Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

776
  Tải tài liệu

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Mở đầu trang 92 SGK KHTN lớp 6: Thế giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thể lên tới 30 m. Bên cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn Escherichia coli với kích thước chỉ khoảng 1 µm (bằng khoảng 1/10000 kích thước đầu một cái ghim giấy). Tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước lớn đến như vậy?

Lời giải:

Có sự khác biệt về kích thước lớn là do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể của từng loài sinh vật:

- Cá voi xanh là cơ thể đa bào (cơ được cấu tạo từ rất nhiều tế bào). Các tế bào phân hóa tạo thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể cá voi xanh.

- Vi khuẩn E.coli là cơ thể đơn bào (cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào). Tất cả hoạt động sống của vi khuẩn E.coli đều diễn ra trong một tế bào đó.

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 92 SGK KHTN lớp 6: Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của cơ thể trong hình 19.1a, 19.1b.

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lời giải:

Đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình là đều có cấu tạo từ một tế bào với các thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, chất tế bao và nhân/vùng nhân → Trùng roi và vi khuẩn được gọi là cơ thể đơn bào.

Hình thành kiến thức mới 2 trang 92 SGK KHTN lớp 6: Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?.

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lời giải:

Trong thực tế, ta không thể quan sát trùng roi hay vi khuẩn bằng mắt thường vì kích thước của chúng quá nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy.

Hình thành kiến thức mới 2 trang 93 SGK KHTN lớp 6: Em hãy nêu điểm khác biệt về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?

Em hãy nêu điểm khác biệt về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật

Lời giải:

- Điểm khác biệt về số lượng tế bào giữa các sinh vật trong các hình:

+ Cơ thể sinh vật ở hình 19.1 được cấu tạo từ một tế bào → Tất cả hoạt động sống của các cơ thể sinh vật đó đều được thực hiện trong một tế bào.

+ Cơ thể sinh vật ở hình 19.2 được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau như tế bào biểu bì lá, tế bào mạch dẫn thân, tế bào lông hút rễ,… → Các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể như tế bào biểu bì lá thực hiện chức năng bảo vệ lá, tế bào mạch dẫn thân thực hiện chức năng vận chuyển các chất, tế bào lông hút của rễ thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng,…

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 92 SGK KHTN lớp 6: Hãy kể tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên.

Lời giải:

Tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên: trùng roi xanh, trùng giày, trùng sốt rét, trùng biến hình, vi khuẩn lao, vi khuẩn lactic, tảo lục, tảo silic,…

Luyện tập 2 trang 93 SGK KHTN lớp 6: Xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lời giải:

Cơ thể

Số tế bào cấu tạo nên cơ thể

Là cơ thể

Đơn bào

Đa bào

Vi khuẩn E.coli

Một tế bào

 

Cây bưởi

Nhiều tế bào

 

Trùng roi

Một tế bào

 

Con ếch

Nhiều tế bào

 

Vận dụng

Vận dụng trang 93 SGK KHTN lớp 6: Một số sinh vật không thể quan sát bằng mắt thường:

Lời giải:

Một số sinh vật không thể quan sát bằng mắt thường: vi khuẩn lactic, vi khuẩn etylic, trùng biến hình, trùng giày, tảo lục đơn bào…

Bài tập

Bài 1 trang 93 SGK KHTN lớp 6: Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu:

- Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của hai hình

- Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lời giải:

Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu: trang 93 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - Chân trời

Bài 2 trang 93 SGK KHTN lớp 6: Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ. Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

Lời giải:

- Cơ thể đơn bào: trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột.

- Cơ thể đa bào: cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm,  con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1. Cơ thể đơn bào

Cơ thể đơn bào là gì và có cấu tạo như thế nào?

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào | Chân trời sáng tạo

2. Cơ thể đa bào

Cơ thể đa bào là gì và có cấu tạo như thế nào? 

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 5 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

Câu 1: Bào quan nào dưới đây không có ở trùng roi?

A. Ribosome                  B. Lục lạp            C. Nhân                D. Lông mao

Lời giải

Đáp án: D

Trùng roi có roi là phương tiện di chuyển chứ không phải lông mao.

Câu 2: Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?

A. Trùng giày                 C. Vi khuẩn lam

B. Con dơi                      D. Trùng roi

Lời giải

Đáp án: B

Con dơi là cơ thể đa bào.

Câu 3: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào

(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau

(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống

(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp 

(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé

Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?

A. (1), (3)              B. (2), (4)              C. (3), (5)              D. (1), (4)

Lời giải

Đáp án: C

(3) và (5) là đặc điểm của cơ thể đơn bào.

Câu 4: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?

A. Tế bào biểu bì                      C. Tế bào lông hút

B. Tế bào mạch dẫn                  D. Tế bào thần kinh

Lời giải

Đáp án: D

Ở thực vật chưa có hệ thần kinh nên không có tế bào thần kinh.

Câu 5: Cho các sinh vật sau:

(1) Trùng roi

(2) Vi khuẩn lam

(3) Cây lúa

(4) Con muỗi

(5) Vi khuẩn lao

(6) Chim cánh cụt

Sinh vật nào vừa là sinh vật nhân thực, vừa có cơ thể đa bào? 

A. (1), (2), (5)                 C. (1), (4), (6)

B. (2), (4), (5)                 D. (3), (4), (6)

Lời giải

Đáp án: D

- Trùng roi là sinh vật nhân thực, đơn bào.

- Vi khuẩn lam và vi khuẩn lao là sinh vật nhân sơ, đơn bào.

Bài viết liên quan

776
  Tải tài liệu