Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

475
  Tải tài liệu

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Mở đầu trang 48 SGK KHTN lớp 6: Không khí ở xung quanh chúng ta, em có biết không khí chứa chất gì không? Không khí cũng rất dễ bị ô nhiễm do tác động của thiên nhiên và con người. Vậy tính chất và sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Biện pháp nào để bảo vệ môi trường không khí?

Lời giải:

- Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxyen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.

- Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, động vật và thực vật, làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.

- Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: xây dựng các hệ thống xử lí khí thải, sử dụng nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ. Hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân , trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền vận động con người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí…

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 48 SGK KHTN lớp 6:Trong bản tin dự báo thời tiết thường có dự báo về độ ẩm của không khí (hình 10.1). Điều đó chứng tỏ trong không khí chứa chất gì? Chất đó được tạo ra từ đâu?

 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lời giải:

- Trong các bản tin dự báo thời tiết, thường có dự báo về độ ẩm của không khí. Điều đó chứng tỏ trong không khí có chứa hơi nước. 

- Hơi nước trong không khí do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòi,... Một phần hơi nước do động thực vật thải ra, kể cả con người. Tuy nhiên, nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển chủ yếu là nước trong các biển và đại dương.

Hình thành kiến thức mới 2 trang 48 SGK KHTN lớp 6:Quan sát biểu đồ hình 10.2, em hãy cho biết không khí là một chất hay hỗn hợp nhiều chất.

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lời giải:

Quan sát biểu đồ ta thấy không khí là hỗn hợp nhiều chất bao gồm: nitrogen, oxygen, carbon dioxide, argon. hơi nước và một số chất khí khác.

Hình thành kiến thức mới 3 trang 48 SGK KHTN lớp 6:Không khí có duy trì sự cháy và sự sống không? Vì sao?

Lời giải:

Không khí có duy trì sự cháy và sự sống vì từ biểu đồ ta thấy trong không khí có chứa 21% oxygen, mà oxygen là chất duy trì sự cháy và sự sống. 

Hình thành kiến thức mới 4 trang 48 SGK KHTN lớp 6:Tỉ lệ thể tích khí oxygen và nitrogen trong không khí là bao nhiêu?

Lời giải:

Thể tích khí oxigen và nitrogen trong không khí lần lượt là 21% và 78% 

nên tỉ lệ thể tích khí oxigen và nitrogen trong không khí là: 21:78= 7:26

Hình thành kiến thức mới 5 trang 49 SGK KHTN lớp 6:Quan sát thí nghiệm (hình 10.3), nếu úp ống thuỷ tinh vào ngọn nến đang cháy thì ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích.

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lời giải:

Nếu úp ống thủy tinh vào ngọn nến đang cháy ngọn lửa của cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt vì khi nến cháy, lượng oxygen trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt.

Hình thành kiến thức mới 6 trang 49 SGK KHTN lớp 6:Sau khi ngọn nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? Giải thích.

Lời giải:

Khi ngọn nến tắt, ta thấy mực nước trong ống thủy tinh dâng lên chiếm khoảng 1/5 (khoảng 20%) thể tích ống vì:

- Khi úp ống thủy tinh lên ngọn nến đang cháy, ngọn lửa sẽ làm nóng không khí trong ống thủy tinh lên, không khí nở ra, áp suất trong cốc tăng đẩy không khí tràn ra khỏi miệng cốc. Khi nến bắt đầu tắt dần, nhiệt độ không khí trong ống thủy tinh giảm xuống về bình thường, không khí co lại và chiếm ít không gian trong ống thủy tinh hơn. Cộng thêm sự thất thoát một lượng không khí lúc đầu nên áp suất trong ống thủy tinh giảm. Áp suất ngoài cốc cao hơn đẩy nước vào trong cốc chiếm chỗ làm nước dâng lên.

- Nước dâng lên chiếm khoảng 1/5 ống  là  do thể tích oxygen trong không khí đã bị mất đi khi cháy 

Hình thành kiến thức mới 7 trang 49 SGK KHTN lớp 6:Từ kết quả thí nghiệm, xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. So sánh với kết quả trong biểu đồ hình 10.2.

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lời giải:

Nước dâng lên chiếm khoảng 1/5 ống vì đó chính là thể tích oxygen trong không khí đã bị mất đi khi cháy (gần tương đương với thể tích oxygen là 21% trong biểu đồ 10.2)

Hình thành kiến thức mới 8 trang 49 SGK KHTN lớp 6: Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết không khí có vai trò gì trong cuộc sống

Lời giải:

- Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu của đời sống.

- Không khí cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm.

- Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất.

- Không khí còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

-  Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển.

Hình thành kiến thức mới 9 trang 50 SGK KHTN lớp 6:Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? Không khí lúc đó có đặc điểm gì?

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

QUẢNG CÁO

Lời giải:

- Em đã ở trong khu vực ô nhiễm không khí rồi.

- Đặc điểm ô nhiễm không khí :

+ Không khí có mùi khó chịu

+ Giảm tầm nhìn

+ Da và mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp

+ Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,…

Hình thành kiến thức mới 10 trang 50 SGK KHTN lớp 6:Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gây ra

Lời giải:

Tác hại do không khí ô nhiễm gây ra

- Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông

- Gây bệnh nguy hiểm cho con người, có nguy cơ gây tử vong

- Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu sương mù giữa ban ngày, mưa acid,…

- Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi

- Động vật phải di cư, bị tuyệt chủng

Hình thành kiến thức mới 11 trang 51 SGK KHTN lớp 6:Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí

Lời giải:

Một số nguồn gây ô nhiễm không khí: cháy rừng, núi lửa, khí thải nhà máy , khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông, rác thải, đốt rơm rạ sau vụ gặt, vận chuyển vật liệu xây dựng không che bạt,...

Hình thành kiến thức mới 12 trang 51 SGK KHTN lớp 6:Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí

Lời giải:

Một số chất gây ô nhiễm không khí: tro bay; khói; bụi; khí thải ra môi trường như carbon monoxide , carbon dioxide. sulfur dioxide và các nitrogen oxide, …

Hình thành kiến thức mới 13 trang 51 SGK KHTN lớp 6:Quan sát các hình từ  10.6 đến 10.11, em hãy điền thông tin theo mẫu bảng 10.1

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lời giải:

Nguồn gây ô nhiễm không khí 

Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm

Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí

Cháy rừng

Con người/tự nhiên

Tro, khói, bụi

Núi lửa

Tự nhiên

Sulphur dioxide

Nhà máy nhiệt điện

Con người

Tro, bụi

Phương tiện giao thông chạy xăng, dầu

Con người

Bụi, khói

Đốt rơm rạ

Con người

Bụi, khói

Vận chuyển vật liệu xây dựng

Con người

Bụi

Hình thành kiến thức mới 14 trang 52 SGK KHTN lớp 6: Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó chúng ta cần phải làm gì? 

Lời giải:

  Có thể giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Để làm được điều đó chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiều chất gây ô nhiễm: 

- Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư, thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.

- Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải,… do xây dựng.

- Sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ,…đẻ giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.

- giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Trồng nhiều cây xanh

- Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm

- Tuyên truyền, vận động , nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí .

Luyện tập

Luyện tập trang 52 SGK KHTN lớp 6: Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục

Lời giải:

Một số nguồn gây ô nhiễm và biện pháp khắc phục đó là: 

- Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp. Biện pháp:  Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyển công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.

- Khí thải. Biện pháp: Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường, Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, ... để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.

- Vật liệu xây dựng. Biện pháp: che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển.

- Phương tiện giao thông dùng xăng dầu. biện pháp: Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Cháy rừng. Biện pháp: Trồng thêm nhiều cây xanh.

Vận dụng

Vận dụng trang 53 SGK KHTN lớp 6:

Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình?

Lời giải:

Khi đang ở khu vực ô nhiễm, để bảo vệ sức khỏe cần: cần dọn dẹp ngay để đảm bảo vệ sinh; đeo khẩu trang; di chuyển đến các khu vực thoáng khí trong lành;...

Bài tập

Bài 1 trang 53 SGK KHTN lớp 6: Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là gì? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Lời giải:

 Một số nguồn gây ô nhiễm không khí: cháy rừng, núi lửa, khí thải nhà máy, khí thải động cơ xe cộ tham gia giao thông, rác thải,...

- Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp. Biện pháp:  Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyển công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.

- Khí thải. Biện pháp: Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường, Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, ... để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.

- Vật liệu xây dựng. Biện pháp: che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển.

- Phương tiện giao thông dùng xăng dầu. biện pháp: Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Cháy rừng. Biện pháp: Trồng thêm nhiều cây xanh.

Bài 2 trang 53 SGK KHTN lớp 6:Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thể nào đến sức khoẻ con người? Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc nơi ở của em.

Lời giải:

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người là:

- Bụi mịn xâm nhập vào phổi và tim gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim và đột quỵ.

- Sulfur Dioxide tác động đến sức khoẻ con người làm gia tăng hô hấp, khó thở, ở một lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong. 

- Nitơ dioxit gây ra bệnh phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.

- Carbon Monoxit làm giảm oxy trong máu, tổn thương thần kinh. Ngộ độc do hít phải nhiều khí CO có thể dẫn đến nhức đầu, buồn nôn, thậm chí hôn mê gây tử vong.

Một số biện pháp bảo vệ không khí ở trường học hoặc nơi ở: 

- Đảm bảo vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí trong phòng:

- Mở cửa thông gió trong vòng 5 — 10 phút vài lần trong ngày, đặc biệt là trong và sau khi nấu ăn; nên sử dụng các thiết bị hút mùi, thu khói hỗ trợ.

- Không hút thuốc trong nhà.

- Hạn chế khi sử dụng hoá chất như: chất tẩy rửa, chất làm mát không khí

- Không sưởi đốt bằng than củi, than đá, ... cũng như chạy máy phát điện trong phòng kín.

Bài 3 trang 53 SGK KHTN lớp 6:Em hãy giải thích vì sao lượng oxygen trong không khí hầu như không đổi mặc dù hàng ngày con người dùng rất nhiều oxygen cho nhu cầu hô hấp và sản xuất trong công nghiệp.

Lời giải:

Lượng oxygen trong không khí hầu như không đổi mặc dù hàng ngày con người dùng rất nhiều oxygen cho nhu cầu hô hấp và sản xuất trong công nghiệp vì các loài thực vật thực hiện quang hợp đã tạo oxygen nhờ đó mà oxygen luôn được cung cấp.

Bài 4 trang 53 SGK KHTN lớp 6:Thiết kế một áp phích ở dạng tranh cổ động để tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường không khí nơi ở của mình.

Lời giải:

Học sinh nghĩ ý tưởng và hoàn thành yêu cầu

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1. Thành phần không khí 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí | Chân trời sáng tạo

 

- Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.

2. Vai trò của không khí trong tự nhiên

- Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu của đời sống.

- Không khí cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm.

- Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất.

- Không khí còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

-  Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển.

3. Ô nhiễm không khí

- Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người

- Ô nhiễm không khí có thể xảy ra ở cả thành phố và nông thôn.

- Biểu hiện của ô nhiễm không khí :

+ Có mùi khó chịu

+ Giảm tầm nhìn

+ Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp.

+ Có một số hiện tượng thười tiết cực đoan: sương mù giãu ban ngày, mưa axit,...

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí | Chân trời sáng tạo

 

4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 

- Nguồn gây ô nhiễm không khí : con người hoặc tự nhiên

- Chất gây ô nhiễm không khí là các chất ở dạng 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 13 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

Câu 1: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Carbon dioxide.                   

B. Hydrogen.

C. Nitrogen.                             

D. Oxygen. 

Lời giải

Đáp án C

Khí nitrogen chiếm khoảng 78% thể tích không khí.

Câu 2: Khí nào sau đây là một trong những khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen.                              B. Hydrogen.

C. Carbon dioxide.                   D. Nitrogen.

Lời giải

Đáp án C

Khi Carbon dioxide có trong không khí là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính.

Câu 3: Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch không sinh ra khí nào sau đây?

A. Carbon dioxide.                   B. Oxygen.

C. Chất bụi.                             D. Nitrogen.

Lời giải

Đáp án B

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch làm tiêu hao oxygen chứ không sinh ra oxygen.

Câu 4: Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí?

A. Nitrogen.                             B. Oxygen.

C. Sunfur dioxide                     D. Carbon dioxide.

Lời giải

Đáp án B

Oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải của không khí bị ô nhiễm?

A. Có mùi khó chịu.

B. Giảm tầm nhìn.

C. Sương mù giữa ban ngày,

D. Sương mai buổi sớm.

Lời giải

Đáp án D

Các biểu hiện A, B, C đều là biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

Câu 6: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm không khí?

A. Đốt rạ sau khi thu hoạch lúa.

B. Tưới nước cho cây trồng.

C. Bón phân chuồng tươi cho cây trồng.

D. Phun thuốc trừ sâu bọ cho cây trồng.

Lời giải

Đáp án B

Loại A vì đốt rơm sau thu hoạch sinh ra nhiều carbon dioxide gây ô nhiễm môi trường.

Loại C vì bón phân chuồng tươi cho cây trồng sinh mùi khó chịu, gây ô uế…

Loại D vì thuốc trừ sâu có nhiều thành phần độc hại.

Câu 7: Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?

A. Giao thông, vận tải.                       B. Sản xuất nhiệt điện.

C. Du lịch.                                         D. Sản xuất phần mềm tin học. 

Lời giải

>

Đáp án D

Sản xuất phần mềm tin học ít phát sinh ra các khí thải độc hại gây ô nhiễm không khí.

Câu 8: Phương tiện giao thông nào sau đây thân thiện nhất với môi trường?

A. Máy bay.                                      B. Tàu hỏa. 

C. Ô tô.                                             D. Xe đạp.

Lời giải

Đáp án D

Xe đạp là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Câu 9: Sử dụng năng lượng nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?

A. Điện gió.                                       B. Điện mặt trời.

C. Nhiệt điện.                                    D. Thủy điện.

Lời giải

>

Đáp án C

Sử dụng năng lượng nhiệt điện có thể gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất. Do trong sản xuất nhiệt điện người ta phải đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu … nên tạo ra nhiều khí thải.

Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên  nhân tự nhiên gây nên ô nhiễm không khí?

A. Phương tiện giao thông.

B. Đốt rơm rạ sau gặt.

C. Khí thải nhà máy nhiệt điện.

D. Núi lửa phun trào.

Lời giải

>

Đáp án D

Núi lửa phun trào là nguyên nhân tự nhiên gây nên ô nhiễm không khí.

Câu 11: Nguồn nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. tro bay.                               B. khói bụi.

C. khí sulfur dioxide.               D. khí oxygen.

Lời giải

Đáp án D

Các nguồn gây ô nhiễm không khí sẽ phát thải ra các chất gây ô  nhiễm, bao gồm: tro bay, khói bụi, khí sulfur dioxide ….Vậy chọn oxygen.

Câu 12: Cách làm nào sau đây không giảm thiểu được tình trạng gây ô nhiễm không khí?

A. Xây dựng các hệ thống xử lý khí thải gây ô nhiễm môi trường.

B. Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải … do xây dựng. 

C. Trồng nhiều cây xanh.

D. Tăng cường sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy …

Lời giải

Đáp án D

Tăng cường sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy … sẽ làm phát sinh càng nhiều khí thải động cơ, càng góp phần gây ô nhiễm môi trường. 

Câu 13: Để phòng tránh ô nhiễm không khí trong nhà, không nên làm điều nào sau đây?

A. Sử dụng các thiết bị hút mùi, thu khói hỗ trợ khi nấu ăn trong nhà.

B. Không sưởi đốt bẳng than củi, than đá … trong phòng kín.

C. Hạn chế sử dụng hóa chất trong hộ gia đình.

D. Hút thuốc lá trong phòng kín.

Lời giải

Đáp án D

Hút thuốc lá trong phòng kín gây ô nhiễm không khí trong nhà.

Bài viết liên quan

475
  Tải tài liệu