Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm

Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm

1 585
  Tải tài liệu

Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Mở đầu trang 68 SGK KHTN lớp 6: Hằng ngày gia đình em thường sử dụng những loại lương thực, thực phẩm nào? Em biết gì về tính chất của các loại lương thực - thực phẩm đó?

Lời giải:

Một số loại lương thực,  thực phẩm hằng ngày gia đình em sử dụng: 

- Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc thực vât: lương thực (lúa ,ngô, khoai, sắn), rau xanh, trái cây

- Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc động vật: thịt , cá,…

- Các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men: rượu, bia, nước giải khát,…

Tính chất: gao, ngô (dẻo), khoai, sắn (bùi),…

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 68 SGK KHTN lớp 6:

1. Quan sát hình 14.1, hãy kể tên một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam

 Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm

Lời giải:

Một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam: lúa, ngô, khoai, sắn,

Hình thành kiến thức mới 2 trang 69 SGK KHTN lớp 6:

2. Quan sát thực tế, hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 14.1

Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm

Lời giải:

Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm

Hình thành kiến thức mới 3 trang 69 SGK KHTN lớp 6:

3. Kể tên một số loại thực phẩm gia đình em thường sử dụng hằng ngày

Lời giải:

Một số loại thực phẩm hằng ngày gia đình em sử dụng: 

- Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc thực vât: lương thực, rau xanh, trái cây.

- Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc động vật: thịt , cá,…

- Các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men: rượu, bia, nước giải khát,…

Hình thành kiến thức mới 4 trang 70 SGK KHTN lớp 6: Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng?

Lời giải:

Trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng vì: Hạn sử dụng thực phẩm sẽ đưa ra hướng dẫn về thời gian sử dụng thực phẩm cho người tiêu dùng; thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn.

Hình thành kiến thức mới 5 trang 70 SGK KHTN lớp 6: Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng?

Lời giải:

Một số dấu hiệu thực phẩm bị hỏng: mềm nhũn; chảy nước; đổi màu; mùi bị thay đổi; xuất hiện các đốm màu trắng, đen, xanh lá; có váng nổi lên, bị mốc,...

Luyện tập

Luyện tập trang 70 SGK KHTN lớp 6: Để sử dụng lương thực - thực phẩm an toàn em thường phải chú ý những điều gì?

Lời giải:

Để sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn cần chú ý:

- Chọn mua ở những nơi cung cấp lương thực - thực phẩm uy tín, có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng.

- Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng.

Vận dụng

Vận dụng trang 70 SGK KHTN lớp 6: Kể tên một số loại lương thực - thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nước mắm, dầu ăn

Lời giải:

Chế biến nước mắm: cá, tôm,...

Chế biến dầu ăn: đậu nành, hướng dương, hoa cải, lạc,...

Bài tập

Bài 1 trang 70 SGK KHTN lớp 6:Các loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm?

A. Rau xanh           B. Gạo           C. Thịt           D. Ngô

Lời giải:

Đáp án C

Bài 2 trang 70 SGK KHTN lớp 6:Hằng ngày, em thường làm gì giúp bố mẹ để giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình?

Lời giải:

- Dùng nước sạch rửa các loại lương thực - thực phẩm và các loại đồ dùng để chế biến trước khi sử dụng.

- Thường xuyên dọn dẹp sạch, thoáng mát, giữ gìn vệ sinh những nơi bảo quản lương thực - thực phẩm và khu chế biến ( tủ lanh, bếp,…).

- Bảo quản lương thực - thực phẩm đúng cách, không để thực phẩm sống với các đồ ăn đã chín.

- Sử dụng các vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ và thích hợp.

- Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng, tránh sử dụng đồ dùng hết hạn.

Bài 3 trang 70 SGK KHTN lớp 6:Hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Lời giải:

Học sinh tự tiến hành.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Một số lương thực - thực phẩm hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1. Một số lương thực phổ biến

- Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (chất đạm), lipit (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2, …) và các khoáng chất.

Ví dụ: Lúa gạo, ngô, khoai, sắn,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số lương thực - thực phẩm | Chân trời sáng tạo

- Dựa vào các tính chất và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà người ta chế biến thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng.

Ví dụ: Gạo có tính dẻo, được nấu thành cơm, làm bột chế biến các loại bánh,...là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Khoai lang có vị ngọt và bùi, có thể luộc hoặc chế biến các loại bánh (bánh khoai), làm thức ăn cho gia sức, gia cầm,...

2. Một số thực phẩm phổ biến

- Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),...mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ví dụ: Thịt, cá, trứng, rau, củ, quả,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số lương thực - thực phẩm | Chân trời sáng tạo

- Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Ví dụ: Trái cây để lâu sẽ héo, mốc và chuyển màu sắc.

Rau xanh để lâu sẽ héo, thối rữa.

Thịt cá để lâu sẽ xuất hiện nấm mốc, có mùi ươn khó chịu.

Bánh mì để lâu sẽ xuất hiện mốc xanh.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số lương thực - thực phẩm | Chân trời sáng tạo

* Cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số loại lương thực, thực phẩm an toàn, hiệu quả.

- Bảo quản gạo, ngô, khoai, sắn ở nơi khô ráo để tránh bị mốc; khi thực phẩm bị mốc cần phải bỏ đi, không được sử dụng vì mốc sẽ tạo ra độc tố vi nấm, có hại cho sức khoẻ. Lớp ngoài cùng của hạt và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng quý như đạm, chất béo, calcium và các Vitamin nhóm B. Không nên xaỵ xát gạo trắng quá kĩ dẫn đến làm mất chất dinh dưỡng. Khi nấu cơm cũng có thể làm mất đi Vitamin B1, vì vậy không vo gạo kĩ quá, nên dùng nước sôi và đậy vung khi nấu cơm.

- Hàm lượng chất bột trong khoai, sắn chỉ bằng 1/3 hàm lượng chất bột trong ngũ cốc. Do hàm lượng chất đạm trong khoai, sắn cũng ít nên dù ăn khoai, sắn nhiều vẫn cẩn phải ăn thêm nhiều chất đạm, nhất là đối với trẻ em để phòng suy dinh dưỡng.

- Không ăn khoai tây đã mọc mầm vì chứa chất độc có thể gây chết người.

- Sắn tươi có chứa độc tố, có thể gây chết người nên không được ăn sắn tươi khi chưa luộc chín. Khi ăn sắn tươi cẩn bóc bỏ hết phần vỏ hồng bên trong, ngâm nước 12-24 giờ trước khi luộc, khi luộc xong cần mở vung cho bay hết hơi để loại chất độc.

- Các loại thực phẩm thịt, cá nên sử dụng khi đang còn tươi, sống và cần chế biến kĩ. Nếu trong trường hợp cẩn tích trữ lâu dài có thể để trong ngăn lạnh của tủ lạnh hoặc tủ đá. Tuy nhiên, thời gian bảo quản không quá 3 ngày.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk KHTN 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập KHTN 6.

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.                                        B. Cây ngô.

C. Cây lúa mì.                                    D. Cây nho.

Lời giải

Đáp án D

Cây nho không được xem là cây lương thực. Cây lương thực là  những loại cây cung cấp tinh bột cho cơ thể như lúa gạo, lúa mì, ngô …

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.                                             B. Rau xanh.

C. Thịt.                                             D. Gạo và rau xanh.

Lời giải

Đáp án C

Thịt là loại thức ăn chứa nhiều protein nhất trong số các loại thức ăn trên.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều  nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).    B. Protein (chất đạm)

C. Lipit (chất béo).                             D. Vitamin.

Lời giải

Đáp án A

Ngô, khoai cung cấp chủ yếu là carbohydrate (chất đường, bột).

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng về lương thực?

A. Lương thực là thức ăn chứa nhiều chất béo.

B. Rau xanh là lương thực.

C. Ngũ cốc là năm loại rau xanh.

D. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.

Lời giải

Đáp án D

Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn.

Câu 5: Thực phẩm nào dưới đây không phải là thực phẩm tự nhiên?

A. rau xanh.                             B. trái cây

C. cá.                                       D. đá vôi.

Lời giải

Đáp án D

Đá vôi không phải thực phẩm tự nhiên.

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng về lương thực?

A. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.

B. Lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong thành phần thức ăn.

C. Lương thực bao gồm: thực vật, động vật và các sản phẩm chế biến.

D. Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại.

Lời giải

Đáp án C

Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn.

Câu  7: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

B. Cá là thực phẩm tự nhiên.

C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Lời giải

Đáp án D

Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng …) khi để lâu ngoài không khí.

Câu 8: Các nguyên nhân khiến thực phẩm bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng)?

A. Để lâu ngoài không khí.

B. Trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau.

C. Bảo quản thực phẩm không đúng cách.

D. Cả 3 nguyên nhân: A, B, C.

Lời giải

Đáp án D

Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng …) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản không đúng cách.

Câu 9: Dấu hiệu nào sau đây cho biết một người bị ngộ độc sau khi ăn hay uống thực phẩm nhiễm độc?

A. Đau bụng.

B. Buồn nôn, nôn. 

C. Đi ngoài nhiều lần.

D. Cả 3 dấu hiệu A, B, C.

Lời giải

Đáp án D

Sau khi ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là sau 1 ngày) người bệnh đột ngột có những triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần, mất nước, có thể không sốt hoặc sốt trên 38o.

Câu 10: Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều  nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).    B. Protein (chất đạm)

C. Lipit (chất béo).                             D. Vitamin.

Lời giải

Đáp án A

Các loại lương thực (gạo, ngô, khoai …) cung cấp chủ yếu là carbohydrate (chất đường, bột).

 

Bài viết liên quan

1 585
  Tải tài liệu