Học phí Học viện Cảnh sát Nhân dân

Học phí Học viện Cảnh sát Nhân dân, mời các bạn đón xem:

257


A. Học phí Học viện Cảnh sát Nhân dân

Dựa trên quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công an thì sinh viên theo học tại Học Viện cảnh sát nhân dân không phải đóng học phí.

B. Phương thức và chính sách tuyển sinh Học viện cảnh sát nhân dân

1. Sơ tuyển, xét tuyển

a) Đăng ký sơ tuyển, lệ phí sơ tuyển của Học viện cảnh sát nhân dân

- Học sinh phổ thông (gồm cả học sinh đã tốt nghiệp các năm trước), công dân hoàn thành nghĩa vụ CAND hoặc nghĩa vụ quân sự. Nhóm người này sẽ đăng ký sơ tuyển tại Công an cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

- Cán bộ, chiến sĩ CAND đăng ký sơ tuyển tại đơn vị công tác. (Bao gồm cả chiến sĩ nghĩa vụ)

- Thí sinh không được đăng ký sơ tuyển tại nhiều Ban tuyển sinh thuộc Bộ Công an hoặc sơ tuyển cả Ban tuyển sinh Bộ Công an và Ban tuyển sinh Quân sự. Công an các đơn vị, địa phương thông báo rõ cho người dự tuyển nếu vi phạm sẽ không được xét tuyển vào các trường CAND.

- Lệ phí sơ tuyển: theo quy định của Bộ Công an. 

2. Thủ tục đăng ký sơ tuyển của Học viện cảnh sát nhân dân

- Thí sinh đăng ký sơ tuyển phải trực tiếp đến đăng ký cần mang theo những vật dụng sau. Như bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hộ khẩu, học bạ, giấy khai sinh kèm theo giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Đối với công dân hoàn thành nghĩa vụ CAND hoặc nghĩa vụ quân sự ngoài các giấy tờ trên, mang thêm quyết định xuất ngũ.

- Công an cấp huyện đối chiếu người đến đăng ký sơ tuyển với ảnh trong chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân) và các giấy tờ khác. Kiểm tra chiều cao, cân nặng, học lực, hạnh kiểm, hộ khẩu. Chỉ tiếp nhận cho đăng ký sơ tuyển đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định. Đơn vị sơ tuyển có trách nhiệm trực tiếp chụp ảnh người đăng ký sơ tuyển (cán bộ, chiến sĩ trong CAND mặc quân phục khi chụp ảnh). Giữ lại ảnh để dán, đóng dấu giáp lai vào phiếu khám sức khỏe, thẩm tra lý lịch, phiếu đăng ký xét tuyển Học viện CSND, giấy chứng nhận sơ tuyển. Trả ảnh cho thí sinh để thí sinh sử dụng dán vào lý lịch tự khai và hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.

3. Tổ chức sơ tuyển của Học viện cảnh sát nhân dân

Quy trình sơ tuyển đối với các thí sinh ĐKXT theo quy định của Bộ Công an, gồm:

- Kiểm tra học lực tại học bạ (áp dụng đối với tất cả các đối tượng);

- Kiểm tra hạnh kiểm tại học bạ (áp dụng với học sinh Trường Văn hóa CAND; công dân thường trú theo quy định hiện hành tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển);

- Xét phẩm chất đạo đức (áp dụng với cán bộ công an, chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ, xuất ngũ);

- Kiểm tra sức khỏe (áp dụng đối với tất cả các đối tượng)

- Thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị. (Áp dụng đối với tất cả đối tượng theo quy định về thẩm tra lý lịch trong CAND).

- Thí sinh đạt điều kiện sơ tuyển, được Công an các địa phương, đơn vị cấp duy nhất 01 giấy chứng nhận sơ tuyển.

4. Hồ sơ tuyển sinh của Học viện cảnh sát nhân dân

Hồ sơ chung cho tất cả thí sinh

- Bìa hồ sơ tuyển sinh;

- Lý lịch tự khai;

- Thẩm tra lý lịch;

- Đơn xin dự tuyển vào các trường CAND.

C. Điều kiện xét tuyển Học viện Cảnh sát Nhân dân

Thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường Học viện Cảnh sát phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:

- Đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức theo quy định của Bộ Công an;

- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an có thời gian công tác từ 15 tháng trở lên (tính đến tháng thi tuyển) và được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên trong năm liền trước năm dự tuyển;

- Công dân hoàn thành nghĩa vụ Công an trong thời gian tại ngũ: Hàng năm đều đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên và có ít nhất 01 năm đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”;

- Các năm học THPT hoặc tương đương đạt học lực từ khá trở lên (theo học bạ). Trong đó:

+ Đối với chiến sĩ nghĩa vụ Công an, công dân hoàn thành nghĩa vụ Công an, học sinh Trường Văn hóa: Các môn thuộc tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 6,5 điểm trở lên;

+ Công dân thường trú tại địa phương sơ tuyển: Có các môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 điểm trở lên, nếu là người dân tộc thiểu số thì đạt từ 6,5 điểm trở lên;

- Học sinh Trường Văn hóa, công dân thường trú tại địa phương:

+ Các năm học THPT hoặc tương đương hạnh kiểm đạt loại khá trở lên, chưa kết hôn, chưa có con (kể cả con nuôi);

+ Không được quá 22 tuổi, nếu là người dân tộc thiểu số thì không quá 25 tuổi;

- Thí sinh đạt sức khỏe loại 1, loại 2 và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định của Bộ Công an.

- Yêu cầu đối với chiều cao:

 

Dân tộc Kinh

Dân tộc thiểu số

Nam

1m64 - 1m95

1m62 - 1m95

Nữ

1m58 - 1m80

1m56 - 1m80

- Chỉ số khối cơ thể (BMI) tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m): Từ 18,5 - 30.

- Mắt bị tật khúc xạ không quá 03 đi-ốp, thị lực qua kính đạt 10/10, tổng thị lực 2 mắt 19/10 trở lên. Các thí sinh nếu không đảm bảo tiêu chuẩn thị lực này thì không được cam kết tiêu chuẩn về mắt.

Bài viết liên quan

257