Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anken
Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anken Hóa học lớp 11 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anken
Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của anken
I. Phương pháp giải
-Nắm chắc cách gọi tên của anken:
Tên thông thường: Tên ankan – an + ilen
Tên thay thế :
Gọi tên theo cách sau
+ Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa lk đôi
+ Đánh số C mạch chính từ phía gần lk đôi hơn .
Gọi tên : vị trí nhánh – tên nhánh – tên C mạch chính – vị trí liên kết đôi – en
- Phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học:
+ Đồng phân cấu tạo gồm đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân mạch cacbon.
+ Đồng phân hình học:; R1# R2; R3#R4; R1> R2 và R3 > R4 => đồng phân cis và ngược lại đồng phân trans.
II. Ví dụ
Bài 1: Viết các đồng phân cấu tạo và gọi tên anken C5H10.
Trả lời
Các đồng phân cấu tạo anken của C5H10:
CH2=CH-CH2CH2-CH3 (pent-1-en); CH3CH=CHCH2-CH3 (pent-2-en);
CH2=CH-CH(CH3)-CH3 (3-metylbut-2-en); CH2=C(CH2)CH2-CH3 (2-metylbut-1-en);
CH3CH=CH(CH3)-CH3 (2-metylbut-2-en)
Bài 2: Cho các chất : 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); 3-metylbut-2-en (5) Viết CTCT của các chất. Những chất nào là đồng phân của nhau ?
Trả lời
(1) CH2=C(CH2)CH2-CH3; (2) CH2=CH-C(CH3)2-CH3;
(3) CH2=CH-CH(CH3)CH2-CH3; (4) CH3CH=C(CH3)CH2-CH3;
(5) CH2=CH-CH(CH3)-CH3
Các chất là đồng phân của nhau là: (1) và (5); (2), (3) và (4) .