Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động Hóa - Đại học Bách khoa Hà Nội

Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa - Đại học Bách khoa Hà Nội, mời các bạn đón xem:

339


1. Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là gì?

- Ngành này trước đây còn có tên gọi là ngành công nghệ tự động, đây là ngành của thời đại công nghiệp. Khi các nhà máy công nghiệp được hình thành, cũng là thời điểm mà ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình. Khi nào vẫn còn các nhà máy sản xuất công nghiệp, khi đó ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa vẫn còn thể hiện vai trò quan trọng của mình.

- Tại Đại học Bách Khoa, đây là ngành học nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật máy tính vào việc vận hành, điều khiển quá trình sản xuất nhằm thực hiện một công việc mà không cần đến sự can thiệp trực tiếp của con người.

- Điều khiển và tự động hóa được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ các thiết bị điện tử tự động dân dụng đến các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp hay các thiết bị thông minh, robot thông minh ở văn phòng, nhà máy

Chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa – Đại Học Bách Khoa Hà Nội –  huongnghiep.hocmai.vn

Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

2. Chương trình học ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

- Hiện nay, Đại học Bách Khoa đang đào tạo bằng cử nhân ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa theo 2 hệ chính:

+ Hệ chính quy: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia hàng năm theo tổ hợp xét tuyển khối A00, A01 dựa trên điểm chuẩn mà trường công bố hoặc tuyển thẳng theo quy định của Nhà trường.

+ Hệ liên thông Trung cấp, Cao đẳng: Xét tuyển dựa trên hồ sơ đăng ký với các sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng các ngành có liên quan hoặc ngành công nghệ thông tin.

- Sinh viên theo học 1 trong 2 hệ kể trên đều sẽ nhận được bằng cử nhân nhưng chương trình học sẽ có đôi chút khác biệt.

a. Đối với hệ chính quy

- Theo thông báo trên trang chủ của HUST, sinh viên theo học hệ chính quy ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sẽ được đào tạo trong vòng 4-5 năm và phải hoàn thành 132 tín chỉ.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỆ CHÍNH QUY
Khối kiến thức Tín chỉ Ghi chú
Giáo dục đại cương 51
Toán và khoa học cơ bản 32 Thiết kế phù hợp theo nhóm ngành đào tạo
Lý luận chính trị

Pháp luật đại cương

13 Theo quy định của Bộ GD&ĐT
GDTC/GD QP-AN _  
Tiếng anh 6 Gồm 2 học phần Tiếng Anh cơ bản
Giáo dục chuyên nghiệp 81
Cơ sở và cốt lõi ngành 47 Bao gồm từ 1÷3 đồ án thiết kế, chế tạo/triển khai
Kiến thức bổ trợ 9 Gồm hai phần kiến thức bắt buộc:

 

– Kiến thức bổ trợ về xã hội, khởi nghiệp và các kỹ năng khác (6TC)

– Technical Writing and Presentation (3TC)

Tự chọn theo môđun 17 Khối kiến thức Tự chọn theo môđun tạo điều kiện cho sinh viên học tiếp cận theo một lĩnh vực ứng dụng
Đồ án nghiên cứu 8 Đồ án nghiên cứu là một báo cáo khoa học liên quan đến một hướng (hoặc đề tài) nghiên cứu do người học đề xuất dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Tổng cộng chương trình cử nhân 132 tín chỉ

b. Đối với hệ liên thông

- Thời gian đào tạo của hệ liên thông Cao đẳng/Trung cấp lên đại học sẽ ngắn hơn so với hệ chính quy vì các bạn sẽ được giảm bớt những môn học giống với hệ chính quy ở trong khung chương trình.

+ Cao đẳng: Thời gian đào tạo 2 – 2.5 năm

+ Trung cấp: Thời gian đào tạo 3 – 3.5 năm

- Nếu đăng ký học liên thông gần đúng với ngành tốt nghiệp ở Cao đẳng/Trung cấp sẽ phải học thêm những môn học bổ túc trong khoảng nửa năm. Còn nếu liên thông đúng ngành đã tốt nghiệp, bạn sẽ được học thẳng các môn chuyên ngành mà không cần học các môn bổ túc.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỆ CHÍNH QUY
Khối kiến thức Tín chỉ Ghi chú
Giáo dục đại cương 51
Toán và khoa học cơ bản 32 Thiết kế phù hợp theo nhóm ngành đào tạo
Lý luận chính trị

Pháp luật đại cương

13 Theo quy định của Bộ GD&ĐT
GDTC/GD QP-AN _  
Tiếng anh 6 Gồm 2 học phần Tiếng Anh cơ bản
Giáo dục chuyên nghiệp 81
Cơ sở và cốt lõi ngành 47 Bao gồm từ 1÷3 đồ án thiết kế, chế tạo/triển khai
Kiến thức bổ trợ 9 Gồm hai phần kiến thức bắt buộc:

– Kiến thức bổ trợ về xã hội, khởi nghiệp và các kỹ năng khác (6TC)

– Technical Writing and Presentation (3TC)

Tự chọn theo môđun 17 Khối kiến thức Tự chọn theo môđun tạo điều kiện cho sinh viên học tiếp cận theo một lĩnh vực ứng dụng
Đồ án nghiên cứu 8 Đồ án nghiên cứu là một báo cáo khoa học liên quan đến một hướng (hoặc đề tài) nghiên cứu do người học đề xuất dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Tổng cộng chương trình cử nhân 132 tín chỉ

3. Yêu cầu chuẩn đầu ra

a. Theo định hướng ứng dụng

- Kết thúc khóa đào tạo, học viên chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển tự động hóa theo định hướng ứng dụng có được:

+ Kiến thức cơ sở nâng cao: Cập nhật các kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành điều khiển và tự động hóa.

+ Nâng cao kỹ năng thực hành, khả năng nghiên cứu: Vận dụng được các kiến thức công nghệ mới và áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, lắp ráp, tư vấn, thiết kế và tích hợp các hệ thống điều khiển và tự động hóa trong các nhà máy. Khả năng làm việc trong một môi trường đa ngành, đáp ứng những đòi hỏi trong công nghiệp với sự tham gia của chuyên gia đến từ nhiều ngành khác nhau.

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế-xã hội: Khả năng nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề, có kỹ năng khai thác, sử dụng các công cụ hiện đại của ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

b. Theo định hướng nghiên cứu

- Kết thúc khóa đào tạo, học viên ngành Kỹ thuật điều khiển tự động hóa theo định hướng nghiên cứu có:

+ Trang bị kiến thức nâng cao về lý thuyết điều khiển, cập nhật các kiến thức chuyên sâu về công nghệ điều khiển và tự động hóa. Trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học để có thể tiếp cận nghiên cứu những vấn đề, hướng đi mới của điều khiển và tự động hóa.

+ Nâng cao kỹ năng nghiên cứu, phát triển và tổng hợp hệ thống:

  • Phân tích, tổng hợp và mô phỏng hệ thống
  • Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, có tư duy hệ thống và tư duy phân tích.

+ Có khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề ứng dụng thực tế của ngành của ngành Điều khiển và tự động hóa.

+ Chương trình là cơ sở kiến thức để học viên tiếp tục học ở bậc tiến sĩ.

4. Điểm chuẩn Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa 2021

Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa - Đại học Bách khoa Hà Nội (ảnh 1)

- Điểm xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của thí sinh được tính theo công thức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã bao gồm điểm ưu tiên (theo quy định của Bộ GD-ĐT).

- Với tổ hợp môn không có môn chính: Điểm xét tuyển = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3)] + Điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng).

- Với tổ hợp môn có môn chính: Điểm xét tuyển = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính) x 3/4] + Điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng).

- Năm 2021, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển theo các phương thức là xét tuyển tài năng (15-20% tổng chỉ tiêu) và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (80 – 85% tổng chỉ tiêu).Trường tuyển khoảng 7.400 chỉ tiêu cho 59 chương trình đào tạo.

Bài viết liên quan

339