Nhiệt phân muối NO3-

Nhiệt phân muối NO3- Hóa học lớp 11 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Nhiệt phân muối NO3-
 

887
  Tải tài liệu

Nhiệt phân muối NO3-

I. Phương pháp giải

Các muối nitrat đều dễ bị nhiệt phân.

- Nếu muối nitrat của kim loại đứng trước Mg → muối nitrit và O2

- Nếu muối của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu) → oxit kim loại + NO2 + O2

- Nếu muối nitrat của kim loại sau Cu → kim loại + NO2 + O2

Một số phản ứng đặc biệt:

2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2

NH4NO3 → N2O + 2H2O

NH4NO2 → N2 + 2H2O

Các lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt phân muối nitrat:

- Khối lượng chất rắn giảm bằng khối lượng khí đã sinh ra.

- Khí sinh ra sau phản ứng thường được dẫn qua nước. Khi đó có phương trình phản ứng:

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

II. Ví dụ

Bài 1: Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị 1 thu được 32,4 gam kim loại và 10,08 lít khí (đktc). Xác định công thức và tính khối lượng muối ban đầu.

Trả lời

Gọi kim loại cần tìm là M => muối nitrat là: MNO3

MNO3 → M + NO2 + 1/2O2

x + x/2 = 1,5x = 10,08/22,4 = 0,45 => x = 0,3

M = 32,4/0,3 = 108 => M là Ag

Bài 2: Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn.

a.Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.

b.Tính thể tích các khí thoát ra (đkc) và tỷ khối của hỗn hợp khí so với không khí.

Trả lời

Phương trình phản ứng

Pb(NO3)2 → PbO + 2NO2 + 1/2O2

mNO2 + mO2 = 46.2x + 32.0,5x = 66,2 – 55,4 => x = 0,1 mol

a. Khối lượng của Pb(NO3)2 phản ứng là: mPb(NO3)2 = 0,1.331 = 33,1 gam

Hiệu suất phản ứng thủy phân là: H = 33,1/66,2.100% = 50%

b. Thể tích khí thoát ra: V = (0,1.2 + 0,1/2).22,4 = 5,6 lít

M = (0,2.46 + 0,05.32)/0,25 = 43,2 gam => dhh/kk = 43,2/29 = 1,49

Bài viết liên quan

887
  Tải tài liệu