Chuyên ngành Công nghệ thông tin- Đại học Bách khoa Hà Nội

Chuyên ngành Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội, mời các bạn đón xem:

545


1. Ngành công nghệ thông tin là gì

a. Khái niệm

- Công nghệ thông tin là thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Photo: Illustration

- Các hình thức đào tạo

+ Đại học chính quy: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia hàng năm theo tổ hợp xét tuyển khối A00, A01 dựa trên điểm chuẩn mà trường công bố hoặc tuyển thẳng theo quy định của Nhà trường.

+ Liên thông Trung cấp, Cao đẳng: Xét tuyển dựa trên hồ sơ đăng ký với các sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng các ngành có liên quan hoặc ngành công nghệ thông tin.

+Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một trong những đối tác uy tín và tin cậy của Đại học Bách Khoa Hà Nội trong việc tổ chức các khóa học liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với các chuyên ngành như: Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và không thể kể đến chuyên ngành công nghệ thông tin.

+ Nếu bạn có mong muốn hay đang tìm hiểu ngôi trường nào tổ chức xét tuyển hồ sơ liên thông thì Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn đó.

- Thời gian đào tạo

+ Đại học chính quy: 4- 5 năm.

+ Liên thông từ Trung cấp lên Đại học: 3 – 3.5 năm.

+ Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: 2 – 2.5 năm.

b. Chương trình học đại học chính quy

Theo học hệ đại học chính quy, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về chính trị- pháp luật, kiến thức chung và chuyên sâu với tổng số tín chỉ là 146 tín.

STT

Kiến thức đào tạo

Tín chỉ

1

Lý luận chính trị – Pháp luật đại cương

13

2

Giáo dục thể chất

5

3

Giáo dục quốc phòng an ninh

4

Tiếng Anh

6

5

Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản

32

6

Cơ sở và cốt lõi ngành

57

7

Kiến thức bổ trợ

9

8

Tự chọn theo định hướng ứng dụng

16

9

Thực tập kỹ thuật & Đồ án tốt nghiệp

8

TỔNG

146

c. Chương trình học liên thông

Chương trình đào tạo đại học Công nghệ thông tin (mã số: 7480201) dành cho người đã tốt nghiệp cao đẳng được Ban hành kèm theo Quyết định số 79 ngày 12 tháng 6 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Quy định:

– Với các bạn học đúng chuyên ngành: Chương trình học gồm 4 kì với tổng 71 tín chỉ.

– Với các bạn học trái chuyên ngành hoặc gần với chuyên ngành liên thông: Chương trình học gồm 5 kỳ bao gồm kì bổ túc và 4 kì tương tự như đúng chuyên ngành với tổng tín chỉ là 89.

Học kì

Kiến thức chính

Học phần

Số tín chỉ

0

Bổ túc (Đối với sinh viên học khác chuyên ngành liên thông)

Triết học Mác-Lênin

18

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Pháp luật đại cương

Tiếng anh I, II

Toán rời rạc

Nhập môn các phương pháp tối ưu

1

Cơ sở và cốt lõi ngành

Nhập môn CNTT và TT

18

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

Kiến trúc máy tính

Kỹ thuật lập trình

Nguyên lý hệ điều hành

Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp

Mạng máy tính

2

Cơ sở và cốt lõi ngành

Cơ sở dữ liệu

22

Lập trình hướng đối tượng

Thuật toán ứng dụng

Nhập môn công nghệ phần mềm

Project I

Nhập môn Trí tuệ nhân tạo

Phân tích và thiết kế hệ thống

Nhập môn An toàn thông tin

Lập trình mạng

3

Tự chọn theo định hướng ứng dụng

Project II

21

Project III

Quản trị dự án công nghệ thông tin

Thiết kế và xây dựng phần mềm

Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động

Kiến trúc các hệ thống thông tin và ứng dụng

Thiết kế và triển khai mạng IP

An ninh mạng

4

Thực tập kỹ thuật & Đồ án tốt nghiệp

Đảm bảo chất lượng phần mềm

10

Thực tập kỹ thuật

Đồ án tốt nghiệp cử nhân

TỔNG

89

d. Các yêu cầu chuẩn đầu ra ngành công nghệ thông tin

* Yêu cầu về kiến thức

Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là trường đại học hàng đầu cả nước chuyên về đào tạo các ngành công nghệ thông tin. Khi theo học tại đây, các bạn sẽ được học:

– Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản về Toán, Lý, tiếng Anh, .…

– Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về Toán chuyên ngành công nghệ thông tin, cơ sở của Khoa học máy tính, Lập trình máy tính, Hệ thống máy tính, Các ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin, .…

– Kiến thức chuyên ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông, .…

Chuẩn đầu ra ngành công nghệ thông tin

 

- Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được trang bị các kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng nhằm bảo mật và quản trị hệ thống thông tin, ứng dụng trong việc thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng.

- Các nguyên tắc biểu diễn và xử lý thông tin trên máy tính; nguyên lý và phương pháp thiết kế: hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu; phương pháp phân tích, thiết kế và triển khai hệ thống thông tin (gồm cả phần cứng và phần mềm) có quy mô nhỏ và vừa.

* Kỹ năng cần thiết

- Phân tích vấn đề: khả năng khảo sát, phân tích nhu cầu và xu hướng thị trường đối với các hệ thống mạng và các hệ thống thông tin, truyền thông.

- Giải quyết vấn đề: kỹ năng tư duy độc lập và hệ thống, tự tin khi tiếp cận tri thức mới và khả năng giải quyết vấn đề đặt ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Giao tiếp: kỹ năng về soạn thảo văn bản, trình bày các báo cáo, giao tiếp với mọi người xung quanh và biết cách tập hợp mọi người cùng tham gia làm việc để giải quyết công việc.

- Làm việc nhóm: khả năng thích nghi và hòa nhập nhanh vào nhóm, phân công công việc, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên, hỗ trợ các thành viên khác, trao đổi giữa các thành viên, ….

- Quản lý: kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế, tài chính, thuế, quản trị dự án, quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả.

- Ngoại ngữ: Am hiểu kiến thức tiếng Anh chuyên ngành, có thể sử dụng tiếng Anh phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

* Cơ hội việc làm

Tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

- Đảm nhận các vị trí lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, … tại các công ty phần mềm, công ty cung cấp giải pháp về công nghệ thông tin.

- Trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Giảng viên ở các trường Đại học, Cao đẳng hoặc giáo viên tin học tại các trường PTTH, Trung học cơ sở hoặc Tiểu học khi bạn có thêm chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm.

- Nếu bạn có niềm đam mê với kinh doanh, bạn có thể tự đứng ra thành lập công ty phần mềm riêng.

2. Điểm chuẩn Chuyên ngành Công nghệ thông tin 2021

  • Khối tham gia dự thi là khối A00 và A01
  • Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin năm 2021 là: 26,93 điểm
Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội 2020

- Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 80 - 85% tổng chỉ tiêu. Điều kiện tham gia phương thức xét tuyển này là thí sinh có điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên.

- Điểm xét từng ngành/chương trình đào tạo được xác định theo tổng điểm thi 3 môn thi của một trong các tổ hợp.

- Đối với hình thức xét tuyển theo điểm thi, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên hoặc tương đương có thể được quy đổi điểm thay cho điểm thi môn tiếng Anh để xét tuyển vào các ngành/chương trình có tổ hợp xét tuyển A01, D07 và D01. Từ 23/8/2021 đến 31/8/2021, nhà trường sẽ mở đăng ký quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh đợt 2.

- Trong thời gian từ 29/8 đến 17h ngày 5/9 thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT

Bài viết liên quan

545