Chính sách miễn giảm học phí trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp năm 2022

Chính sách miễn giảm học phí trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp năm 2022, mời các bạn đón xem:

247


Chính sách miễn giảm học phí trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp năm 2022

Điều 3. Quy định về miễn, giảm học phí

3.1. Đối tượng được miễn học phí

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội. Cụ thể:

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh;

b) Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

2. Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chuẩn hộ nghèo và cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ. 4. Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Cụ thể:

a) Người dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Ha, La Hủ, Pà Thẻn, Chứt, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu.

b) Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được xác định theo các vản bản quy định tại phụ lục I kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016. Khi cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt danh sách các xã, thôn hoàn thành mục tiêu chương trình thì đối tượng thuộc phạm vi các xã, thôn đó không được hưởng chế độ kể từ khi Quyết định có hiệu lực thi hành.

3.2. Đối tượng được giảm học phí

3.2.1. Đối tượng được giảm 70% học phí

Sinh viên người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:

- Người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 3 tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016);

- Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được xác định theo các vản bản quy định tại phụ lục I kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 (trừ các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn).

3.2.2. Đối tượng được giảm 50% học phí.

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Điều 4. Quy định về hỗ trợ chi phí học tập

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chuẩn hộ nghèo và cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ. Cơ chế hỗ trợ chi phí học tập được áp dụng theo điều 11 của Nghị định 86/CP của Chính phủ. Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên.

Điều 5. Trình tự thực hiện, thủ tục và hồ sơ

5.1. Trình tự, thủ tục hồ sơ: Sinh viên phải có hồ sơ đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập gửi Nhà trường như sau:

- Đơn xin miễn, giảm học phí hoặc đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo Phụ lục số 01; Phụ lục số 02 hoặc tải trên website: uneti.edu.vn);

- Tùy theo từng đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập kèm theo đơn là bản sao chứng thực các loại giấy tờ sau:

+ Giấy khai sinh và giấy xác nhận đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 3 do cơ quan quản lý đối tượng người có công xác nhận;

+ Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện và giấy tờ chứng minh là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp hoặc xác nhận đối với đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 3;

+ Giấy khai sinh và Giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều 3 và Điều 6 tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016

+ Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú đối với đối tượng được quy định tại khoản 4 Điều 3 và Điều 4 của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016.;

+ Hợp đồng ký kết giữa Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp và cơ sở giáo dục cử sinh viên đi học, Quyết định của cơ sở đào tạo cử sinh viên đi học và Quyết định tiếp nhận sinh viên đối với đối tượng thuộc khoản 5, mục 3.1 của Điều 3 tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016;

+ Giấy khai sinh và sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động đối với đối tượng được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016.

5.2. Thời gian và địa điểm sinh viên nộp hồ sơ xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập:

a) Thời gian làm hồ sơ:

- Đối với sinh viên thuộc khoản 3.1.5, mục 3.1 và khoản 3.2.2, mục 3.2 của Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT- BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016.: Chỉ làm hồ sơ 1 lần duy nhất vào kỳ nhập học.

- Đối với sinh viên thuộc các khoản mục còn lại mỗi năm phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng kinh tế khó khăn vào đầu tháng 2 dương lịch để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo (do các vùng kinh tế khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo nhà nước quy định theo từng giai đoạn và xét theo từng năm). Nhà trường không chịu trách nhiệm hoàn trả học phí cho những sinh viên không nộp hồ sơ theo đúng thời gian quy định.

b) Địa điểm nhận hồ sơ: tại Phòng Công tác sinh viên 2 Cơ sở Nam Định và Hà Nội nơi sinh viên đang học tập.

Điều 6. Cơ chế miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

1. Sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập phải nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ theo quy định để được Nhà trường xét hưởng chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

2. Việc xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên được tiến hành theo học kỳ. Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả khóa học.

3. Sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường và đã được xét hưởng chế độ miễn, giảm học phí ở trường khác thì sẽ không được xét hưởng chế độ miễn, giảm học phí tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.

4. Không áp dụng chế độ miễn, giảm học phí đối với trường hợp đang hưởng lương và sinh hoạt phí khi đi học.

5. Sinh viên diện miễn, giảm học phí tạm dừng học tập, khi xin học trở lại phải làm đơn xin tiếp tục hưởng chế độ miễn, giảm học phí (đơn theo mẫu chung và ghi rõ diện tạm dừng, nay xin học trở lại).

6. Trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo qui định thì chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày Nhà trường nhận được đầy đủ hồ sơ và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

7. Kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập do Nhà nước cấp. Nhà trường thực hiện chi trả tiền miễn, giảm học phí khi có kinh phí cấp bù của Nhà nước. Lịch trả lại học phí cho sinh viên được thông báo trên cổng thông tin điện tử của Nhà trường.

Bài viết liên quan

247