Một xưởng sản xuất có hai máy đặc chủng A, B sản xuất hai loại sản phẩm X, Y

Lời giải Bài 6 trang 39 Toán 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10.

433


Giải Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 2

Bài 6 trang 39 Toán lớp 10 Tập 1: Một xưởng sản xuất có hai máy đặc chủng A, B sản xuất hai loại sản phẩm X, Y. Để sản xuất một tấn sản phẩm X cần dùng máy A trong 6 giờ và dùng máy B trong 2 giờ. Để sản xuất một tấn sản phẩm Y cần dùng máy A trong 2 giờ và dùng máy B trong 2 giờ. Cho biết mỗi máy không thể sản xuất đồng thời hai loại sản phẩm. Máy A làm việc không quá 12 giờ một ngày; máy B làm việc không quá 8 giờ một ngày. Một tấn sản phẩm X lãi 10 triệu đồng và một tấn sản phẩm Y lãi 8 triệu đồng. Hãy lập kế hoạch sản xuất mỗi ngày sao cho tổng số tiền lãi cao nhất.

Lời giải:

Gọi x và y lần lượt là số tấn loại sản phẩm X và Y của nhà máy.

Theo đề ta có:

+ Thời gian làm việc của máy A để sản xuất ra hai loại sản phẩm X, Y không vượt qua 12 giờ nên 6x + 2y ≤ 12 hay 3x + y ≤ 6

Thời gian làm việc của máy B để sản xuất ra hai loại sản phẩm X, Y không vượt qua 8 giờ nên 2x + 2y ≤ 8 hay x + y ≤ 4

Suy ra hệ bất phương trình mô tả các điều kiện ràng buộc là: 3x+y6x+y4x0y0

Biểu diễn từng miền nghiệm của mỗi bất phương trình trên mặt phẳng Oxy:

Xác định miền nghiệm của bất phương trình : 3x + y ≤ 6

Vẽ đường thẳng 3x + y - 6 = 0 đi qua hai điểm (2; 0); (0; 6).

Xét gốc toạ độ O(0; 0) ta thấy: O không thuộc đường thẳng 3x + y - 6 = 0  và 3.0 + 0 - 6 = - 6  < 0. Do đó, miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng chứa điểm O

Xác định miền nghiệm của bất phương trình : x + y ≤ 4

Vẽ đường thẳng x + y – 4 = 0 đi qua hai điểm (4; 0); (0; 4).

Xét gốc toạ độ O(0; 0) ta thấy: O không thuộc đường thẳng x + y – 4 = 0 và 0 + 0 - 4 = - 4< 0. Do đó, miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng chứa điểm O

+ Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng phía trên trục hoành

+ Miền nghiệm của bất phương trình y ≥ 0 là nửa mặt phẳng phía bên phải trục tung

Giải Toán 10 Bài tập cuối chương 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là tứ giác OABC với các đỉnh O(0; 0); A(0; 4); B(1; 3); C(2; 0).

Gọi F là số tiền lãi thu được (đơn vị: triệu đồng), ta được: F = 10x + 8y.                                                                                                              

Giá trị của F tại các đỉnh của tứ giác:

Tại O(0; 0) ta có: F = 10.0 + 8.0 = 0;

Tại A(0; 4) ta có: F = 10.0 + 8.4 = 32;

Tại B(1; 3) ta có: F = 10.1 + 8.3 = 34;

Tại C(2; 0) ta có: F = 10.2 + 8.0 = 20;

F đạt giá trị lớn nhất bằng 34 tại B(1; 3).

Vậy mỗi ngày cần sản xuất 1 tấn sản phẩm loại X và 3 tấn sản phẩm loại Y để thu được số tiền lãi lớn nhất.

Bài viết liên quan

433