Hoá học lớp 9 Bài 47: Chất béo
Lý thuyết tổng hợp Hoá học lớp 9 Bài 47: Chất béo chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Hoá 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Hoá học 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Hoá lớp 9.
Bài 47: Chất béo
A. Lý thuyết
I. CHẤT BÉO CÓ Ở ĐÂU?
Chất béo có trong động vật và thực vật.
- Trong cơ thể động vật, chất béo tập trung nhiều ở mô mỡ.
- Trong thực vật, chất béo tập trung ở quả và hạt.
Hình 1: Thực phẩm chứa chất béo.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…
III. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO CỦA CHẤT BÉO
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo
Công thức chung của chất béo là: (R-COO)3C3H5.
- Glixerol (hay còn gọi là glixerin) có công thức cấu tạo sau: , viết gọn C3H5(OH)3.
- Một số axit béo:
C17H35COOH : axit stearic;
C17H33COOH : axit oleic;
C15H31COOH : axit panmitic;…
- Đun nóng chất béo với nước, có axit làm xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạo ra glixerol và các axit béo:
PTHH tổng quát:
Phản ứng trên gọi là phản ứng thủy phân.
- Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo bị thủy phân tạo ra muối của các axit béo và glixerol.
Phản ứng này còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo.
V. ỨNG DỤNG
- Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
- Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu dùng để sản xuất xà phòng, glixerol.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Các axit béo là axit hữu cơ, có công thức chung là RCOOH.
C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo tan được trong xăng, benzen…
Đáp án: D
Dầu ăn là chất béo thành phần nguyên tố trong dầu ăn gồm C, H, O.
Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđro cacbon nên thành phần nguyên tố trong dầu mỏ là C và H.
Câu 2: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được
A. glixerol và muối của một axit béo.
B. glixerol và axit béo.
C. glixerol và axit hữu cơ.
D. glixerol và muối của các axit béo
Đáp án: D
Câu 3: Chất nào sau đây không phải là axit béo?
A. C17H35COOH.
B. C17H33COOH.
C. C15H31COOH.
D. C2H5COOH.
Đáp án: D
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.
D. (CH3COO)3C3H5.
Đáp án: D
Câu 5: Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là
A. 890 đvC.
B. 422 đvC.
C. 372 đvC.
D. 980 đvC.
Đáp án: A
M = (12.17 + 35 + 44).3 + 12.3 + 5 = 890 đvC.
Câu 6: Hợp chất không tan trong nước là
A. axit axetic.
B. rượu etylic.
C. đường glucozơ.
D. dầu vừng.
Đáp án: D
Dầu vừng là chất béo, không tan trong nước.
Câu 7: Đun 26,7 kg chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glixerol thu được là
A. 1,2 kg.
B. 2,76 kg.
C. 3,6 kg.
D. 4,8 kg.
Đáp án: B
Câu 8: Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ
A. từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.
B. thăng hoa.
C. bay hơi.
D. có mùi ôi.
Đáp án: D.
Câu 9: Để làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo cần
A. Giặt quần áo bằng nước lạnh.
B. Giặt kỹ quần áo bằng xà phòng.
C. Dùng axit mạnh để tẩy.
D. Giặt quần áo bằng nước muối.
Đáp án: B
A. 17,72 kg.
B. 19,44 kg.
C. 11,92 kg.
D. 12,77 kg.
Đáp án: A
PTHH tổng quát:
Bảo toàn khối lượng có:
mchất béo + mNaOH = mglixerol + mmuối → mmuối = 17,16 + 2,4 – 1,84 = 17,72 kg.
Câu 11: Chất béo là
A. một este
B. este của glixerol
C. este của glixerol và axit béo
D. hỗn hợp nhiều este của glixerol và axit béo
Đáp án- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là (RCOO)3C3H5
Đáp án: D
Câu 12: Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách
A. giặt bằng nước
B. tẩy bằng xăng
C. tẩy bằng giấm
D. giặt bằng nước có pha thêm ít muối
Đáp ánCó thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách tẩy bằng xăng vì xăng có thể hòa tan được dầu ăn
Đáp án: B
Câu 13: Thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được:
A. Thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được:este và nước
B. glixerol và hỗn hợp muối của axit béo với natri
C. glixerol và các axit béo
D. hỗn hợp nhiều axit béo
Đáp án- Khi đun nóng chất béo với nước có axit xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạo ra các axit béo và glixerol.
(RCOO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3RCOOH
Đáp án: C
Câu 14: Chất nào sau đây không phải là chất béo?
A. Dầu dừa
B. Dầu vừng (dầu mè)
C. Dầu lạc (đậu phộng)
D. Dầu mỏ
Đáp ánChất không phải chất béo là dầu mỏ vì dầu mỏ là ankan (Xem lại bài Dầu mỏ và khí thiên nhiên)
Đáp án: D
Câu 15: Xà phòng được điều chế bằng cách nào?
A. Phân hủy chất béo.
B. Thủy phân chất béo trong môi trường axit.
C. Hòa tan chất béo trong dung môi hữu cơ.
D. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.
Đáp ánXà phòng được điều chế bằng cách: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.
Đáp án: D
Câu 16: Để thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần dùng vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,92 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của axit béo. Giá trị của m là
A. 6,88 kg
B. 8,86 kg
C. 6,86 kg
D. 8,68 kg
Đáp ánÁp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mchất béo + mNaOH = mRCOONa + mglixerol
=> mRCOONa = mchất béo + mNaOH - mglixerol = 8,58 + 1,2 – 0,92 = 8,86 kg
Đáp án: B
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần dùng vừa đủ 2,4 kg NaOH, sau phản ứng thu được 0,736 kg glixerol. Khối lượng muối thu được là
A. 18,824 kg
B. 12,884 kg
C. 14,348 kg
D. 14,688 kg
Đáp ánPTTQ: chất béo + NaOH → muối + glixerol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng, ta có:
mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol
=> mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol = 17,16 + 2,4 – 0,736 = 18,824 kg
Đáp án: A