Hoá học lớp 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Lý thuyết tổng hợp Hoá học lớp 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Hoá 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Hoá học 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hoá lớp 9.

847
  Tải tài liệu

Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

A. Lý thuyết

I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?

Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

Hóa học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Ví dụ: Vỏ tàu thủy bị gỉ.

II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?

1) Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:

Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.

Ví dụ: trong nước biển sắt, thép bị ăn mòn nhanh hơn so với trong không khí.

2) Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh.

Ví dụ: Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo.

III. Làm thể nào để bảo vệ các đồ vật kim loại không bị ăn mòn?

Có các biện pháp để bảo vệ kim loại như sau:

1) Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường

Sơn, mạ, bôi dầu mỡ... lên trên bề mặt kim loại.

Để đồ vật nơi khô ráo,thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.

2) Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

Ví dụ như cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken làm tăng độ bền của thép với môi trường.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng

 A. vật lí.

 B. hoá học.

 C. không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí.

 D. vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học.

Đáp án: B

Câu 2: Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ?

 A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.

 B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.

 C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.

 D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.

Đáp án: D

Câu 3: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu

 A. để ở nơi có nhiệt độ cao.

 B. ngâm trong nước lâu ngày.

 C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.

 D. ngâm trong dung dịch nước muối.

Đáp án: C

Câu 4: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường
 

 A. dung dịch axit.

 B. dung dịch kiềm.

 C. không khí.

 D. dung dịch muối.

Đáp án: C

Câu 5: Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong

 A. nước.

 B. dầu hoả.

 C. rượu etylic.

 D. dung dịch H2SO4 loãng.

Đáp án: B

Câu 6: Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là

 A. Fe3O4.

 B. Fe2O3.nH2O.

 C. Fe(OH)2.

 D. hỗn hợp FeO và Fe2O3.

Đáp án: B

Câu 7: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường

 A. không khí khô.

 B. trong nước cất không có hoà tan khí oxi.

 C. nước có hoà tan khí oxi.

 D. dung dịch muối ăn.

Đáp án: D

Câu 8: Khí nào trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?

 A. O2.

 B. CO2.

 C. H2O.

 D. N2.

Đáp án: D

Câu 9: Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, búa,… khi lao động xong con người ta phải lau, chùi (vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích

A. thể hiện tính cẩn thận của người lao động.

B. làm các thiết bị không bị gỉ.

C. để cho mau bén.

D. để sau này bán lại không bị lỗ.

Đáp án

Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, búa,… khi lao động xong con người ta phải lau, chùi (vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích làm các thiết bị không bị gỉ.

Đáp án: B

Câu 10: Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng?

A. Ăn mòn hóa học là một quá trình phản ứng trong đó kim loại là chất bị ăn mòn.

B. Ăn mòn hóa học xảy ra tại bề mặt kim loại.

C. Ăn mòn hóa học càng mạnh khi nồng độ chất ăn mòn càng lớn và nhiệt độ càng cao.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án

Kết luận đúng là:

- Ăn mòn hóa học là một quá trình phản ứng trong đó kim loại là chất bị ăn mòn

- Ăn mòn hóa học xảy ra tại bề mặt kim loại

- Ăn mòn hóa học càng mạnh khi nồng độ chất ăn mòn càng lớn và nhiệt độ càng cao

Đáp án: D

Câu 11: Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí?

A. Al

B. Fe

C. Ca

D. Na

Đáp án

Kim loại có khả năng tự tạo ra màng oxit cứng bảo vệ khi để ngoài không khí là Al. Al trong không khí thường có lớp màng oxit Al2O3 bảo vệ.

Đáp án: A

Câu 12: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

A. Ancol etylic.

B. Nước cất.

C. Dầu hoả.

D. Axit clohidric.

Đáp án

Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất có khả năng gây ra ăn mòn kim loại là axit HCl vì HCl có khả năng phản ứng với kim loại.

Đáp án: D

Câu 13: Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

A. sự khử kim loại.

B. sự tác dụng của kim loại với nước.

C. sự ăn mòn hóa học.

D. sự ăn mòn điện hoá học.

Đáp án

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là sự ăn mòn hóa học

Đáp án: C

Câu 14: “Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do :

A. Tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.

B. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

D. Tác động cơ học.

Đáp án

“ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học của các chất trong môi trường xung quanh.

Đáp án: A

Câu 15: Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

A. Ăn mòn vật lý.

B. Ăn mòn hóa học.

C. Ăn mòn sinh học.

D. Ăn mòn toán học.

Đáp án

Ăn mòn kim loại do ma sát không làm thay đổi tính chất hóa học của kim loại => là ăn mòn vật lí

Đáp án: A

Bài viết liên quan

847
  Tải tài liệu