn và lựa chọn ngành học thì việc cân nhắc đến học phí của từng ngành của trường cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Những thông tin về Học viện Ngân Hàng sẽ giúp cho các thí sinh chuẩn bị học tập tại trường có được sự lựa chọn thích hợp nhất, bởi học phí cũng là một yếu tố quyết định đến quá trình hoàn thành chương trình học.
- Thông thường mức học phí sẽ có xu hướng tăng dần theo các năm, tuy nhiên múc chênh lệch không quá lớn, thực hiện mức tăng đúng với quy định của nhà nước cũng như Bộ Giáo dục đưa ra.
- Mỗi ngành học sẽ có mức học phí khác nhau, đảm bảo cho quá trình học tập diễn ra thuật lợi và tốt đẹp nhất các thí sinh hãy cùng tìm hiểu chi tiết và ứng dụng cho nhu cầu của mình dễ dàng hơn.
5. Phương thức tuyển sinh năm 2022
- Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh 2022 của Bộ GD&ĐT.
- Các đối tượng xét tuyển như sau:
+ Người đã trúng tuyển vào Học viện Ngân hàng, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩ vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung;
+ Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức) với môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện;
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia;
+ Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
+ Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Học viện Ngân hàng;
+ Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú diện 30A);
+ Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế.
- Xét tuyển dựa trên năng lực ngoại ngữ hoặc kết quả học tập trung học phổ thông (đối với học sinh THPT tốt nghiệp năm 2020).
- Học viện Ngân hàng dành tối đa 30% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển này, áp dụng cho các thí sinh đạt các điều kiện sau:
+ Điều kiện (1): Thí sinh thuộc 1 trong các đối tượng sau:
(+) Thí sinh có một trong các chứng chỉ sau: IELTS (academic) đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên, TOEIC (4 kỹ năng) từ 665 điểm trở lên, chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên (riêng đối với ngành Kế toán định hướng Nhật Bản và Hệ thống thông tin quản lý định hướng Nhật Bản). Chứng chỉ có thời hạn tối thiểu đến 31/12/2020.
(+) Thí sinh là học sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên Quốc gia có điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên
(+) Thí sinh là học sinh hệ không chuyên của trường THPT chuyên Quốc gia có điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.5 trở lên
(+) Thí sinh là học sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: có điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.5 trở lên
(+) Thí sinh không thuộc các đối tượng trên có điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên
+ Điều kiện (2): Thí sinh trúng tuyển theo diện này phải có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (của tổ hợp môn tương ứng với tổ hợp đã đăng ký xét tuyển) đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngân hàng công bố cho kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2020.
- Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Học viện Ngân hàng dành ít nhất 70% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển này.