Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3 cm, BC = 5 cm và đường chéo AC = 7 cm

Lời giải Thực hành 5 trang 83 - 84 Toán 6 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6.

267


Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Hình chữ nhật - Hình thoi - Hình bình hành - Hình thang cân

Thực hành 5 trang 83 - 84 Toán lớp 6 Tập 1:

Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3 cm, BC = 5 cm và đường chéo AC = 7 cm theo hướng dẫn sau:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.

- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.

- Từ A kẻ hai đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.

ABCD là hình bình hành cần vẽ.

- Dùng compa để kiểm tra xem các cạnh đối diện có bằng nhau hay không.

Lời giải:

Thực hiện theo hướng dẫn trên, ta vẽ được hình bình hành ABCD.

- Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.

- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7 cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5 cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.

- Từ A kẻ hai đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.

ABCD là hình bình hành cần vẽ.

Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3 cm, BC = 5 cm và đường chéo

Sử dụng compa để kiểm tra các cặp cạnh đối diện của hình vẽ như sau:

- Ta đặt một đầu của compa vào điểm A, mở compa để đầu còn lại trùng với B.

- Tiếp theo, giữ nguyên đoạn compa đó, đặt một đầu vào điểm C đầu còn lại ta thấy đi qua điểm D. Như vậy độ dài đoạn AB = CD.

- Thực hiện tương tự với cặp cạnh AD và BC ta thu được AD = BC.

Hình bình hành có các cặp cạnh AD = BC, AB = DC.

Bài viết liên quan

267