Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 1: Số thập phân
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 1: Số thập phân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 1. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 6 Bài 1: Số thập phân
b) Các phân số;... có thể viết là ;;... và gọi là các phân số thập phân.
Em hãy nêu đặc điểm chung của các phân số trên.
Lời giải:
a) Phân số là phép chia −3 883 cho 100.
Quy tắc: Muốn chia một số cho 10; 100; 1 000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Do đó= −3 883 : 100 = −38,83.
Cách viết khác đơn giản hơn để chỉ nhiệt độđộ C là −38,83 độ C.
b) Các phân số;.… có mẫu số lần lượt là 10; 100; 1 000; 10 000;….
Ta thấy: 10 = 101; 100 = 102; 1 000 = 103; 10 000 = 104;….
Vậy đặc điểm chung của các phân số;.… là mẫu số của các phân số này đều là lũy thừa của 10.
Thực hành 1 trang 30 Toán lớp 6 Tập 2: a) Viết các phân số thập phân sau đây dưới dạng số thập phân:
b) Viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số thập phân:
2; 2,5; −0,007; −3,053; −7,001; 7,01.
Lời giải:
a) Cách đổi các phân số thập phân sang số thập phân thì ta quy về bài toán chia một số cho 10; 100; 1 000 (kết quả để dưới dạng số thập phân).
Quy tắc: Muốn chia một số cho 10; 100; 1 000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Đổi lần lượt các phân số thập phân trên ra số thập phân, ta được:
= 37 : 10 = 3,7;
= 34 517 : 1 000 = 34,517;
= −254 : 10 = −25,4;
= −999 : 10 = −99,9.
b)
- Các phân số thập phân được viết dưới dạng số thập phân.
- Số các chữ số thập phân bằng đúng số các chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.
Đổi lần lượt các số thập phân trên ra phân số thập phân, ta được:
2 = ; 2,5 = ; −0,007 = ;;
Lời giải:
a) Số đối của phân số là phân số, vì + = 0.
Cách đổi các phân số thập phân sang số thập phân thì ta quy về bài toán chia một số cho 10; 100; 1 000 (kết quả để dưới dạng số thập phân).
Quy tắc: Muốn chia một số cho 10; 100; 1 000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Hai số trên được viết dưới dạng số thập như sau:
= 2,5; = −2,5.
Thực hành 2 trang 30 Toán lớp 6 Tập 2: Tìm số đối của các số thập phân sau:
Lời giải:
Cách tìm số đối của một số thập phân: ta thêm dấu trừ vào trước số thập phân đó.
Số đối của 7,02 là −7,02.
Số đối của −28,12 là −(−28,12) hay 28,12.
Số đối của −0,69 là −(−0,69) hay 0,69.
Số đối của 0,999 là −0,999.
Lời giải:
- Các phân số thập phân được viết dưới dạng số thập phân.
- Số các chữ số thập phân bằng đúng số các chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.
Đổi lần lượt các số thập phân trên ra phân số thập phân, ta được:
.
Vì −1134 < −935 < 935 < 1134 nên
Hay −11,34 < −9,35 < 9,35 < 11,34.
Vậy các số thập phân được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là −11,34; −9,35; 9,35; 11,34.
Thực hành 3 trang 31 Toán lớp 6 Tập 2: a) Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần:
b) Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự giảm dần:
Lời giải:
Để sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần (giảm dần), ta làm như sau:
Bước 1: Chia thành 2 nhóm số thập dương và số thập phân âm, vì số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.
Bước 2: Ta so sánh các số thập phân theo nhóm với nhau:
- Nhóm các số thập phân dương: ta so sánh phần nguyên với nhau, số nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta lần lượt so sánh các hàng ở phần thập phân.
- Nhóm các số thập phân âm: ta so sánh số đối của chúng, số nào có số đối lớn hơn thì nhỏ hơn.
a) Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần:
* Phân loại:
- Nhóm các số thập phân dương: 0,5; 2,4.
- Nhóm các số thập phân âm: −12,13; −2,4; −2,3.
* So sánh các số thập phân trong theo nhóm:
- Nhóm các số thập phân dương: ta so sánh phần nguyên của các số trên, vì 0 < 2 nên 0,5 < 2,4.
- Nhóm các số thập phân âm:
+ Số đối của các số −12,13; −2,4; −2,3 lần lượt là 12,13; 2,4; 2,3.
+ Số 12,13 có phần nguyên là 4;
+ Hai số 2,4; 2,3 đều có phần nguyên là 2 nên ta so sánh phần thập phân của hai số.
+ Số 2,4 và 2,3 có hàng phần mười lần lượt là 4 và 3. Vì 4 > 3 nên 2,4 > 2,3.
Do đó 12,13 > 2,4 > 2,3 hay −12,13 < −2,4 < −2,3.
Từ đó ta suy ra: −12,13 < −2,4 < −2,3 < 0,5 < 2,4.
Vậy các số được sắp xếp thứ tự tăng dần là: −12,13; −2,4; −2,3; 0,5; 2,4.
b) Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự giảm dần:
* Phân loại:
- Nhóm các số thập phân dương: 2,9; 2,999.
- Nhóm các số thập phân âm: −2,9; −2,999.
* So sánh các số thập phân trong theo nhóm:
- Nhóm các số thập phân dương:
+ So sánh phần nguyên: cả hai số 2,9 và 2,999 đều có phần nguyên là 2.
+ So sánh phần thập phân: Hàng phần mười của hai số đều là 9.
Ta tiếp tục so sánh hàng phần trăm: chữ số hàng phần trăm của 2,9 và 2,999 lần lượt là 0 và 9. Vì 9 > 0 nên 2,999 > 2,9.
- Nhóm các số thập phân âm:
+ Số đối của các số −2,9; −2,999 lần lượt là 2,9; 2,999.
Ở phần trên ta đã chứng minh được 2,999 > 2,9 nên −2,999 < −2,9.
Từ đó ta suy ra: 2,999 > 2,9 > −2,9 > −2,999.
Vậy các số được sắp xếp thứ tự giảm dần là: 2,999; 2,9; −2,9; −2,999.
Vận dụng trang 31 Toán lớp 6 Tập 2: Hãy sắp xếp nhiệt độ đông đặc của các chất sau từ thấp đến cao:
Lời giải:
Để sắp xếp nhiệt độ đông đặc của các chất sau từ thấp đến cao thì ta so sánh nhiệt độ đông đặc của của các chất rồi sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần.
Sắp xếp các số thập phân: −38,83; −114,1; 80,26; 0.
* Phân loại:
- Nhóm số thập phân dương: 80,26.
- Nhóm số thập phân âm: −38,83; −114,1.
* So sánh các số thập phân trong theo nhóm:
- Nhóm số thập phân dương: chỉ có số 80,26 nên không cần phải so sánh các số trong cùng nhóm.
- Nhóm số thập phân âm:
+ Số đối của các số −38,83; −114,1 lần lượt là 38,83; 114,1.
+ Số 38,83 và 114,1 có phần nguyên lần lượt là 38 và 114. Vì 38 < 114 nên 38,83 < 114,1 (số thập phân có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn).
Hay −38,83 > −114,1.
Do đó −114,1 < −38,83 < 0 < 80,26 (số thập phân âm nhỏ hơn số 0 và thập phân dương lơn hơn số 0).
Từ đó suy ra các số được sắp xếp thứ tự tăng dần là: −114,1; −38,83; 0; 80,26.
Vậy nhiệt độ đông đặc của các chất được sắp xếp theo tứ tự từ thấp đến cao là: Rượu: −114,1 độ C; thủy ngân: −38,83 độ C; nước: 0 độ C; băng phiến: 80,26 độ C.
Bài 1 trang 31 Toán lớp 6 Tập 2: Viết các phân số sau đây dưới dạng số thập phân:
Lời giải:
a) Các phân số trên đều là phân số thập phân.
Cách đổi các phân số thập phân sang số thập phân thì ta quy về bài toán chia một số cho 10; 100; 1 000 (kết quả để dưới dạng số thập phân).
Quy tắc: Muốn chia một số cho 10; 100; 1 000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Đổi lần lượt các phân số thập phân trên ra số thập phân, ta được:
= −3519 : 100 = −35,19;
= −778 : 10 = −77,8;
= −23 : 1000 = −0,023;
= 88 : 100 = 0,88.
Bài 2 trang 31 Toán lớp 6 Tập 2: Viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số thập phân:
−312,5; 0,205; −10,09; −1,110.
Lời giải:
- Các phân số thập phân được viết dưới dạng số thập phân.
- Số các chữ số thập phân bằng đúng số các chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.
Đổi lần lượt các số thập phân trên ra phân số thập phân, ta được:
Bài 3 trang 31 Toán lớp 6 Tập 2: Tìm số đối của các số thập phân sau:
Lời giải:
Cách tìm số đối của một số thập phân: ta thêm dấu trừ vào trước số thập phân đó.
Số đối của 9,32 là −9,32;
Số đối của −12,34 là −(−12,34) hay 12,34;
Số đối của −0,7 là −(−0,7) = 0,7;
Số đối của 3,333 là −3,333.
Bài 4 trang 31 Toán lớp 6 Tập 2: Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần:
Lời giải:
Để sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần, ta làm như sau:
Bước 1: Chia thành 2 nhóm số thập dương và số thập phân âm, vì số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.
Bước 2: Ta so sánh các số thập phân theo nhóm với nhau:
- Nhóm các số thập phân dương: ta so sánh phần nguyên với nhau, số nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta lần lượt so sánh các hàng ở phần thập phân.
- Nhóm các số thập phân âm: ta so sánh số đối của chúng, số nào có số đối lớn hơn thì nhỏ hơn.
* Phân loại:
- Nhóm các số thập phân dương: 0,7; 1; 22,1.
- Nhóm các số thập phân âm: −2,99; −2,9.
* So sánh các số thập phân trong theo nhóm:
- Nhóm các số thập phân dương: ta so sánh phần nguyên của các số trên, vì 0 < 1 < 22 nên 0,7 < 1 < 22,1.
- Nhóm các số thập phân âm:
+ Số đối của các số −2,99; −2,9 lần lượt là 2,99; 2,9.
+ So sánh phần nguyên: cả hai số 2,99 và 2,9 đều có phần nguyên là 2.
+ So sánh phần thập phân: Hàng phần mười của hai số đều là 9.
Ta tiếp tục so sánh hàng phần trăm: chữ số hàng phần trăm của 2,99 và 2,9 lần lượt là 9 và 0. Vì 9 > 0 nên 2,99 > 2,9.
Do đó −2,99 < −2,9.
Từ đó ta suy ra −2,99 < −2,9 < 0,7 < 1 < 22,1.
Vậy các số được sắp xếp thứ tự tăng dần là: −2,99; −2,9; 0,7; 1; 22,1.
Bài 5 trang 31 Toán lớp 6 Tập 2: Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần:
Lời giải:
Để sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần, ta thực hiện như sau:
Bước 1: Chia thành 2 nhóm: nhóm số dương và nhóm số âm (số dương luôn lớn hơn 0 và lớn hơn số âm)
- Nhóm số dương: 0,6; .
- Nhóm số âm: ; ; −1,75.
Bước 2: Ta so sánh các số theo nhóm với nhau:
- Nhóm số dương: 0,6; .
Ta có: ;
Quy đồng hai phân số và .
Mẫu số chung: 65.
Ta thực hiện:
Vì 40 > 39 nên hay
Do đó > 0,6.
- Nhóm số âm: ; ; −1,75.
Ta có: .
Quy đồng các phân số ; ; .
Mẫu số chung: 24.
Ta thực hiện:
Vì −20 > −32 > −42 nên
Hay
Do đó>> −1,75.
Từ đó suy ra > 0,6 > 0 > > > −1,75.
Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:; 0,6; 0;;; −1,75.
Bài viết liên quan
- Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các phép tính với số thập
- Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
- Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 4: Tỉ số và tỉ số phần trăm
- Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bài toán về tỉ số phần trăm
- Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 6