Hóa học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim
Lý thuyết tổng hợp Hóa học lớp 9 Bài 25: Tính chất của phi kim chọn lọc năm 2020 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Hóa học 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 9
Bài 25: Tính chất của phi kim
A. Lý thuyết
I. Phi kim có những tính chất vật lí nào ?
Ở điều kiện thường: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như C, S, P, Si, I2,...; trạng thái lỏng như: Br2; trạng thái khí như: O2, H2, N2, …
Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
II. Phi kim có những tính chất hóa học nào ?
1. Tác dụng với kim loại
- Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit
Ví dụ:
- Các phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối
Ví dụ:
2. Tác dụng với hiđro
- Oxi tác dụng với hiđro tạo thành hơi nước
Phương trình hóa học:
- Các phi kim khác (như C; S; Cl2; Br2…) tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí
Ví dụ:
Khí hiđro clorua tan trong nước tạo thành axit clohiđric và làm quỳ tím hóa đỏ.
3. Tác dụng với oxi
Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
Ví dụ:
4. Mức độ hoạt động của phi kim
Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Các phi kim như flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động hóa học mạnh, trong đó flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
A. lỏng và khí.
B. rắn và lỏng.
C. rắn và khí.
D. rắn, lỏng, khí.
Đáp án
Đáp án: D
Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường
A. S, C, N2, Cl2.
B. C, S, Br2, Cl2.
C. Cl2, H2, N2, O2.
D. Br2, P, N2, O2.
Đáp á
Đáp án: C
Câu 3: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là
A. C, S, O, Na.
B. Cl, C, P, S.
C. P, S, Si, Ca.
D. K, N, P, Si.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là
A. oxi.
B. brom.
C. clo.
D. cacbon.
Đáp án
Đáp án: B
Câu 5: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
A. S, C, P.
B. S, P, Cl2.
C. Si, P, Br2.
D. C, Cl2, Br2.
Đáp án
Đáp án: A
Chú ý: Cl2 và Br2 không tác dụng trực tiếp với oxi.
Câu 6: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là
A. S, Cl2, O2.
B. H2, S, O2.
C. Br2, C, O2.
D. N2, S, O2.
Đáp án
Đáp án: B
A. tăng nhiệt độ, tăng áp suất.
B. tăng nhiệt độ, giảm áp suất.
C. giảm nhiệt độ, tăng áp suất.
D. giảm nhiệt độ, giảm áp suất.
Đáp án
Đáp án: C
Câu 8: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với
A. hiđro hoặc với kim loại.
B. dung dịch kiềm.
C. dung dịch axit.
D. dung dịch muối.
Đáp án
Đáp án: A
Câu 9: Dãy các chất tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là
A. C, Br2, S, Cl2.
B. C, O2, Na, Si.
C. Si, K, P, Cl2.
D. P, Ca, Cl2, S.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Các phi kim như C, S, Cl2, Br2 … tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,2 gam và 0,8 gam.
B. 1,2 gam và 1,6 gam.
C. 1,3 gam và 1,5 gam.
D. 1,0 gam và 1,8 gam.
Đáp án
Đáp án: B
Số mol O2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
Phương trình hóa học:
Gọi số mol oxi tham gia phản ứng (1) là x mol
→ số mol oxi tham gia phản ứng (2) là (0,15 – x) mol
Theo (1) ta có: nC = nO2 (1) = x mol
Theo (2) ta có: nS = nO2 (2) = (0,15 – x) mol
Theo bài ra khối lượng hỗn hợp C và S là 2,8 gam
→ 12x + 32(0,15 – x) = 2,8
⇔ 20x = 2 ⇔ x = 0,1 mol
Vậy khối lượng C là 12.x = 12.0,1 = 1,2 gam; khối lượng S là 2,8 – 1,2 = 1,6 gam.