Bài 6: Đo thời gian

Bài 6: Đo thời gian

575
  Tải tài liệu

Bài 6: Đo thời gian

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Mở đầu trang 27 SGK KHTN lớp 6: Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?

Lời giải:

 Bài 6: Đo thời gian

- Đồng hồ bấm giây có ĐCNN nhỏ (khoảng s) nên có thể đo được chính xác nhất khoảng thời gian chạy của các vận động viên và có thể đo được cho nhiều người một lúc.

Hình thành kiến thức mới

  • Hình thành kiến thức mới 1 trang 27 SGK KHTN lớp 6: Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà em biết.

    Lời giải:

    Một số đơn vị đo thời gian là: năm, tháng, ngày, giờ, tuần, phút, giây…

  • Hình thành kiến thức mới 2 trang 27 SGK KHTN lớp 6: Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại.

    Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại

    Lời giải:

    - Đồng hồ cát: dụng cụ đo thời gian có GHĐ nhỏ, dùng để làm quà tặng hoặc trang trí.

    Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại

    - Đồng hồ nước: là tên gọi các loại đồng hồ đo thời gian bằng thời gian chảy của một lượng chất lỏng định trước. Thường đồng hồ nước có hai bộ phận chính là bộ phận chứa nước và bộ phận hứng.

    Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại

    - Đồng hồ quả lắc: thiết kế đẹp, dùng để trang trí nhà ở và xem giờ.

    Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại

  • Hình thành kiến thức mới 3 trang 28 SGK KHTN lớp 6: Để xác định thời gian vận động viên chạy 800m ta nên dùng loại đồng hồ nào? Vì sao?

    Lời giải:

    - Để xác định thời gian vận động viên chạy 800m ta nên dùng loại đồng hồ bấm giây. Vì:

    Bài 6: Đo thời gian

    + Ta đo được từ lúc bắt đầu vận động viên chạy cho tới khi kết thúc.

    + Đồng hồ hiển thị thời gian chính xác tới 0,001 s.

    + Có thể đo cho nhiều vận động viên một lúc.

  • Hình thành kiến thức mới 4 trang 28 SGK KHTN lớp 6: Hãy ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng và lựa chọn đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó.

    Lời giải:

    - Học sinh tự ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng (ví dụ khoảng 5s).

    - Đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó ta chọn đồng hồ bấm giây.

    Bài 6: Đo thời gian

  • Hình thành kiến thức mới 5 trang 28 SGK KHTN lớp 6: Em hãy quan sát hình 6.2 và cho biết cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình nào thì thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian.

    Bài 6: Đo thời gian

    Lời giải:

    Cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình 6.2a thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian vì mũi kim đang dừng ở vạch số 0.

  • Hình thành kiến thức mới 6 trang 28 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 6.3 và cho biết cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ như thế nào là đúng?

    Bài 6: Đo thời gian

    Lời giải:

    - Cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ: đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.

    => Cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ ở hình 6.3a là đúng.

  • Hình thành kiến thức mới 7 trang 29 SGK KHTN lớp 6: Thực hiện đo lần lượt thời gian di chuyển của hai bạn học sinh khi đi từ cuối lớp học tới bục giảng. Hoàn thành theo mẫu bảng 6.1.

    Bài 6: Đo thời gian

    Lời giải:

    Đối tượng cần đo

    Thời gian ước lượng (s)

    Chọn dụng cụ đo

    thời gian

    Kết quả đo (s)

    Tên dụng cụ đo

    GHĐ

    ĐCNN

    Lần 1:

    t1

    Lần 2:

    t2

    Lần 3:

    t3

     Bài 6: Đo thời gian

    Bạn 1

    5 s

    Đồng hồ bấm giây

    10 phút

    0,01 s

    4,85s

    4,94s

    5,03s

    Bài 6: Đo thời gian 

    Bạn 2

    7 s

    Đồng hồ bấm giây

    10 phút

    0,01 s

    7,04s

    6,94s 

    6,78s

     Bài 6: Đo thời gian

  • Luyện tập
  • Luyện tập trang 28 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 6.4 và cho biết số chỉ của đồng hồ ở mỗi trường hợp là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của đồng hồ này là 1s).

    Bài 6: Đo thời gian

    Lời giải:

    - Cách đọc và ghi số chỉ của đồng hồ là: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ.

    =>  Số chỉ đồng hồ ở hình 6.4a là 5s. 

          Số chỉ đồng hồ ở hình 6.4b là 5s (vì đọc theo vạch chia gần nhất so với vị trí của kim chỉ).

  • Vận dụng
  • Vận dụng trang 29 SGK KHTN lớp 6: Thực hiện phép đo thời gian của một bạn chạy 100m.

    Lời giải:

    Các em tự thực hành đo thời gian chạy 100m của bạn và tiến hành theo các bước sau:

    - Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo (khoảng 20 giây).

    - Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp (đồng hồ bấm giây).

    - Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ về mức 0.

    - Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ, bấm tính giờ khi người chạy bắt đầu chạy.

    - Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo (kết quả: 18,14 giây)

  • Bài 1 trang 30 SGK KHTN lớp 6: Để đo thời gian của vận động viên chạy 100 m, loại đồng hồ thích hợp nhất là

    A. đồng hồ để bàn.            B. đồng hồ bấm giây.

    C. đồng hồ treo tường.       D. đồng hồ cát.

    Lời giải:

    - Để đo thời gian của vận động viên chạy 100 m, loại đồng hồ thích hợp nhất là đồng hồ bấm giây. Vì:

    Bài 6: Đo thời gian

    + Ta đo được từ lúc bắt đầu vận động viên chạy cho tới khi kết thúc.

    + Đồng hồ hiển thị thời gian chính xác tới 0,001 s.

    + Có thể đo cho nhiều vận động viên một lúc.

    Chọn đáp án B

  • Bài 2 trang 30 SGK KHTN lớp 6: Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian

    A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích.

    B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.

    C. bạn Nguyên chạy 50 m rồi nhân đôi.

    D. bạn Nguyên chạy 200 m rồi chia đôi.

    Lời giải:

    Khi đo thời gian chạy 100 m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.

    Chọn đáp án B

  • Bài 3 trang 30 SGK KHTN lớp 6: Hãy lập bảng theo mẫu và chọn loại đồng hồ phù hợp để đo thời gian các hoạt động:

    Bài 6: Đo thời gian

    Lời giải:

    Bài 6: Đo thời gian

  • Phần 2: Lý thuyết bài học 

  • Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo thời gian hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

    1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian

      - Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.

    + Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác: giờ (hour: h), phút (minute: min), ngày, tuần, tháng…

                 1 giờ = 60 phút = 3600 giây

                1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây

               1 tuần = 7 ngày = 168 giờ = 10080 phút = 604800 giây.

    - Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

     Đồng hồ đeo tay

     

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

         Đồng hồ treo tường

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

        Đồng hồ để bàn

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

    Đồng hồ điện tử

     

    Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạoLý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

           

      Đồng hồ bấm giây                      Đồng hồ cát

    2. Thực hành đo thời gian

         Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

    Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.

    Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

    Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

    Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

  • Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

  • Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo thời gian có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

    Câu 1. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian?

    A. miligiây

    B. milimét

    C. miligam

    D. kilôgam

    Lời giải

    Đơn vị đo thời gian là miligiây

    B – đơn vị đo chiều dài

    C – đơn vị đo khối lượng

    D - đơn vị đo khối lượng

    Chọn đáp án A

    Câu 2. Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào?

    A. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ treo tường

    B. Đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử

    C. Đồng hồ cát, đồng hồ bấm giây

    D. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ cát

    Lời giải

    Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ treo tường và đồng hồ điện tử.

    Chọn đáp án B

    Câu 3. “1 ngày = … giây”, chọn phương án đổi đúng?

    A. 1 ngày = 24 giây

    B. 1 ngày = 60 giây

    C. 1 ngày = 86 400 giây

    D. 1 ngày = 864 000 giây

    Lời giải

    Ta có: 1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86 400 giây

    Chọn đáp án C

    Câu 4. Thiết bị nào sau đây không dùng để đo thời gian?

    A. Công tơ điện

    B. Đồng hồ nước

    C. Đồng hồ cát

    D. Đồng hồ điện tử

    Lời giải

    A – đo số điện sử dụng

    B – đo thời gian

    C – đo thời gian

    D - đo thời gian

    Chọn đáp án A

    Câu 5. Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài cần sử dụng loại đồng hồ nào?

    A. Đồng hồ điện tử

    B. Đồng hồ đeo tay

    C. Đồng hồ bấm giây điện tử

    D. Đồng hồ để bàn

    Lời giải

    Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài cần sử dụng loại đồng hồ bấm giây điện tử vì sử dụng nó có thể đo thời gian chạy cùng lúc cho nhiều vận động viên và có độ chính xác cao.

    Chọn đáp án C

    Câu 6. Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài sẽ đo thời gian bắt đầu từ khi nào

    A. khi vận động viên cuối cùng bắt đầu chạy

    B. khi có lệnh xuất phát chạy

    C. khi vận động viên đầu tiên chạy

    D. khi toàn thể vận động viên đã chạy

    Lời giải

    Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài sẽ đo thời gian bắt đầu từ khi có lệnh xuất phát chạy.

    Chọn đáp án B

    Câu 7. Khi đọc đồng hồ có mặt số ta cần đặt mắt như nào để đọc chính xác thời gian?

    A. Đặt mắt theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ

    B. Đặt mắt trên mặt đồng hồ

    C. Đặt mắt dưới mặt đồng hồ

    D. Đặt mắt ở vị trí bất kì

    Lời giải

    Khi đọc đồng hồ có mặt số ta cần đặt mắt theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ để đọc chính xác thời gian.

    Chọn đáp án A

    Câu 8. Điều nào sau đây là đúng trong việc thực hiện các bước đo thời gian của một hoạt động?

    A. Hiệu chỉnh đồng hồ ở vạch số 1 trước khi đo

    B. Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo

    C. Không cần hiệu chỉnh trước khi đo

    D. Hiệu chỉnh đồng hồ ở vạch số 2 trước khi đo

    Lời giải

    Đo thời gian của một hoạt động ta cần hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo.

    Chọn đáp án B

    Câu 9. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

    A. 1 ngày = 24 giờ

    B. 1 giờ = 100 giây

    C. 1 phút = 10 giây

    D. 1 giây = 0,1 phút

    Lời giải

    Ta có:

    1 ngày = 24 giờ

    1 giờ = 3 600 giây

    1 phút = 60 giây

    1 giây = 0,0167 phút

    Chọn đáp án A

    Câu 10. Vì sao cần ước lượng khoảng thời gian cần đo?

    A. Để biết cách hiệu chỉnh đồng hồ cho đúng

    B. Để biết cách thực hiện đo

    C. Để chọn đồng hồ đo phù hợp

    D. Để đọc và ghi kết quả cho dễ

    Lời giải

    Cần ước lượng khoảng thời gian cần đo để chọn đồng hồ đo phù hợp.

    Chọn đáp án C

Bài viết liên quan

575
  Tải tài liệu