Hoá học lớp 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

Lý thuyết tổng hợp Hoá học lớp 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Hoá 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Hoá học 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hoá lớp 9.

793
  Tải tài liệu

Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

A, Lý thuyết

1. Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxi:

Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,..) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

b) Tác dụng với phi kim khác (Cl2, S, ...):

Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

2. Tác dụng với dung dịch axit

Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) tạo thành muối và H2.

Ví dụ:

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2

3. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ các kim loại phản ứng với nước như Na, K, Ba, Ca...) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

  Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Đáp án

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Đáp án: C

Câu 2: Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế

A. Các kim loại hoạt động mạnh như Ca, Na, Al

B. Các kim loại hoạt động yếu

C. Các kim loại hoạt động trung bình

D. Các kim loại hoạt động trung bình và yếu

Đáp án

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại hoạt động trung bình

Đáp án: C

Câu 3: Kim loại nhôm bị hòa tan bởi H2SO4 loãng, thu được muối sunfat và khí hiđro. Phản ứng mô tả hiện tượng trên là

A. 2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2

B. 2Al + H2SO4 → Al2SO4 + H2

C. Al + 3H2SO4 → Al(SO4)3 + H2

D. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Đáp án

Phản ứng đúng là: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Đáp án: D

Câu 4: Ngâm một viên kẽm sạch trong dd CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.

B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.

C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.

D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.

Đáp án

Kẽm đứng trước Cu trong dãy điện hóa do đó đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối

Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

Đáp án: B

Câu 5: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 . Xảy ra hiện tượng:

A. Không có dấu hiệu phản ứng

B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi mà

Đáp án

Nhôm đứng trước đồng trong dãy điện hóa do đó sẽ đẩy đồng ra khỏi muối

2CuSO4 + 2Al → 3Cu↓ + Al2(SO4)3

Đáp án: C

Câu 6: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2

B. NaOH, CuO, Ag, Zn

C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, SO2

D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2

Đáp án

Axit H2SO4 loãng phản ứng được với: Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2

Loại A vì Cu không phản ứng

Loại B vì Ag không phản ứng

Loại C vì SO2 không phản ứng

Đáp án: D

Câu 7: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

A. Fe

B. Fe2O3

C. SO2

D. Mg(OH)2

Đáp án

SO2 là oxit axit nên không phản ứng được với HCl

Đáp án: C

Câu 8: Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. Zn, CO2, NaOH

B. Zn, Cu, CaO

C. Zn, H2O, SO3

D. Zn, NaOH, Na2O

Đáp án

H2SO4 loãng tác dụng được với oxit bazơ, bazơ, kim loại đứng trước H, muối

A. Loại CO2

B. Loại Cu

C. Loại H2O, SO3

D. Thỏa mãn

Đáp án: D

Câu 9: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai ?

A. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag

B. Kim loại tác dụng với dung dịch CuSO4 : Fe, Al, Mg

C. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe

D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên

Đáp án

Kết luận sai là: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag

Đáp án: A

Câu 10: Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng hóa chất nào sau đây là thích hợp nhất?

A. HCl và HNO3

B. NaOH và HCl

C. HCl và CuCl2

D. H2O và H2SO4

Đáp án

Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dung : NaOH và HCl vì

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: B

Câu 11: Cho phản ứng: Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. X là

A. ZnSO4

B. CuSO4

C. Cu

D. Zn

Đáp án

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

⇒ muối X là ZnSO4

Đáp án: A

Câu 12: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. Phản ứng hóa học xảy ra là:

A. Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu.

B. Fe + Cu2SO4 -> FeSO4 + 2Cu.

C. 2Fe + 3CuSO4 -> Fe2(SO4)3 + 3Cu.

D. 2Fe + 3Cu2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 6Cu.

Đáp án

Phản ứng hóa học xảy ra là:

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu.↓

Đáp án: A

Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau: A + NaOH → NaAlO2 + H2O. A là chất nào trong số các chất sau:

A. Al

B. Al2O3

C. Al(OH)3

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án

Al2O3+ 2NaOH →2 NaAlO2 + H2O

Hoặc Al(OH)3+ NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Đáp án: D

Câu 14: Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch sắt (II) sunfat vào lọ chứa sẵn dung dịch kẽm sunfat. Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối kẽm sunfat, theo em dùng kim loại nào ?

A. Đồng

B. Sắt

C. Kẽm

D. Nhôm

Đáp án

Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối ZnSO4 thì cần loại bỏ được dung dịch FeSO4 và không tạo ra muối nào khác

⇒ kim loại sử dụng được là Zn

PTHH: Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

Đáp án: C

Câu 15: Dung dịch muối ZnSO4 có lẫn một ít tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4 nêu trên là dễ dàng nhất?

A. Fe.

B. Zn.

C. Cu.

D. Mg.

Đáp án

Ta dùng kim loại Zn để làm sạch

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

Đáp án: B

Câu 16: Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là:

A. Cu

B. Zn

C. K

D. Na

Đáp án

Giả sử kim loại A có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

⇒ công thức oxit của kim loại A là A2On

Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Ta có bảng sau:

n 1 2 3 4
MA 39 (Kali) 78 (loại) 117 (loại) 156 (loại)

Vậy A là Kali

Đáp án: C

Câu 17: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây ?

A. Fe

B. Al

C. Mg

D. Ca

Đáp án

Gọi nguyên tử khối của kim loại R là R và có hóa trị là x (x = 1, 2, 3, 4)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Ta có bảng sau:

x 1 2 3
R 20 (loại) 40 (canxi) 60 (loại)

Vậy R là Canxi

Đáp án: D

Câu 18: Hòa tan 5,1g oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxit đó là :

A. Fe2O3

B. Al2O3

C. Cr2O3

D. FeO

Đáp án

Gọi công thức của oxit là A2O3

Ta có A2O3 + 6HCl → 2ACl3 + 3H2O

Từ pthh ta có nA2O3 = 1/6 nHCl = 1/6 . 0,3 = 0,05 mol

⇒ MA2O3 = mA2O3 : nA2O3 = 5,1 : 0,05 = 102

MA2O3 = 2 . MA + 3 . 16 = 2MA + 48 = 102

⇒ MA = 27 ⇒ A là nhôm

Đáp án: B

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây? (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III).

A. Ca

B. Mg

C. Al

D. Fe

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Ta có bảng sau:

n 1 2 3
M 9 (loại) 18 (loại) 27 (Al)

Đáp án: C

Câu 20: Cho 17g oxit M2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thu được 57g muối sunfat. Nguyên tử khối của M là:

A. 56

B. 52

C. 55

D. 27

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: D

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam một kim loại M (chưa rõ hóa trị) trong bình chứa khí clo nguyên chất. Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội thì thu được 20,25 gam muối clorua. Kim loại M là

A. Fe

B. Al

C. Cu

D. Zn

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Ta có bảng sau:

n 1 2 3 4
M 32 (loại) 64 (Cu) 96 (loại) 128 (loại)

Vậy M là kim loại Cu

Đáp án: C

Câu 22: Cho 10,8 g một kim loại M (hóa trị III) phản ứng với khí clo tạo thành 53,4g muối. Kim loại M là:

A. Na

B. Fe

C. Al

D. Mg

Đáp án

2M + 3Cl2 → 2MCl3 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

mCl2 + mM = mMCl3

⇒ mCl2 = mMCl3 – mCl2 = 53,4 – 10,8 = 42,6g

⇒ nCl2 = mCl2 : MCl2 = 42,6 : 71 = 0,6 mol

Từ pt (1) ta có nM= 2/3 . nCl2 = 2/3 . 0,6 = 0,4 mol

⇒ MM = mM : nM = 10,8 : 0,4 = 27g/mol

⇒ M là nhôm

Đáp án: C

Câu 23: Cho 1,3 gam kẽm phản ứng với 14,7 gam dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc khối lượng khí thoát ra là:

A. 0,03 gam

B. 0,06 gam

C. 0,04 gam

D. 0,02 gam

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: C

Câu 24: Hòa tan 5,6 gam Fe bằng 250ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X có chứa chất tan T. Chất T có khả thể tác dụng với Na2CO3 tạo khí. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của T là:

A. 0,2M.

B. 0,4M.

C. 0,6M.

D. 0,8M.

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: A

Câu 25: Cho 1,35g Al vào dung dịch chứa 7,3g HCl. Khối lượng muối nhôm tạo thành là

A. 6,675 g

B. 8,945 g

C. 2,43 g

D. 8,65 g

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: A

Câu 26: Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là:

A. Fe

B. Sn

C. Zn

D. Al

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Ta có bảng sau:

n 1 2 3 4
M 9 (loại) 18 (loại) 27 (Al) 36 (loại)

Vậy A là kim loại Al

Đáp án: D

Câu 27: Cho 1,08 gam kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Kim loại R là:

A. Niken

B. Canxi

C. Nhôm

D. Sắt

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Ta có bảng sau:

n 1 2 3 4
M 9 (loại) 18 (loại) 27 (Al) 36 (loại)

Vậy A là kim loại Al

Đáp án: C

Câu 28: Clo hoá 33,6g một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5g muối ACl3. A là kim loại:

A. Al

B. Cr

C. Au

D. Fe

Đáp án

2A + 3Cl2 → 2ACl3

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

mA + mCl2 = mACl3 ⇒ mCl2 = mACl3 – mA = 97,5 – 33,6 = 63,9g

⇒ nCl2 = 0,9 mol

Từ PTHH ta có nA = 2/3 nCl2 = 0,6 mol

⇒ MA = mA : nA = 33,6 : 0,6 = 56 (sắt)

Đáp án: D

Câu 29: Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Hỏi thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là bao nhiêu? (cho Zn = 65)

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 22,4 lít

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: B

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: B

Câu 31: Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là :

A. 1,8 g

B. 2,7 g

C. 4,05 g

D. 5,4 g

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: B

Câu 32: Cho phản ứng hóa học: x… + H2SO4 -> FeSO4 + y…↑. Tổng (x + y) có thể là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

⇒ Tổng (x+y) = 1+1 = 2

Đáp án: B

Câu 33: Cho phản ứng: Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O

Tỉ lệ x, y là:

A. 1:2

B. 2:1

C. 3:1

D. 1:1

Đáp án

Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O

Số nguyên tử Fe bên trái = số nguyên tử Fe bên phải

⇒ 3 = x + y (1)

Số nguyên tử Cl bên trái = số nguyên tử Cl bên phải

⇒ 8 = 2x + 3y (2)

Từ (1) và (2) ⇒ x = 1 ; y = 2

Đáp án: A

Câu 34: Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

A. Al.

B. Fe.

C. Mg.

D. Cu.

Đáp án

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tan trong dd HCl ⇒ chất rắn T là Cu

Đáp án: D

Câu 35: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn tăng 1,6 gam. Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng là:

A. 0,1 mol.

B. 0,2 mol.

C. 0,3 mol.

D. 0,4 mol.

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: B

Câu 36: Ngâm một lá sắt có khối lượng 20g vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2g. Lá kim loại sau phản ứng có:

A. 18,88g Fe và 4,32g Ag

B. 1,880g Fe và 4,32g Ag

C. 15,68g Fe và 4,32g Ag

D. 18,88g Fe và 3,42g Ag

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: A

Câu 37: Cho 5,4 (g) bột nhôm vào 60 (ml) dung dịch AgNO3 1M. Lắc kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m (g) chất rắn. Tính m?

A. 11,34g

B. 13,14g

C. 11,43g

D. 14,31g

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

→ Nhôm dư: 0,2 – 0,02 – 0,18 (mol)

Chất rắn m gồm Al (dư) và Ag (phản ứng tạo thành)

→ mAl = n.m = 0,18.27 = 4,86 (g)

→ mAg = n.m = 0,06.108 = 6,48 (g)

Vậy m = 4,86 + 6,48 = 11,34 (g)

Đáp án: A

Câu 38: Nhúng 1 thanh Al nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, lấy thanh Al ra cân nặng 51,38 gam. Khối lượng Cu đã giải phóng là:

A. 0,81g

B. 1,62g

C. 1,92g

D. 1,38g

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: C

Câu 39: Hòa tan hoàn toàn một kim loại R có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 9,8% (loãng) vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa muối Y với nồng độ phần trăm là 14,394%. Kim loại R là:

A. Mg.

B. Fe.

C. Zn.

D. Cu.

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: B

Câu 40: Hoà tan 16,8g kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là:

A. Mg

B. Zn

C. Pb

D. Fe

Đáp án

Gọi A là kim loại cần tìm

A + 2HCl → ACl2 + H2

nH2 = VH2 : 22,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

từ pthh ta có nA = nH2 = 0,3 mol

⇒ MA = mA : nA = 16,8 : 0,3 = 56g/mol ⇒ A là sắt

Đáp án: D

Câu 41: Chọn câu đúng nhất khi nói đến tính chất hóa học của kim loại

A. Dãy gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Cu khi tác dụng với oxi (ở điều kiện thường) sẽ tạo thành các oxit bazơ tương ứng với nó.

B. Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Mg, Ca) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

C. Hầu hết tất cả các kim loại có thể phản ứng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng để giải phóng khí hiđro và sinh ra muối.

D. Ở nhiệt độ cao, các kim loại như Cu, Mg, Fe…phản ứng với lưu huỳnh tạo thành sản phẩm là muối sunfua tương ứng là CuS, MgS, FeS.

Đáp án

A. sai vì kim loại Mg, Al, Zn, Cu khi tác dụng với oxi (ở điều kiện thích hợp) sẽ tạo thành các oxit bazơ tương ứng với nó.

B. Sai vì từ kim loại Mg trở về sau trong dãy điện hóa thì kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối

C. Sai vì phải là các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa mới phản ứng được với dd HCl và H2SO4 loãng sinh ra khí hiđro và muối.

D. đúng

Đáp án: D

Câu 42: KL nào sau đây tác dụng với dd HCl loãng và tác dụng với khí Clo cho cùng loại muối clorua kim loại

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Ag

Đáp án

Để tác dụng với HCl và khí clo cho cùng 1 muối khi kim loại đó chỉ có 1 số oxi hóa và đứng trước H2 trong dãy điện hóa

Đáp án: B

Câu 43: Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án

(1) sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Fe trong dãy điện hóa nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối của nó.

(2) sai vì phương trình chưa được cân bằng

2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3

(3) đúng

(4) đúng

Vậy có 2 phương trình chưa viết đúng

Đáp án: B

Câu 44: Phản ứng sai là:

A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

B. 2Cu + O2 → 2CuO

C. 4Ag + O2 → 2Ag2O

D. 2Al + 3S → Al2S3

Đáp án

Ag không phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường

Đáp án: C

Câu 45: Cặp chất nào có tính chất hoá học tương tự nhau:

A. Mg và S

B. Ca và Oxi

C. Mg và Al

D. C và Na

Đáp án

A Mg là kim loại còn S là phi kim do đó tính chất hóa học trái nhau

B, D tương tự A

Đáp án: C

Câu 46: Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với chất rắn A thu được hỗn hợp khí

B. Thể tích dung dịch HCl 0,5M đã dùng là

A. 100 ml.

B. 200 ml.

C. 300 ml.

D. 400 ml.

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: D

Câu 47: Hòa tan 25,8g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6g khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là :

A. 53,4g

B. 79,6g

C. 80,1g

D. 25,8g

Đáp án

nH2 = mH2 : MH2 = 0,6 : 2 = 0,3 mol

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (2)

Theo pt (1) ta có nAl = 2/3 nH2 = 0,2 mol

⇒ mAl2O3 = mhh – mAl = 25,8 – 0,2 , 27 = 20,4g

⇒ nAl2O3 = mAl2O3 : MAl2O3 = 20,4 : (27 . 2 + 48) = 0,2 mol

nAlCl3 = nAlCl3 (1) + nAlCl3 (2) = nAl + 2nAl2O3 = 0,6 mol

⇒ mAlCl3 = 0,6 . 133,5 = 80,1g

Đáp án: C

Câu 48: Cho 4,6 gam một kim loại M hóa trị I phản ứng với khí Clo tạo thành 11,7g muối. M là kim loại nào sau đây?

A. Ag

B. Li

C. K

D. Na

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: D

Câu 49: Hòa tan 2,8 gam một kim loại R có hóa trị II bằng một hỗn hợp gồm 80 ml dung dịch H2SO4 0,5M và 200 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A và V lít khí H2(ở đktc). Để trung hòa dung dịch A thì cần 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Phát biểu nào dưới đây về bài toán trên là chưa đúng?

A. Kim loại R không tan được trong nước ở điều kiện thường.

B. Kim loại R khi phản ứng với lưu huỳnh sẽ tạo ra chất rắn có màu đen.

C. Giá trị của V là 1,12.

D. Thành phần phần trăm về khối lượng của R (hóa trị II) trong hợp chất muối sunfat ứng với R là 28%.

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: D

Câu 50: Có các phản ứng sau:

a. HCl + (A) → MgCl2 + H2

b. AgNO3 + (B) → Cu(NO3)2 + Ag

c. S + (C) → K2S d. (D) + Cl2 → ZnCl2

(A), (B), (C), (D) lần lượt là:

A. KCl, MgO, CuO,ZnO

B. Zn, Mg, K,Cu

C. Mg, Cu, K,Zn

D. MgO, CuO, KCl,ZnO

Đáp án

HCl + (A) → MgCl2 + H2 ⇒ A là Mg

AgNO3 + (B) → Cu(NO3)2 + Ag ⇒ B là Cu

S + (C) → K2S ⇒ C là K(D) + Cl2 → ZnCl2 ⇒ D là Zn

Đáp án: C

Câu 51: Cho các phương trình phản ứng

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

A. O2, HCl, H2, CuO

B. O2, Cl2, HCl, CuSO4

C. O2, HCl, Cl2, SO3

D. O2, Cl2, H2, CuSO4

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: B

Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn 1,35g nhôm trong oxi. .Khối lượng nhôm oxit tạo thành và khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:

A. 2,25g và 1,2g

B. 2,55g và 1,28g

C. 2,55 và 1,2g

D. 2,7 và 3,2 g

Đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại (phần 2)

Đáp án: C

Câu 53: Đốt nhôm trong bình khí Clo . Sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 7,1g . Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là :

A. 2,7g

B. 1,8g

C. 4,1g

D. 5,4g

Đáp án

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

Dễ thấy m chất rắn tăng = mCl2 = 7,1g

⇒ nCl2 = 0,1 mol

nAl = 2/3 nCl2 = 1/15 mol

⇒ mAl = nAl . MAl = 1/15 . 27 = 1,8g

Đáp án: B

Bài viết liên quan

793
  Tải tài liệu