Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

1467
  Tải tài liệu

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Mở đầu trang 71 SGK KHTN lớp 6: Ở bài 14 em đã được học các loại lương thực – thực phẩm. Chúng ở dạng tinh khiết hay hỗn hợp?

Trong cuộc sống có những sản phẩm ở dạng tinh khiết nhưng cũng có nhiều sản phẩm ở dạng hỗn hợp. Vậy thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp ?

Lời giải:

Lương thực, thực phẩm thuộc dạng hỗn hợp. 

Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ 1 chất duy nhất

Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 71 SGK KHTN lớp 6: Em hãy nêu một số biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

 Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Chỉ có duy nhất một chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh. 

Các thể của chất: 

- Trong nước cất: lỏng

- Trong bình khí oxygen y tế: khí

- Trong sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh: rắn

Hình thành kiến thức mới 2 trang 71 SGK KHTN lớp 6: Đường có vị ngọt, muối ăn có vị mặn, nước sôi ở 1000C và khí oxygen hóa lỏng ở -1830 C. Theo em, nếu lẫn tạp chất khác thì những tính chất trên có thay đổi không?

Lời giải:

Nếu lẫn tạp chất khác thì tính chất trên sẽ bị thay đổi.

Hình thành kiến thức mới 3 trang 72 SGK KHTN lớp 6: Bột canh có phải là chất tinh khiết không? Em hãy liệt kê các thành phần tạo nên bột canh được dùng làm gia vị trong bữa ăn của gia đình em.

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Bột canh không phải là chất tinh khiết

Học sinh quan sát thành phần được in trên bao bì gói bột canh gia đình mình sử dựng thấy một vài thành phần chủ yếu như:muối ăn, chất điều vị, đường, bột tỏi, bột tiêu,...

Hình thành kiến thức mới 4 trang 72 SGK KHTN lớp 6: Nếu có đủ nguyên liệu, em làm thế nào để có bột canh? Nếu bớt một thành phần của bột canh thì vị có thay đổi không? Giải thích

Lời giải:

Nếu có đủ nguyên liệu, em sẽ trộn các nguyên liệu đó theo một tỉ lệ thích hợp để tạo nên bột canh

Nếu bớt một trong các thành phần của bột canh thì vị có thay đổi. Bởi vì bột canh là một hỗn hợp tất cả các chất, mùi vị phụ thuộc vào tất cả các thành phần. Nếu bớt một thành phần thì sẽ tạo thành một hỗn hợp khác bột canh, vị đương nhiên sẽ thay đổi.

Hình thành kiến thức mới 5 trang 72 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 15.3, em hãy cho biết nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không?

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Nước khoáng thiên nhiên không phải là nước nguyên chất vì trong nước khoáng thiên nhiên còn có chưa thêm nhiều hàm lượng của các chất khác, các ion khoáng để điều vị.

Hình thành kiến thức mới 6 trang 73 SGK KHTN lớp 6: Từ thí nghiệm 1, hãy cho biết các chất lỏng có hoà tan trong nhau không.

Thí nghiệm 1: Tạo hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất

Bước 1: Lấy 2 ống nghiệm, thêm nước cất đến 1/3 ống.

Bước 2: Lần lượt cho một thìa ethanol vào ống nghiệm thứ nhất và một thìa dầu ăn vào ống nghiệm thứ hai.

Bước 3: Lắc đều hai ống nghiệm, để yên và quan sát hiện tượng.

Lời giải:

Ống nghiệm them một thìa ethanol: có hòa tan thành hỗn hợp đồng nhất

Ống nghiệm them một thìa dầu ăn: không hòa tan, tách lớp

Hình thành kiến thức mới 7 trang 73 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 15.4, em hãy nhận xét sự phân bố thành phần các chất trong hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất.

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Nhận xét:

- Trong hỗn hợp đồng nhất: Có thành phần giống nhau, phân bổ đều ở mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp .

- Trong hỗn hợp không đồng nhất: có thành phần không giống nhau ở mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.

Hình thành kiến thức mới 8 trang 74 SGK KHTN lớp 6: Em hãy kể tên một số chất rắn tan được trong nước, một số chất rắn không tan được trong nước mà em biết

Lời giải:

Một số chất rắn tan được trong nước: đường, muối, ...

Một số chất rắn không tan được trong nước: cát, sắt, đồng,...

Hình thành kiến thức mới 9 trang 74 SGK KHTN lớp 6: Từ thí nghiệm 2, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 15.1

Thí nghiệm 2: Hoà tan các chất rắn trong nước

- Các chất rắn dạng bột: muối ăn, đường, bột mì, cát, thuốc tím, iodine.

- Các bước thí nghiệm:

Bước 1: Quan sát trạng thái, màu sắc của các chất rắn trước khi tiến hành thí nghiệm.

Bước 2: Lấy 6 ống nghiệm sạch được đánh số từ 1 - 6, cho vào mỗi ống 1/4 thể tích nước cất.

Bước 3: Cho vào 6 ống nghiệm trên lần lượt một thìa nhỏ muối ăn, đường, bột mì, cát, thuốc tím, iodine. Lắc đều các ống nghiệm, quan sát hiện tượng.

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Ống nghiệm

Chất tan

Hiện tượng quan sát được

Giải thích

1

Muối ăn

Dung dịch đồng nhất

Muối ăn tan trong nước

2

Đường

Dung dịch đồng nhất

Đường tan trong nước

3

Bột mì

Dung dịch không đồng nhất

Bột mì không tan trong nước

4

Cát

Dung dịch không đồng nhất

Cát không tan trong nước 

5

Thuốc tím

Dung dịch đồng nhất

Thuốc tím tan trong nước

6

iodine

Dung dịch không đồng nhất

Iodine không tan trong nước

Hình thành kiến thức mới 10 trang 75 SGK KHTN lớp 6: Tiến hành thí nghiệm 3 và hoàn thành kết quả theo mẫu bảng 15.2

Thí nghiệm 3: Hòa tan đường phèn

Bước 1: Lấy 5 cốc thủy tinh 250 ml đánh số từ 1 - 5,cho vào mỗi cốc 100 ml nước ở nhiệt độ khác nhau. Cốc 1 đựng nước lạnh, cốc 2 đựng nước ở nhiệt độ thường, các cốc 3, 4, 5 đựng nước nóng. Chuẩn bị 15 viên đường phèn có kích thước tương đương nhau.Nghiền nhỏ 3 viên, để riêng.

Bước 2: Cho vào các cốc 1 - 4, mỗi cốc 3 viên đường phèn. Cho 3 viên đường phèn đã nghiền nhỏ vào cốc 5. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều cốc 4 và 5. Dùng đồng hồ bấm giây ghi lại thời gian từ khi bắt đầu cho đường vào mỗi cốc cho đến khi đường tan hết trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất.

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Học sinh tự tiến hành thí nghiệm, kẻ bảng theo mẫu bảng 15.2, ghi lại thời gian đồng hồ bấm giây đo được từ khi bắt đầu cho đường và mỗi cốc cho đến khi đường tan hết trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất.

Hình thành kiến thức mới 11 trang 75 SGK KHTN lớp 6: Đường ở cốc nào sẽ tan nhanh nhất, chậm nhất? Giải thích

Lời giải:

- Đường ở cốc nước số 1 tan chậm nhất. Đường ở cốc nước số 5 tan nhanh nhất

- Giải thích: 

+ Đường ở cốc nước số 1 tan chậm nhất  vì cốc số 1 là cốc nước lạnh, viên đường to và không được khuấy đều. trong nước lạnh các phân tử nước chuyển động chậm, đồng thời các phân tử đường to và không được khuấy đều nên các phân tử đường khó khăn xen vào giữa các phân tử nước nhanh chóng. Vậy nên mất thời gian lâu nhất

+ Đường ở cốc nước số 5 tan nhanh nhất vì ở cốc nước số 5 là cốc nước nóng, các viên đường đã được nghiền nhỏ và được khuấy đều. Vậy nên chuyển động giữa các phân tử nước và đường sẽ nhanh chóng xen vào nhau tạo ra hỗn hợp đồng nhất chỉ trong một thời gian ngắn

Hình thành kiến thức mới 12 trang 76 SGK KHTN lớp 6: Khi em mở nắp chai nước ngọt để rót vào cốc (hình 15.7) thì thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng "xì xèo" ở miệng cốc. Em hãy giải thích hiện tượng này.

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Nguyên nhân là do ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. Khi mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay ra không khí. Vì vậy có bọt khí và nghe thấy tiếng "xì xèo" ở miệng cốc khi mở nắp chai .

Hình thành kiến thức mới 13 trang 76 SGK KHTN lớp 6: Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết dầu ăn và ethanol, chất nào tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là đồng nhất hay không đồng nhất?

Thí nghiệm 1: Tạo hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất

- Bước 1: Lấy 2 ống nghiệm, thêm nước cất đến 1/3 ống.

- Bước 2: Lần lượt cho một thìa ethanol vào ống nghiệm thứ nhất và một thìa dầu ăn vào ống nghiệm thứ hai.

- Bước 3: Lắc đều hai ống nghiệm, để yên và quan sát hiện tượng.

Lời giải:

Ethanol là chất tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là hỗn hợp đồng nhất

Hình thành kiến thức mới 14 trang 76 SGK KHTN lớp 6: Ở thí nghiệm 2, những chất tan trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?

Thí nghiệm 2: Hoà tan các chất rắn trong nước

- Các chất rắn dạng bột: muối ăn, đường, bột mì, cát, thuốc tím, iodine.

- Các bước thí nghiệm:

Bước 1: Quan sát trạng thái, màu sắc của các chất rắn trước khi tiến hành thí nghiệm.

Bước 2: Lấy 6 ống nghiệm sạch được đánh số từ 1 - 6, cho vào mỗi ống 1/4 thể tích nước cất.

Bước 3: Cho vào 6 ống nghiệm trên lần lượt một thìa nhỏ muối ăn, đường, bột mì, cát, thuốc tím, iodine. Lắc đều các ống nghiệm, quan sát hiện tượng

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Thí nghiệm 2: 

Chất rắn tạo ra hỗn hợp đồng nhất: muối ăn, đường, thuốc tím

Chất rắn tạo ra hỗn hợp không đồng nhất: bột mì, cát, iodine.

Hình thành kiến thức mới 15 trang 76 SGK KHTN lớp 6: Dựa vào hình 15.8, em hãy mô tả quá trình tạo ra dung dịch đường.

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Quá trình tạo ra dung dịch: Cho chất tan (đường) vào dung môi (nước). sau đó khuấy đều cho đến khi thấy chất tan tan hết trong dung môi, ta thu được dung dịch đường

Hình thành kiến thức mới 16 trang 77 SGK KHTN lớp 6: Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua. Em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng này.

Lời giải:

Bởi vì khi có lũ về, nước chảy qua đem theo và để lại ở vùng đất đồng bằng một hỗn hợp không đồng nhất các chất gọi chung là phù sa. Phù sa  là sản phẩm phong hóa của các loại đất đá, bị vụn bở chứa nhiều hỗn hợp các chất, khoáng chất dinh dưỡng. Chúng bồi đắp thêm sự màu mỡ cho các vùng đất đồng bằng ven sông.

Hình thành kiến thức mới 17 trang 78 SGK KHTN lớp 6: Món sốt mayonnaise em yêu thích sử dụng trong các món salad có thể tự chế biến ở nhà với các nguyên liệu đơn giản như trong hình 15.10 bằng cách trộn lẫn thành một hỗn hợp. Theo em, hỗn hợp mayonnaise là một dung dịch, huyền phù hay một dạng khác

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

 Hỗn hợp mayonnaise là một dạng khác, đó là nhũ tương. Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.

Hình thành kiến thức mới 18 trang 79 SGK KHTN lớp 6: Em hãy lấy một số ví dụ về huyền phù, nhũ tượng mà em biết trong thực tế

Lời giải:

Các ví dụ về:

- Huyền phù: phù sa trong nước

- Nhũ tương: xốt mayonnaise, nhũ tương nhựa đường,... 

Hình thành kiến thức mới 19 trang 79 SGK KHTN lớp 6: Từ các hình 15.11 đến 15.13, hãy phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương.

Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

Lời giải:

Khi khuấy đều các hỗn hợp dung dịch, huyền phù và nhũ tương và để yên một thời gian:

- Dung dịch: chất tan tan vào nước tạo thành dung dịch đồng nhất

- Huyền phù: có chất tan bị lắng xuống dưới đáy

- Nhũ tương: nhìn thấy các chất lỏng phân bố không đồng nhất trong hỗn hợp, không tan trong nhau

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 73 SGK KHTN lớp 6: Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Lời giải:

Ví dụ:

- Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường,...

- Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp cát và nước, hỗn hợp cát và bột sắt, dầu và nước, xăng và nước,...

Luyện tập 2 trang 77 SGK KHTN lớp 6:

Em hãy lấy ví dụ chất tan trong dung môi này mà không tan trong dung môi khác

Lời giải:

Ví dụ: cao su cho vào dung môi là nước thì không tan, nhưng cho vào dung môi xăng thì tan.

Luyện tập 3 trang 79 SGK KHTN lớp 6: Hãy phân biệt hai dạng hỗn hợp: cát trong nước biển và muối trong nước biển

Lời giải:

Phân biệt cát trong nước biển và muối trong nước biển:

- Cát trong nước biển là huyền phù bởi vì nếu cho cát vào nước khuấy lên để một lúc sau sẽ thấy cát lắng xuống bên dưới đáy

- Muối khi cho vào nước biển là dung dịch vì nó tan trong nước tạo thành dung dịch đồng nhất.

Vận dụng

Vận dụng trang 79 SGK KHTN lớp 6:

Vào mùa hè, chúng ta thường pha nước chanh đường có đá để giải khát. Theo em, nên hòa tan đường vào nước ấm rồi cho đá vào hay cho đá vào trước rồi mới hòa tan đường

Lời giải:

 Nên hòa tan đường vào nước ấm rồi mới cho đá vào sau vì trong nước ấm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, va chạm với các phân tử đường nên dễ hòa tan tạo thành dung dịch đường trong thời gian ngắn. Còn cho đá vào trước sẽ khiến nước bị lạnh, phân tử nước chuyển động chậm, số lần va chạm với phân tử đường giảm nên mất thời gian đường tan để tạo thành dung dịch đường.

Bài tập

  • Bài 1 trang 80 SGK KHTN lớp 6:Hoàn thành thông tin theo mẫu ở bảng sau:

    Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

    Lời giải:

    Đối tượng nghiên cứu

    Thành phần

    Chất tinh khiết hay hỗn hợp 

    Hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất

    Nước cất

    Nước

    Chất tinh khiết

    Đồng nhất

    Nước biển

    Nước, muối

    Hỗn hợp 

    Đồng nhất

    Cà phê sữa

    Nước, cà phê, sữa

    Hỗn hợp

    Đồng nhất

    Khí oxygen

    Oxygen

    Chất tinh khiết

    Đồng nhất

    Không khí

    Oxygen, nitrogen,carbon dioxide, argon, hơi nước và một số chất khác

    Hỗn hợp 

    Đồng nhất

    Vữa xây dựng

    Cát,xi măng, nước và một số chất khác.

    Hỗn hợp 

    Không đồng nhất

  • Bài 2 trang 80 SGK KHTN lớp 6:Hãy cho biết một số hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất thường gặp (không lấy những ví dụ có trong bài học).

    Lời giải:

    Hỗn hợp đồng nhất: nước đường, nước muối, nước mắm, sữa, trà, nước hoa quả,...

    Hỗn hợp không đồng nhất: muối gia vị, hỗn hợp nước và xăng dầu,...

  • Bài 3 trang 80 SGK KHTN lớp 6:Cho các từ sau: chất tinh khiết; hỗn hợp; đồng nhất; không đồng nhất; oxygen; carbon dioxide. Xác định từ phù hợp để hoàn thành câu đưới đây:

    Nước uống có gas là một (1) ... gồm đường, màu thực phẩm, hương liệu, chất bảo quản và khí (2) ... tan trong nước, tạo thành hỗn hợp (3)...

    Lời giải:

    (1) hỗn hợp        (2) carbon dioxide             (3) đồng nhất

  • Bài 4 trang 80 SGK KHTN lớp 6:Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại

    A. dung dịch.                                     B. huyền phù.

    C. nhũ tương.                                     D. hồn hợp đồng nhất.

    Lời giải:

    Đáp án C (các chất lỏng phân bố không đồng nhất trong hỗn hợp, lơ lửng và không tan trong nhau )

  • Bài 5 trang 80 SGK KHTN lớp 6:Cho các từ sau: lắc đều; huyễn phù; nhũ tương; hai lớp. Em hãy tìm từ phù hợp với các chỗ trồng để hoàn thành các câu dưới đây:

    Dầu giấm mẹ em thường trộn salad là (1)... Khi để yên lâu ngày, lọ đầu giấm thường phân thành (2) ... chất lỏng. Trước khi dùng dầu giấm chúng ta cần phải (3)...

    Lời giải:

    (1) huyền phù      (2) hai lớp           (3) lắc đều

  • Bài 6 trang 80 SGK KHTN lớp 6:Cho các từ: hỗn hợp đồng nhất; hỗn hợp không đồng nhất; nhũ tương; huyền phù; dung dịch; sương; bụi; bọt. Chọn từ phù hợp điền vào các số tử (1) đến (6) trong sơ đồ dưới đây:

    Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp

    Lời giải:

    (1) hỗn hợp không đồng nhất       (2) huyền phù         (3) dung dịch

    (4) bọt                   (5) bụi                  (6) sương

  • Phần 2: Lý thuyết bài học 

  • Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

    1. Chất tinh khiết

    - Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.

    Ví dụ: Nước cất, oxygen, bạc, muối tinh, đường tinh luyện,...

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

    - Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết.

    VD: Nước tinh khiết (nước cất) sôi ở 100oC, nóng chảy ở 0oC.

    - Chất tinh khiết có thể là:

    + Chất rắn (đường, muối)

    + Chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid)

    + Chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen)

    2. Hỗn hợp

    Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

    Ví dụ: Bột canh là hỗn hợp có thành phần gồm nhiều chất như: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu,...

    Nước khoáng thiên nhiên là hỗn hợp gồm nước và một số muối khoáng khác.

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

    Vữa xây dựng là hỗn hợp gồm cát, xi măng, nước.

    - Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một thành phần hỗn hợp.

    - Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp và hàm lượng của chúng.

    Ví dụ: Khi trộn lẫn các nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp, ta được bột canh. Nếu bớt một trong các thành phần thì vị của bột canh sẽ thay đổi do mỗi thành phần có tính chất riêng, tạo nên vị đặc trưng.

    - Các nguyên vật liệu trong tự nhiên thường ở dạng hỗn hợp.

    3. Hỗn hợp đồng nhất , hỗn hợp không đồng nhất

    - Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.

    Ví dụ: Nước đường, nước muối, rượu,...

    Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.

    Ví dụ: Sữa đặc và nước, bột mì và nước,..

    4. Chất rắn tan và không tan trong nước

    - Một số chất rắn tan được trong nước: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), phân bón hoá học,...

    - Một số chất rắn không tan được trong nước: sắt, cát, đá vôi, bột mì,...

    - Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.

    5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

    Muốn chất rắn tan nhanh trong nước có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:

    - Khuấy dung dịch.

    - Đun nóng dung dịch.

    - Nghiền nhỏ chất rắn.

    6. Chất khí tan trong nước

    - Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau:

    + Khí hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước.

    + Khí carbon dioxide, oxygen tan ít trong nước.

    + Khí hydrogen nitrogen gần như không tan trong nước.

    7. Dung dịch – dung môi – chất tan

    - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

    - Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.

    - Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng 

    Ví dụ: Khi cho đường vào nước và khuấy đều, các hạt đường sẽ tan và phân bố đều vào nước, tạo thành hỗn hợp đổng nhất gọi là dung dịch đường. Khi đó: Đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch.

    + Dung môi thường là chất lỏng. Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước. 

    + Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, dầu ăn, cồn,...gọi là dung môi hữu cơ.

    + Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác.

    Ví dụ: Muối ăn là chất tan được trong nước nhưng không tan trong xăng hoặc dầu hoả. 

    Cao su tan được trong xăng nhưng không tan trong nước.

    8. Huyền phù

    - Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.

    Ví dụ: Nước phù sa (chứa các hạt phù sa lơ lửng trong nước), khuấy bột mì trong nước, khuấy bột sắn dây trong nước,...

    9. Nhũ tương

    - Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.

    Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước khi được khuấy trộn, sữa, xốt mayounnaise...

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

    10. Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương

    - Dung dịch: Chất tan hoà tan được trong dung môi, tạo thành hỗn hợp đồng nhất. 

    - Huyền phù: Hỗn hợp gồm các hạt rắn lơ lửng, phân tán trong môi trường lỏng. Ngược lại với dung dịch, nếu để yên huyền phù một thời gian thì các hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy, tạo thành một lớp cặn. 

    - Nhũ tương: Hỗn hợp gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường lỏng và thường là không hoà tan vào nhau. 

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

  • Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

  • Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

    Câu 1: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

    A. Không tan trong nước.                 

    B. Có vị ngọt, mặn, chua.

    C. Không màu, không mùi, không vị. 

    D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

    Lời giải

    Đáp án D

    Do: Chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.

    Câu 2: Chất tinh khiết được tạo ra từ 

    A. một chất duy nhất.                         

    B. một nguyên tố duy nhất.

    C. một nguyên tử.                    

    D. hai chất khác nhau.

    Lời giải

    Đáp án A

    Chất tinh khiết được tạo ra từ một chất duy nhất.

    Câu 3: Hỗn hợp được tạo ra từ

    A. nhiều nguyên tử.                            

    B. một chất. 

    C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

    D. nhiều chất để riêng biệt.

    Lời giải

    Đáp án C

    Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

    Câu 4: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

    A. vật lý và hoá học nhất định. 

    B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

    C. thay đổi.                              

    D. hoá học nhất định

    Lời giải

    >

    Đáp án A

    Chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.

    Câu 5: Không khí là

    A. chất tinh khiết.                              

    B. tập hợp các vật thể.

    C. hỗn hợp.                                       

    D. tập hợp các vật chất.

    Lời giải

    >

    Đáp án C

    Không khí là một hỗn hợp có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen; 78% nitrogen; còn lại là carbon dioxide; hơi nước và một số chất khí khác.

    Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

    A. Hỗn hợp nước muối.                               

    B. Hỗn hợp nước đường.

    C. Hỗn hợp nước và rượu.

    D. Hỗn hợp cát và nước.

    Đáp án D

    Cát không tan trong nước do đó không xem như là dung dịch.

    Câu 7: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

    A. dung dịch.                                               

    B. huyền phù.

    C. nhũ tương.                                              

    D. chất tinh khiết.

    Lời giải

    Đáp án C

    Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là nhũ tương.

    Câu 8: Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống phản ứng với nước được vôi tôi. Hỗn hợp vôi tôi và nước được gọi là

    A. dung dịch.                                               

    B. chất tan.

    C. nhũ tương.                                              

    D. huyền phù.

    Lời giải

    >

    Đáp án D

    Hỗn hợp này được gọi là huyền phù (chất rắn ở trong lòng chất lỏng).

    Câu 9: Khi cho bột gạo vào nước và khuấy đều, ta thu được

    A. nhũ tương.                           B. huyền phù.

    C. dung dịch.                           D. dung môi.

    Lời giải

    >

    Đáp án B

    Khi cho bột gạo vào nước và khuấy đều, ta thu được huyền phù. Do được trạng thái chất rắn (bột gạo) ở trong lòng chất lỏng (là nước).

    Câu 10: Khi cho dầu ăn vào nước khuấy đều ta được 

    A. nhũ tương.                           B. huyền phù.

    C. dung dịch.                           D. dung môi.

    Lời giải

    Đáp án A

    Dầu ăn và nước không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là nhũ tương.

  •  

Bài viết liên quan

1467
  Tải tài liệu