Bài 29: Thực vật

Bài 29: Thực vật

414
  Tải tài liệu

Bài 29: Thực vật

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Mở đầu trang 131 SGK KHTN lớp 6:

Giờ ra chơi, các bạn đố nhau xem ai có thể kể tên của nhiều loài thực vật trong vườn trường nhất. Theo em, các bạn có thể liệt kê được hết tên các loài thực vật trong vườn trường không?

Lời giải:

Tùy theo độ đa dạng của thực vật trong vườn trường và sự hiểu biết của các bạn học sinh để dự đoán.

- Nếu độ đa dạng của vườn trường thấp và các bạn học sinh có sự hiểu biết phong phú sẽ kể được hết

- Nếu độ đa dạng của vườn trường cao và các bạn học sinh có vốn kiến thức chưa nhiều sẽ không liệt kê được hết

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 131 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật. Xác định đặc điểm của mỗi nhóm.

Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật

Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật

Lời giải:

Nhóm thực vật

Đại diện

Đặc điểm

Rêu

Rêu tường

- Chưa có hệ mạch

- Rễ giả

- Sinh sản bằng bào tử

Dương xỉ

Dương xỉ, bèo ong, rau bợ

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật; lá non thường cuộn ở đầu

- Không có hạt, sinh sản bằng bào tử

Hạt trần

Thông, vạn tuế

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật phát triển

- Có hạt, hạt nằm trên lá noãn, không có hoa

Hạt kín

Bàng, cam, bưởi, nho, táo

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật phát triển.

- Có hạt, hạt nằm trong quả, có hoa

 

Hình thành kiến thức mới 2 trang 131 SGK KHTN lớp 6: Có thể phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm cấu tạo bên trong nào?

Lời giải:

Có thể phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm cấu tạo bên trong là sự xuất hiện của mạch dẫn:

+ Nhóm Rêu gồm những thực vật chưa có mạch dẫn.

+ Nhóm Dương xỉ gồm những thực vật có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây.

Hình thành kiến thức mới 3 trang 131 SGK KHTN lớp 6: Đặc điểm nào giúp em phân biệt Hạt trần và cây Hạt kín?

Lời giải:

Đặc điểm giúp phân biệt Hạt trần và Hạt kín là dựa vào vị trí của hạt:

+ Cây Hạt trần có hạt nằm lộ trên noãn, không được bảo vệ trong quả.

+ Cây Hạt kín có hạt nằm trong quả.

Hình thành kiến thức mới 4 trang 134 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên.

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Vai trò của thực vật trong tự nhiên:

- Thực vật là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác.

- Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật.

Hình thành kiến thức mới 5 trang 134 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.4, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu.

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Quan sát hình 29.4 ta thấy:

- Thực vật tiến hành quá trình quang hợp hấp thu khí CO2 và thải O2.

- Quá trình hô hấp của động vật cũng như các sinh vật khác hoặc các hoạt động đốt cháy nhiên liệu,… sử dụng khí O2 và thải khí CO2.

→ Vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu: Thực vật quang hợp giúp điều hòa lượng O2 và CO2 trong không khí.

Hình thành kiến thức mới 4 trang 135 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.5, em hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng?

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Quan sát hình ảnh, ta thấy:

- Hệ rễ của cây bám sâu vào đất để giữa đất → Nếu không có cây xanh, đất dễ bị sạt lở.

- Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra → Nếu không có cây xanh, sức nước chảy mạnh gây xói mòn đất.

- Cây cản bớt sức nước, giúp đất ngấm được nhiều nước hơn tạo nguồn nước ngầm, ngăn cản hiện tượng lũ lụt → Nếu không có cây xanh, nước chảy mạnh không kịp thoát gây hiện tượng lũ lụt, đất không ngấm được nước không có nước ngầm dự trữ gây hiện tượng hạn hán.

→ Phải trồng cây gây rừng vì cây có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi và điều hòa khí hậu. Do đó, nếu không trồng cây gây rừng hoặc khai thác rừng quá mức thì các thiên tai sẽ xảy ra nhiều và gây hậu quả nặng nề hơn, đe dọa trực tiếp đến sự sống của con người.

Hình thành kiến thức mới 7 trang 136 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người.

Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người

Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người

Lời giải:

Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:

- Cung cấp lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,…

- Cung cấp thực phẩm: các loại rau, củ, quả, một số loại hạt,…

- Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp: cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp chế biến gỗ; cây cà phê cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất cà phê,…

- Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc: cây linh chi, cây tam thất, cây nhân sâm,…

- Dùng để làm cây cảnh trang trí.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 131 SGK KHTN lớp 6:

Em hãy cho biết môi trường sống của thực vật bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Tên cây

Môi trường sống

Cây rêu

Tường ẩm

Cây dương xỉ

Đất ẩm ướt

Cây thông

Phát triển nhiều ở nơi có khí hậu ôn đới

Cây xương rồng

Phát triển nhiều ở nơi có khí hậu khô hạn

Cây phong lan

Cây thân gỗ lớn

Cây hoa sen

Đầm nước

 

Luyện tập 2 trang 132 SGK KHTN lớp 6:

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Bài 29: Thực vật

Luyện tập 3 trang 134 SGK KHTN lớp 6:

Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn hình 29.2 nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể?

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Theo sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên: cỏ là thức ăn của châu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch, ếch là thức ăn của rắn, rắn là thức ăn của diều ăn rắn.

→ Nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể, tất cả các sinh vật trong chuỗi thức ăn đều bị thiếu thức ăn và giảm số lượng.

Luyện tập 4 trang 135 SGK KHTN lớp 6:

Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?

Lời giải:

Lợi ích của việc trồng nhiều cây xanh với vấn đề bảo vệ môi trường là:

- Bảo vệ môi trường không khí: Lọc bớt khói bụi; giảm hàm lượng khí CO2 trong không khí → giảm tác hại gây ra do hiệu ứng nhà kính; hấp thụ các khí độc khác như SO2, NOx,…

- Giảm ô nhiễm tiếng ồn.

- Bảo vệ môi trường đất; phòng chống lạt lở, xói mòn.

- Bảo vệ nguồn nước ngầm.

Luyện tập 5 trang 136 SGK KHTN lớp 6:

Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu sau:

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Tên cây

Giá trị sử dụng

Làm lương thực

Làm thực phẩm

Làm thuốc

Lấy quả

Lấy gỗ

Làm cảnh

Cây ngô

+

+

+

-

-

-

Cây đào

-

-

+

+

+

+

Cây mít

-

-

+

+

-

Cây susu 

-

+

-

+

-

-

Vận dụng

Vận dụng trang 137 SGK KHTN lớp 6:

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Lời giải:

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí.

Bài tập

Bài 1 trang 137 SGK KHTN lớp 6:Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?

A. Rêu        B. Dương xỉ          C. Hạt trần            D. Hạt kín

Lời giải:

Đáp án C

- Rêu là nhóm thực vật không có mạch.

- Dương xỉ là nhóm thực vật có mạch, không có hạt, không có hoa.

- Hạt trần là nhóm thực vật có mạch, có hạt, không có hoa.

- Hạt kín là nhóm thực vật có mạch, có hạt, có hoa.

Bài 2 trang 137 SGK KHTN lớp 6:Em hãy lập bảng phân biệt các đặc điểm cơ bản của các nhóm Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

Lời giải:

Nhóm thực vật

Đại diện

Đặc điểm

Rêu

Rêu tường

- Chưa có hệ mạch

- Rễ giả

- Sinh sản bằng bào tử

Dương xỉ

Dương xỉ, bèo ong, rau bợ

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật; lá non thường cuộn ở đầu

- Không có hạt, sinh sản bằng bào tử

Hạt trần

Thông, vạn tuế

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật phát triển

- Có hạt, hạt nằm trên lá noãn, không có hoa

Hạt kín

Bàng, cam, bưởi, nho, táo

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật phát triển.

- Có hạt, hạt nằm trong quả, có hoa

Bài 3 trang 137 SGK KHTN lớp 6:Cho các từ: rễ, ngọn, thân, mạch dẫn, lá, túi bào tử, bào tử. Sử dụng các từ đã cho để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Cây rêu gồm có …(1)…, …(2)…, chưa có …(3)…chính thức. Trong thân và là rêu chưa có …(4)… . Rêu sinh sản bằng …(5)… được chứa trong …(6)…, cơ quan này nằm ở …(7)… cây rêu.

Lời giải:

(1) thân                 (4) mạch dẫn                  (7) ngọn

(2) lá                     (5) bào tử

(3) rễ                     (6) túi bào tử

Bài 4 trang 137 SGK KHTN lớp 6:Cho sơ đồ sau:

Bài 29: Thực vật

a) Em hãy lựa chọn các sinh vật phù hợp với các số trong sơ đồ trên.

b) Từ sơ đồ trên, em có nhận xét gì về vai trò của thực vật.

Lời giải:

a) Có thể chọn rất nhiều sinh vật khác nhau để điền vào sơ đồ trên, sao cho cây lúa là thức ăn cho loài (2), loài (2) là thức ăn cho loài (3), loài (3) là thức ăn cho con người.

Gợi ý: (2) Châu chấu; (3) Gà

b) Nhận xét vai trò của thực vật từ sơ đồ trên: Thực vật cung cấp thức ăn cho các sinh vật khác, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên thường là mắt xích bắt đầu của một chuỗi thức ăn.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Thực vật hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1. Đa dạng thực vật

Thực vật được chia thành các ngành nào? Nêu đặc điểm của từng ngành.

Thực vật được chia thành các ngành là: ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín.

- Ngành Rêu:

+ Chưa có rễ chính thức

+ Chưa có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử

+ Sống ở những nơi ẩm ướt

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Dương xỉ:

+ Cơ thể gồm rễ, thân, lá

+ Có hệ mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Hạt trần:

+ Sống trên cạn

+ Cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn

+ Hạt nằm lộ trên lá noãn

+ Chưa có hoa và quả

+ Sinh sản bằng nón

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Hạt kín:

+ Các cơ quan (rễ, thân, lá) biến đổi đa dạng

+ Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện

+ Cơ quan sinh sản là hoa

+ Hạt được bảo vệ trong quả

+ Môi trường sống đa dạng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

2. Vai trò của thực vật

Thực vật có vai trò gì?

- Đối với tự nhiên: 

+ Thực vật là thực ăn của nhiều loài sinh vật

+ Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Đối với môi trường:

+ Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí

+ Điều hòa khí hậu

+ Chống xói mòn đất

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Đối với thực tiễn:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp…

+ Làm cảnh

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Nấm có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A. Nhân thực                  C. Đơn bào hoặc đa bào

B. Dị dưỡng                    D. Có sắc tố quang hợp

Lời giải

Đáp án: D

Nấm không có sắc tố quang hợp, chúng sống dị dưỡng.

Câu 2: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc                    C. Nấm đơn bào

B. Nấm mốc                   D. Nấm ăn được

Lời giải

Đáp án: A

Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, có vòng cuống nấm và bao gốc nấm.

Câu 3: Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào?

A. Nấm rơm                   C. Nấm bụng dê

B. Nấm men                   D. Nấm mộc nhĩ

Lời giải

Đáp án: B

Nấm men là nấm đơn bào với cơ thể được cấu tạo từ một tế bào.

Câu 4: Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm đảm?

A. Nấm hương                C. Nấm cốc

B. Nấm độc đỏ                D. Nấm sò

Lời giải

Đáp án: C

Nấm cốc có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi và là đại diện của ngành Nấm túi.

Câu 5: Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm túi?

A. Nấm mộc nhĩ                       C. Nấm bụng dê 

B. Đông trùng hạ thảo              D. Nấm mốc

Lời giải

Đáp án: A

Nấm mộc nhĩ có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, các bào tử mọc trên đảm và là đại diện của ngành Nấm đảm.

Câu 6: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương                C. Nấm cốc

B. Nấm men                   D. Nấm mốc

Lời giải

Đáp án: B

Người ta sử dụng nấm men để lên men các trái nho để phục vụ cho việc sản xuất rượu vang.

Câu 7: Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thực phẩm

(2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

(3) Gây hư hỏng thực phẩm

(4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ

(5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn

(6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác

Những vai trò nào không phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn?

A. (1), (3), (5)                 C. (1), (2), (5)

B. (2), (4), (6)                 D. (3), (4), (6)

Lời giải

Đáp án: D

(3) và (6) là tác hại của nấm 

(4) là vai trò của nấm trong tự nhiên

Câu 8: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men                   C. Nấm cốc

B. Nấm mốc                   D. Nấm sò

Lời giải

Đáp án: B

Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ nấm mốc Penicillium. Alexander Fleming đã tình cờ phát hiện ra penicillin vào năm 1928 nhưng phải 10 năm sau thì penicillin mới được nhà hoá sinh Ernst Boris Chain và nhà nghiên cứu bệnh học Howard Florey và một số nhà khoa học khác nghiên cứu kỹ. Người ta bắt đầu sử dụng nó để điều trị nhiễm trùng vào năm 1942.

Câu 9: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách              C. Truyền dọc từ mẹ sang con

B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh              D. Ô nhiễm môi trường


Đáp án: C

Bệnh do nấm gây ra không truyền từ mẹ sang con.

Câu 10: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh

B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh

C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp

D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Lời giải

Đáp án: D

Khi trồng nấm rơm cần chọn vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm.

Bài viết liên quan

414
  Tải tài liệu