Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

508
  Tải tài liệu

Giải bài tập Toán 6 Bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp

Hoạt động khởi động trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Bạn có thuộc tập hợp những học sinh thích học môn toán trong lớp hay không?

Lời giải:

Tùy vào sở thích học tập của mỗi bạn ta sẽ có câu trả lời tương ứng:

+) Nếu em thích học môn toán thì sẽ thuộc vào tập hợp các học sinh thích học môn toán trong lớp.

+) Nếu em không thích học môn toán thì sẽ không thuộc vào tập hợp các học sinh thích học môn toán trong lớp.

Hoạt động khám phá trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Em viết vào vở: 

- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1.

- Tên các bạn trong tổ của em.

- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.

Em viết vào vở: Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1

Lời giải:

- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1 là: Vở, bút, thước thẳng, eke.

- Tên các bạn trong tổ của em là: Thắm, Trọng, Cương, Xuân (Tùy vào mỗi bạn sẽ có các câu trả lời khác nhau).

- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12 là: 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11.

Thực hành 1 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1: Gọi M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”.

a) Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử.

b) Các khẳng định sau đúng hay sai?

a ∈ M, o ∈ M, b ∉ M, i ∈ M.

Lời giải:

a) Các chữ cái trong từ "gia đình" theo thứ tự là: g, i, a, đ, i, n, h. Em thấy chữ i xuất hiện hai lần, mà các phần tử trong tập hợp được liệt kê một lần. 

Nên bằng cách liệt kê các phần tử, tập hợp M được viết dưới dạng: 

M = {g, i, a, đ, n, h}.

b)

+) a ∈ M

Quan sát các phần tử của tập hợp M, ta nhận thấy phần tử a nằm trong tập hợp M nên a thuộc M là đúng.

+) o ∈ M

Ta nhận thấy, các phần tử thuộc M không có o nên o không thuộc vào tập hợp M. Do đó khẳng định trên là sai.

Sửa lại: o ∉ M.

+) b ∉ M

Ta nhận thấy, các phần tử thuộc M không có b nên b không thuộc vào tập hợp M. Do đó khẳng định trên là đúng.

+) i ∈ M

Ta nhận thấy, i nằm trong tập hợp M nên i thuộc tập hợp M. Do đó khằng định trên là đúng.

Thực hành 2 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

b) Cho tập hợp P = {x| x là các số tự nhiên và 10 < x < 20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê các phần tử.

Lời giải:

a) Quan sát tập hợp E, ta thấy:

Cách 1. Các phần tử của tập hợp E đều có đặc điểm chung là các số tự nhiên chẵn có một chữ số.

Nếu gọi x là phần tử thuộc vào E, ta có thể viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng như sau: E = {x | x là các số tự nhiên chẵn có một chữ số}.

Cách 2. Các phần tử của tập hợp E đều có đặc điểm chung là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.

Nếu gọi x là phần tử thuộc vào E, ta có thể viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng như sau: E = {x | x là các số tự nhiên chẵn và x < 10}.

b) Các số tự nhiên thỏa mãn vừa lớn hơn 10 vừa nhỏ hơn 20 là: 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19. Nên tập hợp P được viết dưới dạng liệt kê như sau: P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}.

Thực hành 3 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1:

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.

a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.

c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách.

Lời giải:

a) Các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15 là: 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14. 

Theo cách liệt kê các phần tử, tập hợp A được viết dưới dạng: A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}.

b) Ta nhận thấy:

+ Tập A chứa số 10 hay 10 là phần tử thuộc tập hợp A nên ta viết 10 ∈ A.

+ Tập A chứa số 13 hay 13 là phần tử thuộc tập hợp A nên ta viết 13 ∈ A.

+ Tập A không chứa số 16 hay 16 không thuộc tập hợp A nên ta viết 16 ∉ A.

+ Tập A không chứa số 19 hay 19 không thuộc tập hợp A nên ta viết 19 ∉ A.

c) Các số chẵn thuộc tập hợp A bao gồm: 8; 10; 12; 14.

Theo cách liệt kê, tập hợp B được viết dưới dạng: B = {8; 10; 12; 14}.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, gọi x là phần tử thuộc tập hợp B, khi đó B được viết dưới dạng: B = {x ∈ A| x là các số chẵn}.

Vận dụng trang 8 Toán lớp 6 Tập 1:

Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.

Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki – lô – gam.

Lời giải:

Gọi A là tập hợp các sản phầm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki – lô – gam.

Quan sát hình vẽ ta thấy, 

+ Xoài tượng có giá gốc là 96 000 đ/kg, giá khuyến mãi là 80 000 đ/kg, nghĩa là giảm 16 000 đ/kg.

+ Cá chép có giá gốc là 80 000 đ/kg, giá khuyến mãi là 66 000 đ/kg, nghĩa là giảm 14 000 đ/kg.

+ Cam sành có giá gốc là 22 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 19 900 đ/kg, nghĩa là giảm 3 000 đ/kg.

+ Dưa hấu có giá gốc là 19 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 16 500 đ/kg, nghĩa là giảm 3 400 đ/kg

+ Gà có giá gốc là 99 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 68 900 đ/kg, nghĩa là giảm 31 000 đ/kg.

Do đó, các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki – lo – gam là: xoài tượng, cá chép, gà.

Do đó tập hợp A được viết dưới dạng liệt kê như sau: A = {xoài tượng; cá chép; gà}.

Bài 1 trang 9 Toán lớp 6 Tập 1: Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12. Viết tập hợp D theo hai cách rồi chọn kí hiệu ∈, ∉ thích hợp thay cho mỗi dưới đây.

? D;    7 ? D;  17 D;    0 D;   10 D.

Lời giải:

Các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12 bao gồm: 6; 7; 8; 9; 10; 11.

Theo cách liệt kê thì tập hợp D được viết dưới dạng: D = {6; 7; 8; 9; 10; 11}.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp D được viết dưới dạng:

D = {  x  ∈ N| 5 < X < 12 }.

+) Ta nhận thấy 5 không thuộc tập hợp D nên ta điền: 5  D.

+) Ta nhận thấy 7 thuộc tập hợp D nên ta điền: 7  D.

+) Ta nhận thấy 17 không thuộc tập hợp D nên ta điền: 17  D.

+) Ta nhận thấy 0 không thuộc tập hợp D nên ta điền:   0  D.

+) Ta nhận thấy 10 thuộc tập hợp D nên ta điền: 10  D.

Bài 2 trang 9 Toán lớp 6 Tập 1: Cho B là tập số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

a) 31 ∈ B

b) 32 ∈ B

c) 2002 ∉ B

 

d) 2003 ∉ B

Lời giải:

Vì B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30 nên:

a) Vì 31 là số tự nhiên lẻ và thỏa mãn lớn hơn 30 nên 31 ∈ B là khẳng định đúng.

b) Vì 32 là một số chẵn nên 32 không thuộc B. Do đó 32 ∈ B là khẳng định sai.

c) 2 002 là một số chẵn nên 2 002 không thuộc B. Do đó 2002 ∉ B là khẳng định đúng.

d) 2 003 là số tự nhiên lẻ và thỏa mãn lớn hơn 30 nên 2003 ∈ B. Do đó 2003 ∉ B là một khẳng định sai.

Bài 3 trang 9 Toán lớp 6 Tập 1: Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu).

Lời giải:

+) Các số tự nhiên nhỏ hơn 15 bao gồm: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14.

Theo cách liệt kê các phần tử, tập hợp M được viết dưới dạng: M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}.

+) P = {11; 13; 15; 17; 19; 21}

Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp P là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 22.

+) Các nước ở khu vực Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Đông Timor.

Theo cách liệt kê các phần tử, tập hợp X được viết dưới dạng: X = {Việt Nam; Lào; Campuchia; Thái Lan; Myanmar; Malaysia; Singapore; Indonesia; Brunei; Philippines; Đông Timor}.

Ta điền vào bảng như sau:

Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phần tử

Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng

H = {2; 4; 6; 8; 10}

H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11.

M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}

M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.

P = {11; 13; 15; 17; 19; 21}

P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 22.

X = {Việt Nam; Lào; Campuchia; Thái Lan; Myanmar; Malaysia; Singapore; Indonesia; Brunei; Philippines; Đông Timor}

X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Bài 4 trang 9 Toán lớp 6 Tập 1: Viết tập hợp T gồm các tháng dương lịch trong quý IV ( ba tháng cuối năm). Trong tập hợp T những phần tử nào có số ngày là 31.

Lời giải:

Một năm được chia làm 4 quý, mỗi quý gồm ba tháng dương lịch theo thứ tự liên tiếp nhau.

Nên các tháng dương lịch trong quý IV bao gồm: tháng 10, tháng 11, tháng 12.

Khi đó, tập hợp T được viết dưới dạng: T = {tháng 10; tháng 11; tháng 12}.

Trong những tháng trên có hai tháng có 31 ngày là: tháng 10 và tháng 12.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài viết liên quan

508
  Tải tài liệu