Hoá học lớp 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Lý thuyết tổng hợp Hoá học lớp 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Hoá 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Hoá học 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hoá lớp 9.

549
  Tải tài liệu

Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

A. Lý thuyết

I. Tính chất hóa học của oxit

1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?

a) Tác dụng với nước Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).

Ví dụ:

  Na2O + H2O → 2NaOH

  BaO + H2O → Ba(OH)2

Những oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm là: Li2O, Na2O, K2O, Rb2O, Cs2O, CaO, BaO, SrO.

b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước

Ví dụ:

  BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

  Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

2. Oxit axit: Oxit axit có những tính chất hóa học nào ?

a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ:

  SO3 + H2O → H2SO4

  P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Những oxit khác như SO2, N2O5 … cũng có phản ứng tương tự.

b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dung dịch bazơ → muối + nước.

Ví dụ:

  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O

  CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Những oxit khác như SO2, P2O5 …cũng có phản ứng tương tự.

c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính như: Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO…

Ví dụ:

  Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch bazơ, nước gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

II. Khái quát về sự phân loại oxit

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:

1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

    A. CO2.

 B. Na2O.

 C. SO2.

 D. P2O5.

Đáp án: B

Na2O là oxit bazơ nên tác dụng với nước được dung dịch bazơ.

PTHH:

  Na2O + 2H2O → 2NaOH

Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

 A. K2O.

 B. CuO.

 C. P2O5.

 D. CaO.

Đáp án: C

P2O5 là oxit axit nên tác dụng với nước được dung dịch axit.

PTHH:

  P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Câu 3: Công thức hoá học của sắt (III) oxit là:

 A. Fe2O3.

 B. Fe3O4.

 C. FeO.

 D. Fe3O2.

Đáp án: A

Câu 4: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

 A. 0,02 mol HCl.

 B. 0,1 mol HCl.

 C. 0,05 mol HCl.

 D. 0,01 mol HCl.

Đáp án: B

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Câu 5: Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

 A. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3.

 B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.

 C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3.

 D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2.

Đáp án: A

Câu 6: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:

 A. CO2 và BaO.

 B. K2O và NO.

 C. Fe2O3 và SO3.

 D. MgO và CO.

Đáp án: A.

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Câu 7: Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hoá học của oxit là:

 A. P2O3.

 B. P2O5.

 C. PO2.

 D. P2O4.

Đáp án: B.

Đặt công thức hóa học của oxit là PxOy.

Theo bài ra: 31x + 16y = 142 (1)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Thay x = 2 vào (1) được y = 5.

Vậy công thức hóa học của oxit là P2O5.

Câu 8: Khí CO bị lẫn tạp chất là khí CO2. Cách làm nào sau đây có thể thu được CO tinh khiết?

 A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư.

 B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư

 C. Dẫn hỗn hợp qua NH3.

 D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2.

Đáp án: A.

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư; CO2 phản ứng bị giữ lại trong bình, CO không phản ứng thoát ra khỏi bình thu được CO tinh khiết.

  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O

Câu 9: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là:

 A. FeO.

 B. Fe2O3.

 C. Fe3O4.

 D. FeO2.

Đáp án: A

Đặt oxit sắt là FexOy

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Có x : y = nFe (oxit) : nO (oxit) = 0,1 : 0,1 = 1 : 1.

Vậy oxit là FeO.

Câu 10: Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dung HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:

 A. CaO.

 B. CuO.

 C. FeO.

 D. ZnO.

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Bài viết liên quan

549
  Tải tài liệu