Khai triển biểu thức của các hàm số sau và sắp xếp theo thứ tự lũy thừa của x giảm dần
Lời giải Khám phá 1 trang 49 Toán 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10.
Giải Toán lớp 10 Bài 2: Hàm số bậc hai
Khám phá 1 trang 49 Toán lớp 10 Tập 1: Khai triển biểu thức của các hàm số sau và sắp xếp theo thứ tự lũy thừa của x giảm dần (nếu có thể). Hàm số nào có lũy thừa bậc cao nhất của x là bậc hai?
a) y = 2x(x – 3);
b) y = x(x2 + 2) – 5;
c) y = -5(x + 1)(x – 4).
Lời giải:
a) y = 2x(x – 3) = 2x2 – 6x
Lũy thừa bậc cao nhất của x là bậc hai.
b) y = x(x2 + 2) – 5 = x3 + 2x – 5.
Lũy thừa bậc cao nhất của x là bậc ba.
c) y = –5(x + 1)(x – 4) = –5(x2 – 4x + x – 4) = –5.(x2 – 3x – 4) = –5x2 + 15x + 20
Lũy thừa bậc cao nhất của x là bậc hai.
Vậy các hàm số có lũy thừa bậc cao nhất của x là bậc hai là:
y = 2x(x – 3)
y = –5(x + 1)(x – 4).