Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

783
  Tải tài liệu

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Mở đầu trang 81 SGK KHTN lớp 6: Sau đợt lũ tràn về, nguồn nước sinh hoạt của nhiều nhà đã bị nhiễm bẩn. Vậy làm thế nào để có nguồn nước sạch sử dụng an toàn?

Lời giải:

Dùng phèn chua để làm trong nước, đồng thời lọc các bụi bận trong nước cuối cùng khử trùng nước

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 81 SGK KHTN lớp 6: Ở các vùng nông thôn nước ta, người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số tạp chất. Làm thế nào để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước?

Lời giải:

Để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước, người ta phải sử dụng các hệ thống lọc nước hoặc các máy lọc để loại bỏ phèn và các tạp chất khỏi nước trước khi sử dụng.

Hình thành kiến thức mới 2 trang 82 SGK KHTN lớp 6: Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?

Lời giải:

Dựa vào tính chất tan hoặc không tan trong chất lỏng, không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao của các chất để tách ra khỏi hỗn hợp

Hình thành kiến thức mới 3 trang 82 SGK KHTN lớp 6: Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp

Lời giải:

Hỗn hợp A: là hỗn hợp đồng nhất, muối là chất tan trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao

Hỗn hợp B: cát là chất không tan trong nước

Hỗn hợp C: là hỗn hợp không đồng nhất, dầu ăn không tan trong nước

Hình thành kiến thức mới 4 trang 82 SGK KHTN lớp 6: Hoàn thành thông tin bằng cách đánh dấu tích V vào phương pháp thích hợp theo mẫu bảng 16.1

 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Lời giải:

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Hình thành kiến thức mới 5 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Lời giải:

Bột sulfur không tan trong nước vì khi lọc tách riêng được bột sunfua khỏi nước

Hình thành kiến thức mới 6 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng

Lời giải:

Dùng phương pháp lọc để tách sulfur ra khỏi nước 

Các dụng cụ cần: Đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc

Hình thành kiến thức mới 7 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước

Lời giải:

Dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ra khỏi nước bởi vì muối là chất rắn tan trong nước và nó không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao. Còn phương pháp lọc chỉ áp dụng để tách chất rắn không tan trong nước ra khỏi hỗn hợp. 

Hình thành kiến thức mới 8 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Lời giải:

Tính chất của hỗn hợp dầu và nước là: hỗn hợp không đồng nhất, dầu không tan trong nước và tách lớp, nổi lên trên bề mặt nước.

Hình thành kiến thức mới 9 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước

Lời giải:

Dùng phương pháp chiết để tách dầu ăn ra khỏi nước vì dầu ăn không tan trong nước

Dụng cụ cần sử dụng: giá thí nghiệm, phễu chiết có khóa, bình tam giác

Luyện tập

Luyện tập trang 83 SGK KHTN lớp 6: Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó

Lời giải:

Các phương pháp tách chất khỏi hỗn hợp : lọc, cô cạn và chiết

- Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan ( không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

Vận dụng

Vận dụng trang 83 SGK KHTN lớp 6:

Trong một lần sơ ý, một bạn học sinh đã trộn lẫn chai dầu hỏa và chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hỏa lẫn nước. Em hãy giúp bạn đó tách dầu hỏa ra khỏi nước

Lời giải:

Hỗn hợp dầu hỏa và nước là hỗn hợp không đồng nhất, dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Để tách hỗn hợp này, ta dùng phương pháp chiết. 

Bài tập

Bài 1 trang 84 SGK KHTN lớp 6:Hãy chọn phương pháp phù hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

a) Đường và nước.

b) Bột mì và nước.

Lời giải:

a, Phương pháp cô cạn

b, Phương pháp lọc

Bài 2 trang 84 SGK KHTN lớp 6:Kể một vài ứng dụng của phương pháp lọc và phương pháp cô cạn trong thực tế.

Lời giải:

- Ứng dụng của phương pháp lọc: máy lọc nước, máy pha cà phê,…

- Ứng dụng phương pháp cô cạn: làm muối biển, làm mứt, …

Bài 3 trang 84 SGK KHTN lớp 6:Em có biết để làm sạch nước bể bơi, ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp nào khác mà không sử dụng hoá chất?

Lời giải:

Ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp lọc các chất bẩn khỏi nước

Bài 4 trang 84 SGK KHTN lớp 6:Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Em sử dụng dược cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa chúng?

Lời giải:

Hòa tan hỗn hợp muối ăn và cát vào nước, muối ăn tan trong nước tạo dung dịch muối,cát không tan trong nước ta lọc cát ra khỏi dung dịch được dung dịch nước muối, đem cô cạn nước muối thu được muối.

Sử dụng cách trên dựa vào sự khác nhau giữa tính chất của cát và muối:

+ Cát: không tan trong nước.

+ Muối: tan trong nước, không bị hóa hơi ở nhiệt độ cao.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1. Sự cần thiết tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở các dạng hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục địch sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ

+ Để loại bỏ những tạp chất ra khỏi nước giếng khoan, người ta thường sử dụng hệ thống lọc gồm nhiểu cột lọc, có khả năng glữ các chất bẩn và tạp chất để làm trong nước.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

 

+ Máu là một hỗn hợp với thành phần gồm nhiều chất lỏng như: huyết tương, bạch cẩu, tiểu cẩu và hồng cầu. Khi thiếu máu hoặc mắc một số bệnh do thiếu hụt một trong các thành phẩn của máu, chúng ta cần phải truyền máu. Tiến hành tách riêng các thành phần của máu để có được thành phần cẩn sử dụng cho bệnh nhân. Sử dụng phương pháp li tâm để tách riêng các thành phần trong máu do chúng có kích thước và khối lượng riêng khác nhau.

2. Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp

- Phương pháp lọc: Dùng để tách chấtt rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

Ví dụ: Sulfur là chất rắn không tan trong nước. Sử dụng phương pháp lọc để tách riêng bột sulfur ra khỏi nước.

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hồn hợp lỏng không đồng nhất

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Hỗn hợp này có sự phân lớp của 2 chất lỏng với dầu ăn nhẹ hơn, nổi lên trên lớp nước. Sử dụng phương pháp chiết để tách riêng nước và dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn - nước.

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hổn hợp lỏng

Ví dụ: Do muối ăn là chất rắn tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hoá hơi khi đun nóng nên có thể dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.                                        B. Cây ngô.

C. Cây lúa mì.                                    D. Cây nho.

Lời giải

Đáp án D

Cây nho không được xem là cây lương thực. Cây lương thực là  những loại cây cung cấp tinh bột cho cơ thể như lúa gạo, lúa mì, ngô …

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.                                             B. Rau xanh.

C. Thịt.                                             D. Gạo và rau xanh.

Lời giải

Đáp án C

Thịt là loại thức ăn chứa nhiều protein nhất trong số các loại thức ăn trên.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều  nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).    B. Protein (chất đạm)

C. Lipit (chất béo).                             D. Vitamin.

Lời giải

Đáp án A

Ngô, khoai cung cấp chủ yếu là carbohydrate (chất đường, bột).

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng về lương thực?

A. Lương thực là thức ăn chứa nhiều chất béo.

B. Rau xanh là lương thực.

C. Ngũ cốc là năm loại rau xanh.

D. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.

Lời giải

Đáp án D

Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn.

Câu 5: Thực phẩm nào dưới đây không phải là thực phẩm tự nhiên?

A. rau xanh.                             B. trái cây

C. cá.                                       D. đá vôi.

Lời giải

Đáp án D

Đá vôi không phải thực phẩm tự nhiên.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về lương thực?

A. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.

B. Lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong thành phần thức ăn.

C. Lương thực bao gồm: thực vật, động vật và các sản phẩm chế biến.

D. Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại.

Lời giải

Đáp án C

Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn.

Câu  7: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

B. Cá là thực phẩm tự nhiên.

C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Lời giải

Đáp án D

Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng …) khi để lâu ngoài không khí.

Câu 8: Các nguyên nhân khiến thực phẩm bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng)?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 16 (có đáp án): Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp có đáp án - Chân trời sáng tạo

A. Để lâu ngoài không khí.

B. Trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau.

C. Bảo quản thực phẩm không đúng cách.

D. Cả 3 nguyên nhân: A, B, C.

Lời giải

Đáp án D

Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng …) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản không đúng cách.

Câu 9: Dấu hiệu nào sau đây cho biết một người bị ngộ độc sau khi ăn hay uống thực phẩm nhiễm độc?

A. Đau bụng.

B. Buồn nôn, nôn. 

C. Đi ngoài nhiều lần.

D. Cả 3 dấu hiệu A, B, C.

Lời giải

Đáp án D

Sau khi ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là sau 1 ngày) người bệnh đột ngột có những triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần, mất nước, có thể không sốt hoặc sốt trên 38o.

Câu 10: Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều  nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).    B. Protein (chất đạm)

C. Lipit (chất béo).                             D. Vitamin.

Lời giải

Đáp án A

Các loại lương thực (gạo, ngô, khoai …) cung cấp chủ yếu là carbohydrate (chất đường, bột).

Bài viết liên quan

783
  Tải tài liệu