Hoá học lớp 9 Bài 53: Protein

Lý thuyết tổng hợp Hoá học lớp 9 Bài 53: Protein chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Hoá 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Hoá học 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hoá lớp 9.

823
  Tải tài liệu

Bài 53: Protein

A. Lý thuyết

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

- Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: lòng trắng trứng, thịt, sữa, tóc, sừng, móng, rễ, thân, lá, quả, hạt,...

Lý thuyết Hóa 9 53: Protein hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Hình 1: Các thực phẩm giàu protein

II. THÀNH PHẦN CẤU TẠO

1. Thành phần nguyên tố

- Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại...

2. Cấu tạo phân tử

- Protein có phân tử khối rất lớn (từ vài vạn đến vài triệu đvC) và có cấu tạo rất phức tạp.

- Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một "mắt xích" trong phân tử protein.

III. TÍNH CHẤT

1. Phản ứng thủy phân

Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ, protein bị thủy phân sinh ra các amino axit

  Lý thuyết Hóa 9 53: Protein hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Ngoài ra sự thủy phân của protein cũng xảy ra nhờ tác dụng của men ở nhiệt độ thường.

2. Sự phân hủy bởi nhiệt

Khi đun nóng mạnh hoặc đốt cháy, protein bị phân hủy tạo thành những chất bay hơi và có mùi khét.

3. Sự đông tụ

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo. Khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất (như rượu etylic, axit...) vào các dung dịch này thường xảy ra sự kết tủa protein. Hiện tượng này gọi là sự đông tụ protein.

IV. ỨNG DỤNG

Ứng dụng chính của protein là làm thức ăn, ngoài ra protein còn có các ứng dụng khác trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng, ngà)…

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất?

 A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

 B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử aminoaxit giống nhau tạo nên.

 C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại aminoaxit tạo nên.

 D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.

Đáp án: C.

Câu 2: Khi cho nước chanh vào sữa bò có hiện tượng

 A. sữa bò bị vón cục.

 B. sữa bò và nước chanh hòa tan vào nhau.

 C. xuất hiện màu xanh đặc trưng.

 D. không có hiện tượng gì.

Đáp án: A

Câu 3: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều

 A. chất béo.

 B. chất đường.

 C. chất bột.

 D. protein.

Đáp án: D.

Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của protein?

 A. Có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

 B. Bị đông tụ.

 C. Bị phân hủy bởi nhiệt.

 D. Có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Đáp án: D

Câu 5: Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố

 A. lưu huỳnh.

 B. sắt.

 C. clo.

 D. nitơ.

Đáp án: D

Câu 6: Dấu hiệu để nhận biết protein là

 A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.

 B. có phản ứng đông tụ thành chất màu trắng khi đun nóng.

 C. thủy phân trong dung dịch axit.

 D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.

Đáp án: D

Câu 7: “Mắt xích” trong phân tử protein là

 A. xenlulozơ

 B. glucozơ

 C. aminoaxit

 D. etilen.

Đáp án: C

Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam một chất hữu cơ X sản phẩm tạo ra có khí nitơ. Chất X có thể là

 A. tinh bột.

 B. saccarozơ.

 C. PVC.

 D. protein.

Đáp án: D.

Trong 4 chất tương ứng với 4 đáp án chỉ có protein thành phần nguyên tố có N.

Câu 9: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể

 A. gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

 B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

 C. dùng quỳ tím.

 D. dùng phản ứng thủy phân.

Đáp án: B

Câu 10: Aminoaxit (A) chứa 13,59% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của aminoaxit là

 A. C3H7O2N.

 B. C4H9O2N.

 C. C5H11O2N.

 D. C6H13O2N.

Đáp án: B

Phân tử khối của aminoaxit là:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 (có đáp án): Protein

Vậy A là C4H9O2N.

Câu 11: Đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm là

A. Este và nước.

B. Hỗn hợp amino axit.

C. Chất bay hơi có mùi khét.

D. Các axit béo.

Đáp án

Do protein bị thủy phân trong dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác của enzim sinh ra các amino axit

=> Đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được sản phẩm là hỗn hợp các amino axit.

Đáp án: B

Câu 12: Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố

A. Cacbon, hiđro.

B. Cacbon, oxi.

C. Cacbon, hiđro, oxi.

D. Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Đáp án

Các phân tử protein đều phải có chứa nguyên tố: Cacbon, hiđro, oxi, nitơ.

Đáp án: D

Câu 13: Protein được tạo từ

A. Các amino axit.

B. Các axit amin.

C. Các axit hữu cơ.

D. Các axit axetic.

Đáp án

Protein được tạo từ các amino axit.

Đáp án: A

Câu 14: Chọn nhận xét đúng

A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino axit giống nhau tạo nên.

C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit axetic tạo nên.

Đáp án

Nhận xét đúng là: Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino axit tạo nên.

Đáp án: C

Câu 15: Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

A. sự oxi hóa.

B. sự khử.

C. sự cháy.

D. sự đông tụ

Đáp án

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là sự đông tụ.

Đáp án: D

Câu 16: Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng

A. Kết tủa.

B. Đông tụ.

C. Sủi bọt khí.

D. Không có hiện tượng

Đáp án

Cho chanh vào sữa bò xảy ra hiện tượng đông tụ. Vì trong sữa bò có nhiều protein, mà protein bị đông tụ trong axit.

Đáp án: B

Câu 17: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể

A. gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ.

B. đốt và ngửi, nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

C. dùng quỳ tím.

D. dùng phản ứng thủy phân.

Đáp án

Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông, chúng ta có thể đốt và ngửi, nếu có mùi khét (giống mùi tóc cháy) là vải bằng tơ tằm, vải bằng bông đốt không có mùi khét (giống mùi đốt gỗ) vì bông làm từ xenlulozơ còn vải tơ tằm làm từ protein.

Đáp án: B

Câu 18: Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là

A. tinh bột.

B. saccarozơ.

C. glucozơ.

D. protein.

Đáp án

Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2 => X chứa C, H, O và N

=> X là protein

Đáp án: D

Bài viết liên quan

823
  Tải tài liệu