Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học - Đại học Bách khoa Hà Nội

Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học - Đại học Bách khoa Hà Nội, mời các bạn đón xem:

532


1. Ngành Kỹ thuật Hóa học là gì?

Học ngành Kỹ thuật hóa học để “bắt sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0”

- Ngành Kỹ thuật Hóa học (còn có tên khác là Công nghệ Kỹ thuật Hóa học), là một lĩnh vực chuyên ứng dụng và nghiên cứu kiến thức hóa học vào quy trình sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xã hội và ngành công nghiệp. Các kỹ sư kỹ thuật hóa học tương lai sẽ được học cách chế tạo, vận hành, điều chỉnh, đánh giá và quản lý những quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp.

- Ngày nay, kỹ thuật hóa học đang đóng vai trò quan trọng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như:

  • Nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến nông-lâm-thủy-hải sản
  • Ngành sản xuất các mặt hàng tiêu dùng: nhựa, cao su, mực, chất tẩy rửa, giấy, gốm sứ, mỹ phẩm, dược phẩm, thủy tinh, thuốc nhuộm,…
  • Trong sản xuất vật liệu: bê tông, xi măng, gạch, vật liệu hàng không,…
  • Trong công nghiệp điện hóa: chống ăn mòn, pin, bảo vệ kim loại, mạ điện,…
  • Công nghiệp hóa chất: thuốc trừ sâu, dược-mỹ phẩm, hóa chất cơ bản,…
  • Công nghiệp nhiên liệu – điện lực – năng lượng: khai thác và chế biến dầu mỏ, pin, acquy, nhiên liệu sinh học,…
  • Trong cơ khí: luyện kim, cao su, khai khoáng, polymer,…
  • Và còn rất nhiều các lĩnh vực khác

2. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hóa học năm 2021

Trường Chuyên ngành Ngành 2021
Đại Học Bách Khoa Hà Nội Kỹ thuật Hóa học Kỹ thuật hoá học 25.2
Ghi chú

Điểm thi TN THPT

3. Chương trình đào tạo 

a. Kiến thức

  • Có kiến thức chuyên ngành vững chắc đáp ứng tốt vai trò quản lý, giảng dạy, nghiên cứu, phân tích, tính toán, thiết kế, mô phỏng, chế tạo, vận hành, tổ chức triển khai áp dụng các hệ thống thiết bị, quá trình sản xuất và đánh giá các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học.

b. Kỹ năng

  • Có kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp thích nghi với môi trường làm việc nhóm đa ngành và quốc tế.

c. Ngoại ngữ

  • Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ Tiếng Anh trong công việc và giao tiếp, đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên.

d. Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ: 5,5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ: 8,5 năm

e. Học bổng

- Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học có cơ hội nhận:

- Học bổng và hỗ trợ tài chính

  • 10-15 suất học bổng giành cho sinh viên xuất sắc với tổng giá trị 200-250 triệu đồng/năm.

  • 10-15 suất học bổng hỗ trợ học tập dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị từ 100-150 triệu động/năm.

- Học bổng trao đổi sinh viên

  • Trong quá trình học tại Trường, sinh viên có cơ hội nhận học bổng trao đổi, thực tập ngắn hạn 1-4 tháng ở các trường đại học, viện nghiên cứu lớn tại nước ngoài (Bỉ, Đức, Rumani, Tây Ban Nha, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…).

4. Học kỹ thuật Hóa học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì?

- Đại Học Bách Khoa Hà Nội – Trường hàng đầu đào tạo kỹ thuật hóa học

+ Không thể nghi ngờ gì nữa, Đại học Bách Khoa Hà Nội chính là ngôi trường trong mơ của đa số các kỹ sư tương lai. Đặc biệt, ngành kỹ thuật hóa học là một trong bảy chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn AUN-QA với chương trình học cập nhật, cơ sở vật chất hiện đại và cơ hội thực tập thực tế ở quy mô công nghiệp.

+ Tùy vào mong muốn, bạn có thể chọn một trong năm chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa dược và Hóa chất bảo vệ thực vật; Kỹ thuật Lọc Hóa dầu; Kỹ thuật Các chất vô cơ – Silicat – Điện hóa; Kỹ thuật Polymer và Giấy; Máy, Quá trình và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất Dầu khí.

+ Hiện nay trường ĐHBKHN nhận đào tạo bốn chương trình của chuyên ngành kỹ thuật hóa học: Hệ cử nhân (4 năm), hệ Kỹ sư (5 năm), hệ Cử nhân tích hợp thạc sĩ (5,5 năm), hệ Cử nhân tích hợp Thạc Sĩ – Tiến sĩ (8,5 năm). Với ba hình thức xét tuyển: xét tuyển thẳng (xét tuyển tài năng, xét tuyển kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển dựa theo bài thi kiểm tra tư duy.

5. Thắc mắc thường gặp về ngành Kỹ thuật Hóa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội

– Học kỹ thuật hóa học có độc hại không?

Học ngành này không có gì nguy hiểm hay độc hại cả. Chương trình học của các bạn là những phần kỹ thuật hóa học liên quan đến tính toán các quá trình xảy ra khi vật liệu được chế tạo thành sản phẩm. Trong quá trình học cũng sẽ có tiết thực hành thực tế, khi đó các bạn sẽ tiếp xúc với một số hóa chất. Nhưng nhà trường sẽ trang bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ và có quy trình nghiêm ngặt để không xảy ra sự cố khi thực hành. Thực tế có hàng ngàn sinh viên đã tốt nghiệp ra trường và cũng chưa ai bị gì cả nhé!

– Con gái có nên học kỹ thuật hóa học?

Cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên nữ ngành kỹ thuật hóa học cao gấp “n lần” so với các bạn nam. Với ngành nghề này, nhà tuyển dụng không đòi hỏi nhiều về sức mạnh mà tập trung vào sự tinh nhạy, khéo léo và các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử,… Đây vốn là đặc điểm lợi thế của phái nữ.

6. Học Kỹ thuật Hóa học ở Bách Khoa ra trường làm gì?

- Kỹ thuật hóa học là một ngành có tính ứng dụng cao trong đời sống xã hội và công nghiệp sản xuất. Chính vì thế mà nó được xem là một trong những nghề “dễ xin việc nhất” của khối kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể công tác tại các vị trí:

  • Kỹ sư vận hành ở các khu công nghiệp, nhà máy, tập đoàn về môi trường, dầu khí,…
  • Kỹ sư công nghệ tại các cơ sở sản xuất linh kiện hoặc công nghệ vật liệu mới: vật liệu siêu bền, năng lượng, điện tử, polymer,…
  • Kỹ sư thiết kế trong lĩnh vực Hóa chất, hàng không, dược phẩm, xăng dầu,…
  • Kỹ sư điều hành ở các cơ sở sản xuất phân bón, hóa chất, xi măng, thuốc trừ sâu,…
  • Giảng dạy và nghiên cứu ở các viện – trung tâm nghiên cứu, các trường đại học – cao đẳng liên quan đến kỹ thuật hóa học.

Bài viết liên quan

532