Đại học Bách khoa Hà Nội công bố chỉ tiêu từng ngành năm 2022

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố chỉ tiêu từng ngành năm 2022, mời các bạn đón xem:

233


Đại học Bách khoa Hà Nội công bố chỉ tiêu từng ngành năm 2022

Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 7.990 sinh viên năm 2022, tăng gần 600 so với năm ngoái, trong đó ngành Kỹ thuật hóa học tuyển nhiều nhất.

Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 60 chương trình đào tạo ở sáu nhóm ngành, tăng một chương trình là Kỹ thuật Y sinh (mã ET2) với 80 chỉ tiêu. Kỹ thuật hóa học vẫn là ngành tuyển nhiều nhất với 600 chỉ tiêu, cao hơn năm ngoái 80 em. Một số ngành tuyển tới 500 như Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điều khiển - Tự động hóa.

Trong khi đó, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tuyển ít thí sinh nhất, tương tự những năm trước. Có hai chương trình chỉ tuyển 35 em, gồm Cơ khí hàng không (Chương trình Việt - Pháp PFIEV), Tin học công nghiệp và Tự động hóa (Chương trình Việt - Pháp PFIEV). Tuy nhiên, trường cũng có một số chương trình liên kết tăng gấp đôi chỉ tiêu so với 2021 (từ 40 lên thành 80) như Quản trị kinh doanh hay Khoa học máy tính hợp tác với Đại học Troy (Mỹ).

Chỉ tiêu cụ thể một số ngành của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Chỉ tiêu cụ thể một số ngành của Đại học Bách khoa Hà Nội

Về phương thức tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng ba phương thức gồm: xét tuyển tài năng (10-20% chỉ tiêu), dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức (50-60%) và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (30-40%). So với công bố hồi tháng 11/2021, trường đã giảm tỷ lệ phân bố chỉ tiêu bằng kết quả thi đánh giá tư duy và tăng chỉ tiêu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Sự thay đổi này phù hợp với khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc không đột ngột giảm mạnh hay bỏ phương thức tuyển sinh truyền thống.

Với xét tuyển tài năng, trường xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.

Các thành tích ở thời phổ thông có thể đăng ký xét tuyển kết hợp phỏng vấn gồm: được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ (lớp 10, 11, 12); tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; được vào vòng thi tháng, quý, năm Đường lên đỉnh Olympia.

Ngoài ra, học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT cũng được đăng ký xét tuyển theo phương thức này. Các thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý.

Điều kiện dự tuyển là phải đạt điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 từ 8 trở lên. Thí sinh được chọn tối đa hai nguyện vọng tương ứng với hai chương trình đào tạo theo phương thức này.

Ở phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhà trường áp dụng cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29. Thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp đạt từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn từ 42 trở lên).

Thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07.

Một góc khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Một góc khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Phương thức cuối cùng là dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức. Kỳ thi này dự kiến diễn ra sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo.

Năm ngoái, do ảnh hưởng của Covid-19, Đại học Bách khoa Hà Nội phải hủy kỳ thi đánh giá tư duy. Điểm trúng tuyển vào trường theo kết quả thi tốt nghiệp THPT là từ 23,25 đến 28,43, trong đó ngành Khoa học máy tính (IT1) cao nhất.

Bài viết liên quan

233