Bài 41: Năng lượng

Bài 41: Năng lượng

653
  Tải tài liệu

Bài 41: Năng lượng

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Mở đầu trang 177 SGK KHTN lớp 6:

Hằng ngày, em thường thực hiện rất nhiều các hoạt động như: Kéo đẩy đồ vật, đi bộ, đi xe đạp, ... Tất cả các hoạt động này đều cần có năng lượng. Mặt khác, khi thực hiện các hoạt động đó em đã tác dụng lực lên các vật. Vậy, giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật có liên hệ với nhau như thế nào?

Lời giải:

Giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật có liên hệ với nhau là: Năng lượng đăc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 177 SGK KHTN lớp 6:

Hãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng.

Lời giải:

- Các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng là:

+ Động năng: chạy bộ, đi xe đạp, bơi, chơi xích đu...

+ Quang năng: bóng đèn điện đang sáng, mặt trời phát ra ánh sáng...

+ Nhiệt năng: cốc nước nóng, bàn là đang nóng, tách cafe nóng...

+ Điện năng: nhà máy thủy điện, máy vi tính, máy giặt, điều hòa...

+ Hóa năng: năng lượng trong pin hóa học, thực phẩm; đốt cháy gỗ, dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên...

Hình thành kiến thức mới 2 trang 179 SGK KHTN lớp 6:

Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.

Lời giải:

- Dạng năng lượng nguồn sản sinh ra nó là liên tục, vô hạn: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng...

- Dạng năng lượng nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn: năng lượng trong cục pin, năng lượng trong ắc quy; năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá...

Hình thành kiến thức mới 3 trang 179 SGK KHTN lớp 6:

Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.

Lời giải:

- Những dạng năng lượng trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường: năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như gỗ, dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên...

- Ví dụ: 

+ Ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than.

+ Khả năng biến đổi khí hậu là hậu quả của sự tiêu thụ dầu mỏ.

+ Khí tự nhiên là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với cacbon đioxit khi thải vào khí quyển....

Hình thành kiến thức mới 4 trang 179 SGK KHTN lớp 6:

Quan sát thí nghiệm trong hình 41.2, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Hãy cho biết năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp nào lớn hơn?

Bài 41: Năng lượng

Lời giải:

- Vị trí của vật 1 ở trường hợp a cao hơn vị trí của vật 1 ở trường hợp b nên thế năng của vật 1 ở trường hợp a lớn hơn thế năng của vật 1 ở trường hơp b.

→ Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn. 

- Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn vì năng lượng của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn.

Hình thành kiến thức mới 5 trang 179 SGK KHTN lớp 6:

Năng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì tác dụng lực lên cây càng lớn. Từ thảo luận 4 và hình minh họa hình 41.3, em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của nó?

Bài 41: Năng lượng

Lời giải:

- Mối liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của nó là: năng lượng của vật đặc trưng cho khả năng tác dụng lực:

+ Năng lượng của vật càng lớn thì khả năng tác dụng lực càng mạnh.

+ Năng lượng của vật càng nhỏ thì khả năng tác dụng lực càng yếu.

Hình thành kiến thức mới 6 trang 180 SGK KHTN lớp 6:

Ở bài 12, các em đã biết một số nhiên liệu và tính chất của chúng. Vậy khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó? 

Lời giải:

- Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng: năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.

Bài 41: Năng lượng

- Biểu hiện thể hiện các dạng năng lượng đó là có ánh sáng từ nhiên liệu bị đốt cháy chiếu tới mắt ta và làm nóng các vật ở gần, nóng môi trường xung quanh.

Hình thành kiến thức mới 7 trang 180 SGK KHTN lớp 6:

Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì? Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?

Bài 41: Năng lượng

Lời giải:

- Trạm phát điện Mặt Trời (Khánh Hòa): sử dụng năng lượng Mặt Trời.

- Trạm phát điện gió (Bạc Liêu): sử dụng năng lượng gió.

- Nhà máy thủy điện (Hòa Bình): sử dụng năng lượng nước.

- Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm chung: đều là năng lượng vô hạn.

- Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng: năng lượng tái tạo.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 178 SGK KHTN lớp 6:

Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả ở hình bên dưới:

 Bài 41: Năng lượng

Lời giải:

- Dùng tay uốn cong vật, vật đó bị biến dạng so với hình dạng ban đầu và có xu hướng trở về hình dạng ban đầu => vật có thế năng đàn hồi.

Luyện tập 2 trang 179 SGK KHTN lớp 6:

Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? Lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 41: Năng lượng

Lời giải:

- Khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng. Vì lực của tay ta tác dụng lên lò xo bị nén nhiều hơn mạnh hơn lực của tay tác dụng lên lò xo bị nén ít hơn.

- Lực lò xo tác dụng lên tay thay đổi khi độ biến dạng của lò xo thay đổi vì năng lượng của lò xo cũng bị thay đổi khi độ biến dạng của lò xo bị thay đổi.

Luyện tập 3 trang 180 SGK KHTN lớp 6:

Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu.

Lời giải:

- Những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu là:

+ Phá băng bằng hỗn hợp nổ chứa oxi lỏng

Bài 41: Năng lượng

+ Oxi lỏng dùng đốt nhiên liệu tên lửa và tàu vũ trụ

Bài 41: Năng lượng

+ Cắt kim loại bằng khí cháy axetylen

Bài 41: Năng lượng

+ Nung gốm sứ bằng than, củi, gas

Bài 41: Năng lượng

+ Đốt cháy than, củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm

Bài 41: Năng lượng

Luyện tập 4 trang 181 SGK KHTN lớp 6:

Kể tên một số năng lượng tái tạo mà em biết.

Lời giải:

- Một số năng lượng tái tạo: năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng nước ...

+ Năng lượng Mặt Trời:

Bài 41: Năng lượng

Tấm pin năng lượng mặt trời

+ Năng lượng thủy triều:

Bài 41: Năng lượng

Trạm điện thủy triều Sihwa Lake, Hàn Quốc

+ Năng lượng gió:

Bài 41: Năng lượng

Tua pin gió tại Tây Ban Nha

+ Năng lượng sinh khối:

Bài 41: Năng lượng

Gỗ là nguồn sinh khối điển hình

+ Năng lượng nước:

Bài 41: Năng lượng

Bánh xe nước hay guồng nước.

Vận dụng

Vận dụng trang 181 SGK KHTN lớp 6:

Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào?

Lời giải:

Bài 41: Năng lượng

- Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng thế năng đàn hồi của dây cung bị biến dạng chuyển hóa thành động năng cho mũi tên chuyển động.

→ Mũi tên có năng lượng ở dạng động năng và thế năng hấp dẫn (do ở một độ cao so với mặt đất).

Bài tập

Bài 1 trang 182 SGK KHTN lớp 6:

Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Lời giải:

- Năng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên cây càng mạnh, cây càng dễ bị đổ.

Bài 41: Năng lượng

- Năng lượng gió có thể làm quay chong chóng. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên chong chóng càng mạnh, chong chóng quay càng nhanh. 

Bài 41: Năng lượng

Bài 2 trang 182 SGK KHTN lớp 6:

Hãy nêu một số nhiên liệu thường dùng và ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đó đối với môi trường.

Lời giải:

- Một số nhiên liệu thường dùng và ảnh hưởng của nó đến môi trường là:

+ Khi tham gia giao thông, các phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu … thải ra các chất CO, HC, CO2, SO2... các chất gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại tới sức khỏe của con người. 

Bài 41: Năng lượng

+ Khi nấu ăn sử dụng bếp gas, bếp than, củi, … nếu chúng không được thông khí, có thể làm tăng nồng độ khí nitơ trong nhà, gây ô nhiễm không khí.

Bài 41: Năng lượng

+ Khai thác dầu mỏ trên các vùng biển: sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường biển, ảnh hưởng đến các loài sinh vật sinh sống ở gần đó, …..

Bài 41: Năng lượng

Tràn dầu trên biển

+ Than đá: ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than.

Bài 41: Năng lượng

+ Khí tự nhiên: là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với cacbon dioxit khi thải vào khí quyển....

Bài 41: Năng lượng

Bài 3 trang 182 SGK KHTN lớp 6:

Hãy chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với tất cả các nguồn cung cấp ở cột B.

Bài 41: Năng lượng

Lời giải:

1 – c: Quả bóng đnag lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao là nguồn cung cấp năng lượng cơ năng.

2 – d: Lò sưởi, Mặt Trời, bếp gas là nguồn cung cấp năng lượng nhiệt năng.

3 – e: Pin Mặt Trời, máy phát điện, tia sét là nguồn cung cấp năng lượng điện năng.

4 – a: Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng quang năng.

5 – b: Gas, pin, thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng hóa năng.

Bài 4 trang 182 SGK KHTN lớp 6:

Hoàn thành các thông tin bằng cách đánh dấu ✓ vào cột phù hợp theo mẫu bảng sau: 

Bài 41: Năng lượng

Lời giải:

Loại năng lượng

Tái tạo

Chuyển hóa toàn phần

Sạch

Ô nhiễm môi trường

Năng lượng dầu mỏ

 

 

Năng lượng mặt trời

 

 

Năng lượng hạt nhân

 

 

Năng lượng than đá

 

 

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Năng lượng hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1. Các dạng năng lượng

- Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:

+ Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Người đi xe đạp

Ô tô đang chạy

+ Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Cánh diều trên bầu trời

Em bé đang chơi cầu trượt

+ Thế năng đàn hồi: những vật như lò xo, dây cao su,… khi bị biến dạng có năng lượng ở dạng thế năng đàn hồi.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Dây cung được kéo căng

Quả bóng bị bẹp

+ Quang năng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn…. phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng gọi là quang năng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Mặt Trời đang chiếu sáng

Đèn pin đang chiếu sáng

+ Nhiệt năng: năng lượng phát ra từ các nguồn nhiệt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Bóng đèn sợi đốt đang bật

Bếp gas đang bật

+ Điện năng: năng lượng tạo ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy phát điện, pin…)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Quạt điện

Trạm phát điện năng lượng gió

+ Hóa năng: năng lượng do quá trình biến đổi hóa học tạo ra.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Diêm

Pháo hoa

 - Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:

+ Năng lượng chuyển hóa toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

+ Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, hạt nhân, địa nhiệt…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Tấm pin năng lượng mặt trời

Trạm điện thủy triều ở Hàn Quốc

- Theo mức độ ô nhiễm môi trường thì năng lượng được chia thành:

+ Năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, nặng lượng gió, năng lượng thủy triều...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Năng lượng mặt trời sạch, tiết kiệm điện năng.

+ Năng lượng gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than.

2. Đặc trưng của năng lượng

    Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Ví dụ: 

Năng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên cây càng mạnh, cây càng dễ bị đổ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Năng lượng gió có thể làm quay chong chóng. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên chong chóng càng mạnh, chong chóng quay càng nhanh.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

 

3. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

  - Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Đốt cháy khí tự nhiên.

Đốt cháy than, củi. 

  - Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Tấm pin năng lượng mặt trời

 

Trạm điện thủy triều ở Hàn Quốc

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Tua pin gió tại Tây Ban Nha

Gỗ là nguồn sinh khối điển hình

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo

Bánh xe nước hay guồng nước.

 

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Năng lượng có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

Câu 1. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …

A. thế năng

B. động năng

C. nhiệt năng

D. cơ năng

Lời giải

Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là động năng.

Chọn đáp án B

Câu 2. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

A. nhiệt năng

B. thế năng đàn hồi

C. thế năng hấp dẫn

D. động năng

Lời giải

Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn.

Chọn đáp án C

Câu 3. Điền vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh:

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng …

A. nhiệt và ánh sáng

B. nhiệt và năng lượng hóa học

C. nhiệt và năng lượng âm

D. quang năng và năng lượng âm

Lời giải

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng

Chọn đáp án A

Câu 4. Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

A. thế năng đàn hồi và động năng

B. thế năng hấp dẫn và động năng

C. nhiệt năng và quang năng

D. năng lượng âm và hóa năng

Lời giải

Quả bóng bay lên ở độ cao bất kì so với mặt đất có cả động năng và thế năng hấp dẫn.

Chọn đáp án B

Câu 5. Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây?

A. Cốc nước nóng, Mặt Trời, pin.

B. Acquy, xăng dầu, Mặt Trời.

C. Pin, thức ăn, xăng dầu.

D. Thức ăn, acquy, ngọn lửa.

Lời giải

Năng lượng hóa học có trong những vật chất: Pin, thức ăn, xăng dầu.

Chọn đáp án C

Câu 6. Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?

A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.

B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn.

C. gas, pin Mặt Trời, tia sét.

D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động.

Lời giải

A – pin dự trữ năng lượng hóa học, bóng đèn đang sáng và thức ăn đã nấu chín có nhiệt năng.

B – lò xo dãn có thế năng đàn hồi, lò sưởi đang hoạt động và Mặt Trời có nhiệt năng.

C – gas dự trữ năng lượng hóa học, pin Mặt Trời, tia sét có nhiệt năng.

D – Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động đều có nhiệt năng.

Chọn đáp án D

Câu 7. Vật liện nào sau đây không phải là nhiên liệu?

A. Xăng

B. Dầu

C. Nước

D. Than

Lời giải

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

=> Nước không phải là nhiên liệu.

Chọn đáp án C

Câu 8. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.

B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.

C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.

D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.

Lời giải

Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.

Chọn đáp án A

Câu 9. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? 

A. Năng lượng nước.

B. Năng lượng gió. 

C. Năng lượng Mặt Trời.

D. Năng lượng từ than đá.

Lời giải

A – năng lượng tái tạo

B – năng lượng tái tạo

C - năng lượng tái tạo

D - năng lượng không tái tạo

Chọn đáp án D

Câu 10. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.

B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.

C. Chỉ có động năng và thế năng.

D. Chỉ có động năng.

Lời giải

Trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát quả bóng có những dạng năng lượng: nhiệt năng, động năng và thế năng.

Chọn đáp án A

Bài viết liên quan

653
  Tải tài liệu